Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Máy phát điện từ sóng biển
Tính tới thời điểm ra mắt, Oyster là hệ thống máy phát điện từ năng lượng sóng biển lớn nhất thế giới, nó được phát triển tại Trung Tâm Năng Lượng Hàng Hải (European Marine Energy Center) ở Anh Quốc và sau đó khi hoàn thành được chuyển tới bãi biển tại Scotland để bắt đầu phát điện.
Đây là sản phẩm của công ty Aquamarine Power với mức đầu tư khoảng 1,66 triệu USD, họ cho hay hệ thống với khoảng 20 máy phát điện Oyster này có thể cung cấp đủ điện cho 9,000 hộ gia đình cỡ vừa. Phát biểu tại lễ ra mắt, bộ trưởng thứ nhất của Scotland ông Alex Salmond bày tỏ: "Tôi rất vui mừng với sự kiện này, nó không chỉ là chiếc máy phát điện từ năng lượng sóng lớn nhất thế giới mà còn là cột mốc quan trọng cho Aquamarine Power nói riêng và cho bộ phận nghiên cứu năng lượng tái tạo từ biển nói chung".



Máy phát Oyster cùng bộ trưởng thứ nhất Scotland (bên phải) và C.E.O Aquamarine Power

Nguyên tắc phát ra điện lượng của chiếc máy này đó là lợi dụng nguồn sóng biển, một tấm chắn sóng lớn đặt ở dưới biển ở độ sâu từ 10-16m gắn với một piston. Khi sóng ập vào tấm chắn sóng này, nó sẽ tạo một đẩy vào piston và dẫn nước áp suất cao theo ống lên trên bờ nơi đặt tua-bin phát điện. Cuối cùng điện được chuyển đến một bộ máy lưu điện và sau đó là được truyền dẫn đi sử dụng.
Tại Scotland, nguồn năng lượng tái tạo từ sóng biển, gió hay thuỷ triệu ước tính ở mức 60GW (Gig watts) và có thể sẽ tạo việc làm cho khoảng 12,500 nhân công, nộp vào ngân sách 4,1 tỉ USD vào năm 2020.
-----------
Ở Việt Nam, với diện tích bãi biển trải dài theo chiều dọc của đất nước vì vậy nguồn năng lượng từ sóng, gió, thủy triều là rất tiềm năng trong tương lai. Nếu chiếc máy này được ứng dụng rộng rãi trong tương lai tại Việt Nam thì nguồn năng lượng đưa vào lưới điện quốc gia là không hề nhỏ, giải quyết phần nào tình trạng thiếu điện hiện nay cũng như tạo việc làm cho một bộ phận người lao động.
 
Tập Lái
2/1/12
40
235
33
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Nguyên lý cũng khá đơn giản sao VN mình không thử chế tạo một cái tương tự nhỉ?
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Làm ở biển không có cây để lấy gỗ Bác ơi.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Khám phá tòa nhà có nhiều công nghệ xanh nhất thế giới
nhaxanh2.jpg

Tích hợp các tua-bin gió tạo năng lượng.
Điểm đặc biệt và dễ nhận thấy nhất khi nhìn vào tòa tháp Pearl River đó là 2 khoang trống được đặt ở các mức độ cao 1/3 và 2/3 của tòa nhà dùng để chứa các tua-bin gió. Các tua-bin này được thiết kế bởi SOM - một công ty tư vấn về kiến trúc cao tầng ở Chicago đám trách, kết hợp với thiết kế bên ngoài của tòa tháp sẽ "dẫn" các luồng gió từ mọi hướng vào thẳng 2 khoang trống hình phễu và làm quay các tua-bin phát điện, tạo ra năng lượng dùng để làm ấm tòa nhà, hút ẩm, thông thoáng không khí cũng như điều hòa nhiệt độ bên trong.
Theo các cuộc nghiên cứu của SOM về gió thì họ dự tính các tua-bin có thể đẩy tốc độ bay của gió lên gấp 2,5 lần. Thử nghiệm với luồng gió có tốc độ 225 km/h, các tua-bin gió có thể tạo ra nguồn năng lượng tương đương với mức 4 - 8% trên tổng mức năng lượng mà cả tòa tháp cần để vận hành, sử dụng.
nhaxanh1.jpg

