Thảo Luận Chung Công dụng đèn passing

apo
Hạng C
9/12/03
772
38
28
43
Saigon
RE: Công dụng đèn passing

chính xác là bây giờ quy định bắt buộc khi vượt, phải có xi nhan trái, mới rồi em bị giữ bằng lái ở Madagui vì lỗi này :mad:, may mà cũng vừa lấy bằng ra được nguyên vẹn.
 
Hạng C
27/2/07
569
6
18
46
Q12
RE: Công dụng đèn passing

Trích đoạn: ky5725

Trích đoạn: tuanphotocopy

cho mình hỏi thêm việc này nhá các bác : Đi đường có nhiều lúc gặp xe ngược chiều nhá đèn với mình , khi thì 1 cái , khi 2 , có khi 3-4 cái ....! vậy là sao hở các bác ? Nhờ các bác tư vấn giùm để tránh hiểu sai,.
Nếu là xe khách hay xe tải thì nó đang hỏi bạn có xxx làm việc phía trước không

Theo em cái này là nó bảo mình nên nhường đường cho nó, chứ hỏi han gì đâu bác ơi, nó chỉ hỏi xxx đối với mấy xe đồng bọn thôi.
 
Hạng F
26/6/07
5.369
76
38
OS ... 5-YEAR BIRTHDAY
RE: Công dụng đèn passing

Trích đoạn: Thanh Hai

Trích đoạn: novsf
Mà không hiểu mấy ổng signal cho ai nhìn nữa. Đèn & còi chẳng là qúa đủ để xe trước và xe đối diện thấy được rồi.

Trong các cách để xin đường: còi, nháy pha, xi-nhan thì còi là bất lịch sự nhất. Ở nước ngoài chẳng mấy khi nghe thấy tiếng còi, mà đã bấm còi là đã nóng mặt lắm rồi đấy.

Trên đường cao tốc, tôi thấy dân tình ở đây xin vượt thậm chí chẳng còi, đèn hay xi-nhan gì cả. Cứ bám sát vào đuôi xe chạy trước, người trước tự biết phải luôn nhìn gương mà liệu nhường đường. Nếu chạy cả quãng dài mà đằng trước không có dấu hiệu nhường đường thì đằng sau mới xi-nhan hoặc nháy pha.

Bác nói đó là ở nước ngoài hay ở VN : nếu là nước ngoài thì xe chạy theo lane , muốn vượt phải chuyển lane khác hoặc xin vượt (tức là không chuyển lane được) khi đó dù xe trước muốn nhường cũng không được (vì họ cũng khó chuyển lane khác để nhường đường) . Còn nước ngoài mà chạy trong phố, đường hẹp thì y choang như luật VN thôi . Còn ở VN thì muốn vượt bắt buộc phải báo hiệu với xe trước bằng xi nhan và nhá đèn (gây chú ý) .

Trích đoạn: percy

Trích đoạn: ky5725

Trích đoạn: tuanphotocopy

cho mình hỏi thêm việc này nhá các bác : Đi đường có nhiều lúc gặp xe ngược chiều nhá đèn với mình , khi thì 1 cái , khi 2 , có khi 3-4 cái ....! vậy là sao hở các bác ? Nhờ các bác tư vấn giùm để tránh hiểu sai,.
Nếu là xe khách hay xe tải thì nó đang hỏi bạn có xxx làm việc phía trước không

Theo em cái này là nó bảo mình nên nhường đường cho nó, chứ hỏi han gì đâu bác ơi, nó chỉ hỏi xxx đối với mấy xe đồng bọn thôi.

Đúng gòi ! chỉ có đồng bọn mới hiểu nhau thui . Chứ là dân "ngoại đạo" thì ...thua ! Chả hiểu giề !!! [&:]:);)

Em thì mỗi khi thấy xe trước lấn tuyến (hoặc mình buộc phải lấn tuyến do kẹt chướng ngại bên phải - có lẽ lúc này xài cái đèn hazard được nè :D) thì lúc đó phải "đá đèn" để phía ngược chiều họ biết mà điều chỉnh .

Chạy quốc lộ thì vụ hỏi han xxx thường là "múa bằng tay" mà các bác !
7.gif
 
Hạng B1
2/11/07
67
1
8
www.thanhhai.com
RE: Công dụng đèn passing

Trích đoạn: haichien

Trích đoạn: Thanh Hai

Trong các cách để xin đường: còi, nháy pha, xi-nhan thì còi là bất lịch sự nhất. Ở nước ngoài chẳng mấy khi nghe thấy tiếng còi, mà đã bấm còi là đã nóng mặt lắm rồi đấy.

