Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Tại khu triển lãm hoa quốc tế ở Đài Bắc, Đài Loan có tòa nhà triển lãm chính được xây dựng bằng 1,5 triệu chai nhựa tái chế
Tòa nhà được mang tên Ecoark có tường trong suốt. Đây là kiến trúc lớn đầu tiên trên thế giới được xây dựng bằng cách lắp những chai nhựa phế thải được tái chế.
Chủ trì thiết kế công trình là Kiến trúc sư Arthur Hoàng, nói việc xây dựng tòa nhà Ecoark là kết quả của sự phát triển công nghiệp sản xuất đồ nhựa phong phú tại Đài Loan tạo ra nhiều đồ nhựa phế thải, đặc biệt là chai nhựa cần được tái chế để làm sạch môi trường.
Ông cho biết các chai nhựa qua tái chế được gắn kết bằng kỹ thuật đặc biệt, dính chặt thành những bức tường đủ sức chống chọi với mưa bão và động đất, những thiên tai thường xảy ra ở Đài Loan. Trong tương lai, kỹ thuật độc đáo này sẽ được sử dụng để xây nhà kho, xưởng máy và cả nhà ở.
Kinh phí xây Ecoark là 3,8 triệu USD, bằng khoảng 1/3 chi phí xây bằng kính và sắt thép.Điều đặc biệt là nó có thể tháo mang đi một cách đễ dàng và lắp ráp tại bất cứ đâu trên thế giới
1,Rác thải và sản xuất ra vật liệu
97028_DLYGAD_CH5_EcoArk_11.jpg

2,Hình các vắp chai gắn với màng bao tráng vật liệu quang năng
97028_DLYGAD_CH5_EcoArk_04.jpg


97028_DLYGAD_CH5_EcoArk_05.jpg


97028_DLYGAD_CH5_EcoArk_07.jpg


97028_DLYGAD_CH5_EcoArk_10.jpg

Kiến trúc sư chỉ mới 31 tuổi sống tại Cao Hùng
NLD_17120843.jpg

3,Ban ngày,các chai này hấp thụ ánh sáng và tạo ra điện năng để chuyển đến lưới điện phân phối.
02.jpg

4,Ban đêm, hơn 3 triệu bóng đèn Led phát sáng làm rực rỡ toàn bộ khu nhà 9 tầng
97028_DLYGAD_CH5_EcoArk_02.jpg


97028_DLYGAD_CH5_EcoArk_03.jpg


97028_DLYGAD_CH5_EcoArk_02.jpg


latestbottlebldginsidebldg.JPG


transparent.gif

97028_DLYGAD_CH5_EcoArk_08.jpg


Các Kiến trúc sư tận dụng toàn bộ hướng gió để làm mát cho tòa nhà mà không cần sử dụng nhiều máy lạnh
04.jpg


latestinsidebldgboyttle2.JPG

5,Điều đặc biệt là các bức tường này chống nắng và không thể cháy khi có hỏa hoạn.
05.jpg


EcoARK1.jpg

Chỉ tính riêng chí phí điện năng dùng cho thắp sáng và ĐHKK đã tiết kiệm cho tòa nhà khoảng 400,000USD/năm (nếu sử dụng nhà bêton và kính)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
25/7/09
1.278
36
58
39
Chi hội MAFC & HKMB ^O^
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Liệu nó có an toàn và đảm bảo sức bền vật liệu tòa nhà không bác? Em thấy ghê quá..:cool:
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Theo như bản thiết kế thì nó có khả năng chống được động đất cấp 7.Bão cấp 12.
Do tính toán về độ hút gió tại các hướng khá thông minh nên nó không bị tác động nhiều bởi gió giật.
Các khung sườn làm bằng thép,các tấm ghép bởi chai nhựa có độ đàn hồi nên độ vặn xoắn là không xảy ra.
Tuổi thọ là 20 năm với chai nhựa và thay thế dễ dàng.
 
Hạng D
25/7/09
1.278
36
58
39
Chi hội MAFC & HKMB ^O^
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Mr Fil nói:
Theo như bản thiết kế thì nó có khả năng chống được động đất cấp 7.Bão cấp 12.
Do tính toán về độ hút gió tại các hướng khá thông minh nên nó không bị tác động nhiều bởi gió giật.
Các khung sườn làm bằng thép,các tấm ghép bởi chai nhựa có độ đàn hồi nên độ vặn xoắn là không xảy ra.
Tuổi thọ là 20 năm với chai nhựa và thay thế dễ dàng.
Em chưa hiểu làm cách nào có thể thay thế được mấy chai nhựa dc nhỉ? Dù sao cũng dễ nễ thật.
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