...Và trang bị các bức tường tiết kiệm năng lượng:
Nhìn từ trực diện tòa tháp, ta sẽ thấy phía Bắc và Nam của mặt tiền được gắn các tấm "rèm" mà thực ra là một màng bảo vệ gồm 2 lớp kính trong suốt, ngăn cách nhau bởi một hành lang thoáng khí rộng 8 inch (hơn 20 cm) hoạt động như một lớp cách nhiệt chống lại nhiệt độ khắc nghiệt ở bên ngoài.
Sức nóng từ Mặt Trời thay vì đi thẳng vào tòa tháp sẽ được chuyển vào các tầng trao đổi nhiệt mà từ đó chúng sẽ được tận dụng để tạo nước nóng cho sinh hoạt và hút ẩm cho cả toà nhà. Ngoài ra, hai cạnh trái, phải của tòa tháp còn được làm thêm nhiều phần nhô ra và được tráng men để tạo thêm bóng mát.
Chưa hết, các tấm pin năng lượng Mặt Trời đặt trên mái của toà tháp sẽ cung cấp năng lượng cho các cửa sổ nhiệt làm bằng kim loại, nó có nhiệm vụ theo dõi sức nóng tỏa ra từ Mặt Trời và tự động đóng/mở cửa sổ để giảm thiểu đến mức tối đa sức nóng mà tòa tháp phải hứng chịu. Và còn rất nhiều tấm pin năng lượng khác cũng được tận dụng để chuyển năng lượng Mặt Trời thành dòng điện AC sử dụng cho cả tòa nhà.
Các hệ thống này đã giúp cho Pearl River giảm nhu cầu sử dụng năng lượng trong việc điều hòa không khí của mình xuống mức đáng kể, và thấp hơn đến 80% so với các tòa nhà chọc trời khác trên thế giới, một con số thật đáng nể phục.
Ngoài ra, Pearl River còn có một số hệ thống tiết kiệm năng lượng khác như hệ thống thông thoáng khí bên dưới sàn nhà, thu thập ánh sáng ban ngày và hệ thống trần chứa các đường ống dẫn nước lạnh để làm mát các căn phòng bằng hệ thống đối lưu tự nhiên và truyền bức xạ nhiệt. Ban đầu, người ta còn muốn trang bị cho tòa nhà hệ thống cung cấp nhiệt từ dưới lòng đất (địa nhiệt), nhưng đáng tiếc là họ đã không thực hiện do địa điểm xây dựng không đáp ứng đủ điều kiện về địa chất.
Các công nghệ trên hiện không có gì là quá mới mẻ và được sử dụng rất nhiều trên thế giới, nhưng Pearl River là công trình công đầu tiên sử dụng kết hợp tất cả các công nghệ đó. Pearl River là tòa tháp cao 309,6 mét, có tổng diện tích 2,3 triệu mét vuông và hiện đang được thi công bởi tập đoàn CNTC Guangdong Tobacco Corporation.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Cứ từ từ, không được nóng chứ.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Ban ngày
bahrain_world_trade_centre_atkins200209.jpg

Ban đêm
2139274930_5c7be4866d.jpg

Tòa tháp World Trade Central Bahrain của Bahrain (thuộc các tiểu Vương Quốc Ảrập) đây mới là tòa nhà đầu tiên sử dụng tua bin gió trên thế giới và đã đưa vào sửa dụng.Một số thông tin
+ Tòa nhà cao 240m (50 tầng) , sử dụng 3 tua bin gió mỗi tuabin sản xuất ra 225 KW điện tổng cộng = khoảng 675 KW điện
+Hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2008
+Tiêu tốn 150 triêu USD
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

quexehoi nói:
Sao em khôg thấy mấy turbine gió ở đâu thế nhỉ?
Cái này thấy thế nào hả Cụ?
tuabingio1.jpg
 
Hạng D
23/10/04
2.240
2.284
113
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Hiện nay, hai tỉnh Ninh Thuận và Bình thuận đang ưu tiên phát triển năng lượng sạch từ gió. Đặc biêt là Ninh thuận đang kêu gọi đầu tư lĩnh vực này.

