Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

"Đốt" nước để phát điện</h1>

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, Giám đốc khoa học Trung tâm nghiên cứu và phát triển thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM, đã nghiên cứu thành công phương pháp dùng công nghệ nano “đốt” nước để phát thành điện. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Với phát minh độc đáo dùng nước làm nhiên liệu này, một triển vọng mở ra, hứa hẹn sẽ giúp giải quyết được tình trạng khan hiếm năng lượng trong tương lai.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Nguyên tắc phát điện mà tiến sĩ Khê phát minh là dùng công nghệ nano – mà cụ thể hơn là vật liệu nano có chức năng xúc tác – để chế tạo khí hydro (H[sub]2[/sub]) trong nước ra, sau đó lại tiếp tục dùng công nghệ nano và xúc tác để “đốt” khí này tạo dòng điện. Thực sự không có phản ứng đốt cháy nào xảy ra ở đây, mà là do việc chế tạo thành công xúc tác biến khí hydro H[sub]2[/sub] thành proton H+ và điện tử, cho ra một công suất điện khoảng 0,13watts/cm[sup]2[/sup].[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Để chế tạo máy phát 2.000W, cần tạo 200 đơn vị như trên thành 10 pin kép, và tích điện vào tụ điện cho đến khi đạt được công suất mong muốn. Đây không phải công nghệ điện phân do đó không dùng năng lượng từ bên ngoài vào. Công nghệ này cũng không phải là công nghệ bình ắcquy sử dụng những chất độc như chì hay sulfuric acid đậm đặc, và cũng khác với pin năng lượng ở nhiều quốc gia là sử dụng nhiệt năng từ 800[sup]o[/sup]C - 1.000[sup]o[/sup]C để hoạt động trong xe ôtô điện. Phát minh của tiến sĩ Khê cần nguyên liệu chính để pin hoạt động lại là nước. Pin không cần phải sạc, không thay, khi phát điện tuyệt đối không có một tiếng động nhỏ, không gây ô nhiễm, và do đó cũng không gây cháy nổ…[/font]
dotnuoc.jpg

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Tiến sĩ Khê (bên trái ảnh) và phát minh dùng nước thay xăng đã đốt sáng được bóng đèn 50W. [/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Điểm độc đáo của thiết bị là cùng một lúc vừa cung cấp điện, vừa cung cấp nước sạch. Khí hydro được “đốt” cháy, hóa hợp với oxy (O[sub]2[/sub]) và lần nữa lại biến thành nước. Nước này cực kỳ tinh khiết, uống và sử dụng được trong sinh hoạt và trồng trọt. Theo tiến sĩ Khê, dù nước có dơ bẩn đến bao nhiêu, khi đưa vào trong thiết bị này, khí hydro sẽ được tách riêng ra để được đốt cháy phát thành điện và tạo thành nước sạch. Phát minh này sẽ rất hữu ích cho những vùng thiếu nước ngọt như biển đảo, chỉ cần múc nước biển đổ vào là vừa có điện vừa có nước để sử dụng. Tiến sỹ Khê hy vọng công trình này sẽ mang lại nguồn sáng điện và nguồn nước sinh hoạt không bao giờ cạn cho các chiến sĩ ta ở đảo Trường Sa và các hải đảo khác.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Trước mắt, thiết thực nhất là sẽ sản xuất những máy phát điện thông thường, các bộ phận gắn vào ôtô, xe máy và các máy móc sử dụng điện. Về lâu về dài sẽ có những máy phát điện bằng nước dùng trong công nghiệp. Như vậy, nếu thành công, dự án này sẽ giải quyết được bài toán năng lượng trong tương lai.[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Hiện nay trong thí nghiệm, Tiến sĩ Khê đã phát được nguồn điện công suất 50W. Dự kiến đến cuối năm nay sẽ phát công suất 2.000W và công suất sẽ còn đạt đến 600KW. Tiến sĩ Khê cho biết, với công trình nghiên cứu này, ông sẽ kêu gọi nhà đầu tư thành lập công ty sản xuất các loại máy phát điện. Đây là cơ hội để người Việt Nam và sau này là thế giới được dùng điện giá rẻ.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Được biết, tiến sỹ Khê đã có trên 40 công trình nghiên cứu, phát minh sáng chế đã đăng ký sở hữu trí tuệ tại các quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất thế giới như Mỹ, Nhật, trong đó nhiều phát minh của ông đã được ứng dụng rộng rãi.[/font]
 
Hạng D
2/11/07
2.551
5
38
54
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Cụ Fil: cụ sâu sát, rành việc vận hành, q.lý,.... toà nhà. Em muốn nhà em ở "thông minh hơn, tiết kiệm hơn"- VD: ngắn gọn là hàng tháng trả $$$ điện, nước,....ít hơn thông thường thì có các biện pháp thiết thực gì để cải thiện???
21.gif
21.gif
63.gif
63.gif
63.gif
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Đơn giản thôi. Cứ mua bia và mồi dzìa nhà bác rồi mình cùng Trao đổi công nghệ nhá
 
