em là dân ku đen chính gốc bác ợNam_Viet nói:Bác có phải là dân không hay là bác là quan.babimoon nói:chúng định núm thằng có tóc, dân nó tham lắm các bác, thằng VLXD chịu trồng trụ mới đúng ngay chỗ cũ, nhưng chúng nó tham lam, bắt phải di dời trụ điện vào nữa.chi phí dời trụ điện đâu phải free, đâu có ai chịu điềukiện của chúng nó. đúng là 1 lũ tham lam, ngu dốt (em bức xúc)
like ý kiến bác này nè, em có HD thi công với nhà thầu hẳn hoi, em giao hết toàn bộ cho Thầu XD, đo m2 tính tiền thôi, em không tham gia tí nào vào việc mua vật tư bên ngoài, em khoán hết, nếu bắt em liên đới thì tội nghiệp cho em,tin_truc22 nói:sgbia nói:Ý kiến cá nhân mình như sau:
Khi xe chở cát gây tai nạn trong hẻm nhà mình, tài xế là người chịu trách nhiệm chính.
Chủ xe, chủ đầu tư là những người liên đới chịu trách nhiệm, với lỗi "không có các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn lao động trong thời gian thực hiện công trình, để xảy ra tai nạn".
Em thì không đồng ý như vậy. Nếu việc xây dựng ảnh hưởng trực tiếp như gạch đá rơi trúng người đi đường thủng mái tôn nhà bên cạnh thì mới phải xét đến nghĩa vụ của chủ đầu tư, trong lĩnh vực xây dựng. Còn lúc chiếc xe đó đang di chuyển trên đường bộ, ngay cả đường hẻm cũng như nhau, ví dụ không đụng ở trong hẻm mà ở ngoài đầu hẻm, ngoài đường lộ thì sao. Cũng giống kiểu thanh tra xây dựng đi phạt xe đậu không đúng nơi quy định vậy. Cũng như kiểu thanh toán vận tải quốc tế hàng hóa bị thất lạc mà qua hình thức thanh toán, hợp đồng thì bảo hiểm bên nào phải trả vậy đó. Chừng nào bác kia tự thuê xe tự kêu xe đến và thống nhất với cửa hàng là chịu trách nhiệm ngay tại cửa hàng mua rồi *nhờ* xe cửa hàng chở đến thì chủ đầu tư mới chịu trách nhiệm.
Vụ việc này ko dính dáng gì đến bác chủ về mặt trách nhiệm trước pháp luật, khái niệm "chủ đầu tư chịu trách nhiệm" trong th này là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi công trình xây dựng của mình, còn việc ngoài đường thuộc công trình giao thông công cộng, vi phạm gì thì người gây ra việc đó làm việc với chính quyền, bác có trách nhiệm hỗ trợ chính quyền cung cấp thông tin người trực tiếp gây ra vụ việc cho chính quyền làm việc.
MisterNo nói:Vụ việc này ko dính dáng gì đến bác chủ về mặt trách nhiệm trước pháp luật, khái niệm "chủ đầu tư chịu trách nhiệm" trong th này là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi công trình xây dựng của mình, còn việc ngoài đường thuộc công trình giao thông công cộng, vi phạm gì thì người gây ra việc đó làm việc với chính quyền, bác có trách nhiệm hỗ trợ chính quyền cung cấp thông tin người trực tiếp gây ra vụ việc cho chính quyền làm việc.
Nếu chúng ta lấy tiêu chí chủ đầu tư chỉ liên đới trách nhiệm "bên trong phạm vi công trình" còn các hậu quả xảy ra bên ngoài ranh giới công trình thì vô can, sẽ dẫn đến bất cập khác, bác à.
Ví dụ 1- khi nhà thầu hút nước xi măng trong các hố móng rồi bơm xả ra hẻm (cách công trình hơn 20m chẳng hạn, ngoài phạm vi công trình), gây lụt hẻm, nghẹt cống ngầm.
Thanh tra xd tới phạt. Theo ý bác họ phải phạt ai, có cơ sở pháp lí nào để họ phạt như vậy?
1- phạt nhà thầu,
2- phạt chủ đầu tư (người đứng tên trên giấy phép xd)?
Trên thực tế, họ sẽ phạt chủ đầu tư, và họ có cơ sở để làm như vậy.
Ví dụ 2- cách đây khoảng chục năm, có công trình của công ty bia Pacific đầu tư xây nhà cao tầng trên đường NTMK góc Pasteur. Nhà thầu đào đất xây hầm để xe, bị ngập nước lở đất, gây sập nguyên căn nhà cổ của một Viện nghiên cứu bên cạnh (nằm ngoài ranh giới công trình).
Chính quyền đã đình chỉ công trình suốt mấy năm trời, phạt chủ đầu tư.
Nếu chiểu theo tiêu chí "bên ngoài công trình chủ đầu tư vô can" thì làm sao chính quyền lại dám phạt chủ đầu tư như vậy, bác ui?
Những ví dụ của bác có trong các lĩnh vực môi trường, và xây dựng. Nhưng còn lĩnh vực giao thông thì lại khác mà bác. Nếu phạt và bồi thường ko lẽ thanh tra xây dựng phạt cái này?sgbia nói:Nếu chiểu theo tiêu chí "bên ngoài công trình chủ đầu tư vô can" thì làm sao chính quyền lại dám phạt chủ đầu tư như vậy, bác ui?
Chỉ phạt CĐT khi có liên quan trực tiếp đến công trình (như tòa nhà Pacific nói trên). Còn tính là lưu thông bên ngoài mà sảy ra tai nạn thì không liên đới gì CĐT hết, trừ khi đó là yêu cầu của CĐT. Hồi trước công trường em thiết kế có vụ tai nạn xe 2B tông hông xe ben từ công trường đi ra, nhưng công an kg hề làm việc với CĐT mà chỉ làm việc với tài xế và công ty vận tải thôi.
tin_truc22 nói:Những ví dụ của bác có trong các lĩnh vực môi trường, và xây dựng. Nhưng còn lĩnh vực giao thông thì lại khác mà bác. Nếu phạt và bồi thường ko lẽ thanh tra xây dựng phạt cái này?sgbia nói:Nếu chiểu theo tiêu chí "bên ngoài công trình chủ đầu tư vô can" thì làm sao chính quyền lại dám phạt chủ đầu tư như vậy, bác ui?
Đấy chỉ là một vài ví dụ cụ thể về việc có thể phát sinh (hoặc không phát sinh) trách nhiệm liên đới của chủ đầu tư nói chung khi xây nhà.
Qua đó ta thấy Chủ đầu tư không thể tự tin để khẳng định mình đã khoán trắng cho chủ thầu nên có thể vô tư bỏ qua những ảnh hưởng tiêu cực do công trình của mình có thể trực tiếp hay gián tiếp gây ra cho môi trường hoặc người dân xung quanh.
Nếu muốn, chính quyền sở tại có thể bằng cách này hay cách khác, áp dụng luật xây dựng, luật hợp đồng kinh tế, kết hợp luật dân sự, để khều chủ đầu tư vào cùng chịu trách nhiệm với chủ thầu, bác à.
Nhà e hồi trước xây cũng bị căn nhà phía sau nhà e khiếu nại là ồn ào làm nó không ngủ trua được. .Nó kêu thanh tra xây dựng xuống..mà lúc đang đào móng là từ trưởng-->>phó CA phường-->>thanh tra xay dựng đều xuống nha e gọi là cà phê. .nên nó kêu xuống còn bị chửi là nhà người ta xây thì làm sao không ồn. .rồi đi về. .