Em ké luôn: Bác nào có khả năng muốn đầu tư dự án ở Ninh thuận, em có thể hỗ trợ xin dự án...
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Nguồn gốc thang máy
Thang máy đầu tiên được chế tạo dưới triều vua Louis XV, ở Versailles năm 1743 và chỉ để dành riêng cho vua dùng. Thang này được xây ở ngoài sân nhỏ để cho vị quốc vương này có thể từ phòng ông ở tầng lầu 1 và lầu 2 để gặp người yêu là bà De Châteauroux.
Kỹ thuật này dựa trên sự đối trọng (contre-poids) nên việc sử dụng ít tốn sức lực.
thangmaycohoc.jpg


Thang máy cơ học (1829)
Loại này lần đầu tiên được làm ra tại Luân Ðôn (Coliseum của Regent's Park) năm 1829. Nó có thể chứa hàng chục hành khách.
Thang máy OTIS (1857)
Thang máy đầu tiên dùng cho công chúng được khánh thành năm 1857 tại New York. Do Elisha Graves OTIS, người Mỹ, chế tạo cho E.V. HAUGHTWOUT & Co., một cửa hàng cao 5 tầng ở Broadway. Ông OTIS đã giới thiệu thang máy có thắng (hãm) đầu tiên tại Mỹ năm 1852, thang máy thủy lực (Ascenseur hydraulique) 1867
Léon ÉDOUX (1827 - 1910) thiết bị 2 máy nâng bằng pít-tông thủy lực (appareil élévateur à pistons hydrauliques) chiều cao 21m nhân lúc triển lãm tại PARIS năm 1867. Ông đã đặt tên nó là ASCENSEUR.
Sự xuất hiện thang máy thủy lực được phổ biến ở Hoa Kỳ từ năm 1789, nhanh hơn 20 lần so với máy OTIS năm 1857. Sự phát triển bị hãm bớt lại vì phải đào rất khó khăn những khối hình trụ (cylindre) rất sâu. Tuy nhiên Édoux đã thực hiện thang máy cho tháp EIFFEL lên cao 160m năm 1889. DUOLIFT (1984)
Năm 1984, thang máy thủy lực nơi tầng 3 của tháp Eiffel đã thay thế bởi DUOLIFT, một phương pháp không cần đối trọng, do hãng ASCINTER-OTIS phát minh. Bốn buồng (cabine) có thể vận chuyển 80 hành khách trên 160m với vận tốc 1,8m một giây.

Thang máy điện: (1880)

thangmay2.jpg
Thang máy ngày nay​
Thang máy điện lần đầu tiên được phát minh bởi công ty SIEMENS & HALSKE cho cuộc triển lãm kỹ nghệ tại Mannheim năm 1880. Nó lên 22m trong 11 phút. Nó đã chuyên chở 8.000 hành khách trong 1 tháng lên đỉnh của lầu quan sát cho khu triển lãm.Thang máy điện đầu tiên lên cao trên 200m được xây dựng tại Nữu Ước năm 1908. Sau đó thang máy điện chạy nhanh nhất được thiết bị cho Sunshine Building ở Nhật bổn với vận tốc 36km/h. Từ năm 1993, hãng MISUBITSHI đã chế ra cho một cao tầng ở Nhật một thang máy có vận tốc 45km/h Thang máy này được phát minh do Émile LETZ người Bỉ (Belgique) và hãng EBEL (huy chương vàng ở Batima năm 1983), là một sự đổi mới trong cách thức giản dị của nó. Chỉ cần 1 bức tường mang nó, 1 đinh vis gắn vô bức tường, buồng thang máy được gắn vô một đai ốc (écrou) quay chung quanh vít. Một mô tơ lên và xuống cùng với buồng thang máy. Không cần phòng cho máy móc nên cũng không có ròng rọc, không có trọng, cũng không có đối trọng, nhất là có lối đi cấp kỳ khi bị hư. Loại này duy nhất thấy ở bênh viện Rothschild, khách sạn Ritz...