quexehoi nói:
Mr Fil nói:
Theo như bản thiết kế thì nó có khả năng chống được động đất cấp 7.Bão cấp 12.
Do tính toán về độ hút gió tại các hướng khá thông minh nên nó không bị tác động nhiều bởi gió giật.
Các khung sườn làm bằng thép,các tấm ghép bởi chai nhựa có độ đàn hồi nên độ vặn xoắn là không xảy ra.
Tuổi thọ là 20 năm với chai nhựa và thay thế dễ dàng.
Em chưa hiểu làm cách nào có thể thay thế được mấy chai nhựa dc nhỉ? Dù sao cũng dễ nễ thật.
Với một lượng chai nhất định, họ tạo thành những block, ghép những block này lại với nhau thành tường ngăn. Vừa xem discovery...có một máy không động cơ, chỉ những chai nhựa đựng nước và rất nhiều chân, nó tự di chuyển trên cát như con quái vật nhiều chân, vì rất to.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
8/11/11
141
6
0
51
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

những sáng kiến tuyệt vời nhưng fải tốn thêm khâu remould là fải tiêu thụ năng lượng rồi
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

quexehoi nói:
Mr Fil nói:
Theo như bản thiết kế thì nó có khả năng chống được động đất cấp 7.Bão cấp 12.
Do tính toán về độ hút gió tại các hướng khá thông minh nên nó không bị tác động nhiều bởi gió giật.
Các khung sườn làm bằng thép,các tấm ghép bởi chai nhựa có độ đàn hồi nên độ vặn xoắn là không xảy ra.
Tuổi thọ là 20 năm với chai nhựa và thay thế dễ dàng.
Em chưa hiểu làm cách nào có thể thay thế được mấy chai nhựa dc nhỉ? Dù sao cũng dễ nễ thật.
Các chai nhựa đươc ghép thành từng tấm 1m2 vuông.Sau đó bắt bulong vào sườn thép của tòa nhà,do đó chỉ cần gỡ 4 bulong là lấy ra nguyên tấm.
Nó thay dễ còn hơn chúng ta thay tấm kính mặt dựng vì kính nguy hiểm hơn - đồng thời với sức nặng là các mí ghép bằng silicol là một trở ngại.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Thêm một ngôi nhà độc đáo nữa
Đây là công trình của hòan thành năm 1968 tại Houston, bang Texas, Mỹ. Điều tuyệt vời nhất ở ngôi nhà này là nó có mùi của bia bởi nó được tạo thành từ 39.000 lon bia.Do là một công trình độc đáo nên KTS John Milkovisch mở cửa cho mọi người chiêm ngưỡng vào ngày cuối tuần.
f29110425cl1nha-7.jpg
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Cơ quan Nghiên cứu và Khai thác vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đang lập kế hoạch xây dựng một nhà máy điện năng lượng mặt trời trong không gian.

JAXA muốn đưa những tấm quang điện có chiều rộng lên tới vài km2 lên vũ trụ và để chúng di chuyển theo một quỹ đạo cố định quanh trái đất. Những tấm quang điện sẽ được kết nối với nhau để tiếp nhận ánh sáng mặt trời.

Trong môi trường vũ trụ, tia sáng mặt trời có cường độ mạnh gấp 5 lần so với khi chúng rọi xuống đất. Vì thế những tấm quang điện khổng lồ có thể nhận một lượng năng lượng cực lớn.

Báo cáo của công ty Mitsubishi Heavy Industries khẳng định: "Do năng lượng mặt trời vừa sạch vừa vô tận, chúng tôi tin rằng hệ thống quang điện trên không gian có thể giúp chúng ta giải quyết tình trạng thiếu điện và ấm lên trên toàn cầu".
solar1.jpg

Mô hình những tấm quang điện trong vũ trụ.
Sau khi nhận ánh sáng, các tấm quang điện sẽ phản chiếu ánh sáng xuống mặt đất nhờ tia laser hoặc sóng cực ngắn. Những thiết bị thu ánh sáng - có hình dạng giống ăng-ten chảo khổng lồ - sẽ được đặt ngoài biển hoặc giữa các hồ nước để đảm bảo rằng chúng không gây nguy hiểm cho người dân.

Nhiều người tỏ ra lo ngại khi nghĩ tới viễn cảnh những tia laser khổng lồ lao xuống từ vũ trụ. JAXA tuyên bố hệ thống của họ sẽ rất an toàn, nhưng cũng thừa nhận họ sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục người dân ủng hộ kế hoạch. Một số công ty và nhà khoa học đã được lựa chọn để thiết kế hệ thống tấm quang điện. Theo kế hoạch thì phiên bản thử nghiệm sẽ được phóng lên vũ trụ vào năm 2020, còn phiên bản cuối cùng sẽ hoạt động vào năm 2030.

JAXA cho rằng nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi, điện từ hệ thống trong không gian sẽ có chi phí thấp hơn 6 lần so với giá điện hiện nay và tổ hợp trạm thu nhiệt sẽ cho ra khoảng 4 gygawat điện/trạm