Trên đường cao tốc, tôi thấy dân tình ở đây xin vượt thậm chí chẳng còi, đèn hay xi-nhan gì cả. Cứ bám sát vào đuôi xe chạy trước, người trước tự biết phải luôn nhìn gương mà liệu nhường đường. Nếu chạy cả quãng dài mà đằng trước không có dấu hiệu nhường đường thì đằng sau mới xi-nhan hoặc nháy pha.

Bác nói đó là ở nước ngoài hay ở VN : nếu là nước ngoài thì xe chạy theo lane , muốn vượt phải chuyển lane khác hoặc xin vượt (tức là không chuyển lane được) khi đó dù xe trước muốn nhường cũng không được (vì họ cũng khó chuyển lane khác để nhường đường) . Còn nước ngoài mà chạy trong phố, đường hẹp thì y choang như luật VN thôi . Còn ở VN thì muốn vượt bắt buộc phải báo hiệu với xe trước bằng xi nhan và nhá đèn (gây chú ý) .

Tôi đang nói ở nước ngoài mà. Ý tôi muốn nói rõ hơn là nếu mình cứ chạy làn ngoài cùng bên trái mà xe sau nó muốn vượt thì nó cứ thúc sát đến xe mình thôi. Lúc đó mà làn trong đang rảnh mình phải tự biết mà đánh vào làn trong để nhường đường. Mình đang chạy làn trong rồi thì xe khác chạy làn ngoài thì nó cứ vượt thôi, chẳng phải đèn, còi gì cả. Còn nếu mình đang chạy làn trong mà có xe khác sau mình muốn vượt thì họ cũng nháy xi-nhan trái rồi đánh ra làn ngoài để vượt, nhưng theo tôi trường hợp này xi-nhan trái là để báo hiệu cho xe sau hơn là xe trước.
 
Hạng D
11/1/08
2.038
603
113
RE: Công dụng đèn passing

Có Bác nào chuyên chạy đường dài tuyến Bác Nam lên tiếng dùm, cái dzụ bật đèn Hazard khi đi thẳng qua ngã tư e cũng thắc mắc mấy lần về Huế, đặc biệt là các Bác chạy đường dài bảng số đủ các tỉnh, hay là mỗi tỉnh có quy định khác nhau nhỉ?
 
Hạng C
5/12/06
673
14
18
-) từ :-) từ :-) từ
RE: Công dụng đèn passing

Mấy bác tài Phương Trang xe khách tuyến Đà Lạt là chúa hay sử dụng đèn emergency (hazard) cả đoạn dài vài cây số, chẳng hiểu để làm gì?
 
Hạng C
9/5/07
607
31
18
51
TP. HCM
www.otosaigon.com
RE: Công dụng đèn passing

Trích đoạn: Flat4Inside

Mấy bác tài Phương Trang xe khách tuyến Đà Lạt là chúa hay sử dụng đèn emergency (hazard) cả đoạn dài vài cây số, chẳng hiểu để làm gì?



Chắc là đang chở bệnh nhân cấp cứu không chừng....?

Tiện đây cho hỏi nếu xe chở người bị tai nạn đi cấp cứu chẳng hạn cần chạy nhanh đến bệnh viện thì có quyền bấm còi inh ỏi +chạy nhanh + vượt phải .... như xe cấp cứu không nhỉ....?
 
Hạng B2
10/4/07
145
0
16
Thành phố Hồ Chí Minh
RE: Công dụng đèn passing

Trích đoạn: Xmen_sg

Tiện đây cho hỏi nếu xe chở người bị tai nạn đi cấp cứu chẳng hạn cần chạy nhanh đến bệnh viện thì có quyền bấm còi inh ỏi +chạy nhanh + vượt phải .... như xe cấp cứu không nhỉ....?

Theo em: mở đèn hazard + treo cờ chữ thập đỏ (nếu có), không bấm còi inh ỏi, không chạy quá tốc độ cho phép...
 
Hạng B2
26/11/07
158
0
0
RE: Công dụng đèn passing

Theo em biết khi thi lấy bằng, gặp tình huống nguy hiểm phải phanh gấp thì bật đèn hazard. Còn ko thấy đề cập gì đến chạy trên đường mà dùng đèn này cả. Trừ khi trời tối, mình dừng xe bên đường thì bật đèn hazard hoặc xi nhan trái để cho xe sau khỏi húc vào đít mình (nhất là các bác chạy 2b ở tỉnh vào buổi tối)