Hạng B2
12/11/05
211
19
18
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Bác longan sẽ bắt đầu bằng việc "kiểm toán năng lượng", là khai rõ trong nhà có thứ gì (tên tuổi, thông số kỹ thuật, thâm niên công tác, hiện trạng...có gì khai đó, càng rõ càng tốt) đang ăn điện và uống nước nhà Bác! và mỗi tháng Bác nộp cho evn, sawaco...bao nhiêu tiền? lịch sinh hoạt nhà Bác ~ thói quen sử dụng điện, nước....
có bảng thống kê thiết bị, tính chất sử dụng...sẽ lập bảng phân tích, tính toán xem nhà Bác có đang phun phí không ? nếu cắt giảm được thì cần phải làm gì ? mất bao nhiêu tiền ? bao lâu thu hồi vốn bỏ ra ? bla bla...túm lại là Bác phải biết chắc kết quả trước khi bỏ tiền, phá nhà làm vụ tiết kiệm điện nước, he he
longan nói:
Cụ Fil: cụ sâu sát, rành việc vận hành, q.lý,.... toà nhà. Em muốn nhà em ở "thông minh hơn, tiết kiệm hơn"- VD: ngắn gọn là hàng tháng trả $$$ điện, nước,....ít hơn thông thường thì có các biện pháp thiết thực gì để cải thiện???
21.gif
21.gif
63.gif
63.gif
63.gif
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Lịch sử của các phát minh và sử dụng năng lượng tự nhiên
<h3>
Solar_power.jpg
</h3> Đã không ít lần chúng ta nghe thấy người ta nhắc tới thuật ngữ này nhan nhản trên tivi, báo đài, sách vở… Thế nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, ai là người đặt những bước chân đầu tiên cho ngành khoa học thú vị và đầy tiềm năng này?
Chúng ta sẽ cùng quay ngược quá khứ, điểm lại những cột mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử nghiên cứu và ứng dụng năng lượng mặt trời của nhân loại.
<h3>Năm 1838</h3> Edmond Becquerel, nhà vật lý người Pháp, được ghi nhận là người đầu tiên có những ý tưởng và ghi chép chính thống về một phương pháp “thần diệu” giúp chuyển biến ánh sáng thành năng lượng. Tại thời điểm bấy giờ, ý tưởng của ông được nhiều người cho là khá mới mẻ và thú vị, tuy nhiên nó không có nhiều ứng dụng thực tế cho lắm nên đã nhanh chóng rơi vào quên lãng.
EdmondBecquerel.jpg

<h3>Giai đoạn 1860-1881</h3> Phải hơn 2 thập kỷ sau, những ý tưởng của Becquerel mới lại được người ta nhắc đến. Tiếp nối những ghi chép lại của người tiền bối, Auguste Mouchout đã được cấp bằng sáng chế cho mẫu thiết kế động cơ đầu tiên có khả năng chạy bằng năng lượng mặt trời. Nhận được tài trợ từ chính phủ Pháp, ông thành công trong việc tạo ra một thiết bị giúp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng hơi nước và từ đó cho ra đời chiếc máy hơi nước chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên.
Không dừng tại đây, nhà phát minh này sau đó đã sử dụng động cơ hơi nước của mình để lắp cho một chiếc tủ làm lạnh, ông muốn minh chứng cho mọi người thấy rằng tia nắng mặt trời nếu được ứng dụng đúng cách thậm chí có thể dùng để tạo ra băng đá?!? Như Newton đã nói: “năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng chẳng tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”.
Đáng tiếc là những nghiên cứu của Auguste Mouchout chỉ dừng lại tại đây. Nước Pháp ít lâu sau ký được một số thỏa thuận với Anh trong việc cung cấp lâu dài nguồn năng lượng than đá giá rẻ. Phát minh của Auguste trong việc tìm ra nguồn năng lượng thay thế đã không còn là ưu tiên của chính phủ Pháp. Không nhận được nguồn kinh phí tài trợ cần thiết cho việc nghiên cứu, Auguste Mouchout sau đó đã sớm phải từ bỏ giấc mơ về một nguồn năng lượng mới vô tận của mình.
Solar_power1.jpg

<h3>Năm 1873</h3> Willoughby Smith, một nhà khoa học người Anh tình cờ phát hiện ra vật liệu chế tạo pin năng lượng mặt trời. Khi đang thử nghiệm một số chất liệu cho mẫu thiết kế dây cáp viễn thông xuyên đại dương của mình, ông vô tình tìm ra một loại chất liệu mới có tính nhạy sáng cao. Một số thí nghiệm đầu tiên đã được thực hiện và ghi lại liên quan tới mẫu vật liệu mới này.
<h3>Giai đoạn 1876-1878</h3> William Adams cho ra đời cuốn sách chính thống đầu tiên về năng lượng mặt trời mang tên: “Nguồn năng lượng thay thế cho năng lượng hóa thạch tại các quốc gia nhiệt đới”. Cùng với sự trợ giúp của cậu sinh viên Richard Day trẻ tuổi, ông đã có một mẫu thiết kế thú vị sử dụng gương để tạo ra nguồn năng lượng mặt trời tương đương với một động cơ 2.5 mã lực. Mẫu thiết kế của ông được coi là bước tiến bộ vượt bậc (mẫu thiết kế trước đó của Mouchout chỉ tương đương với động cơ 0.5 mã lực), và vẫn còn được ứng dụng cho tới tận ngày nay.
Solar_power2.jpg

<h3>Năm 1883</h3> Charles Fritz là nhà khoa học đầu tiên thành công trong việc chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng điện. Mẫu thiết kế pin mặt trời của ông tuy có mức chuyển hóa không cao, chỉ từ 1-2%, tuy nhiên vẫn được cộng đồng khoa học quốc tế đánh giá là cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời của nhân loại.
Solar_power3.jpg

<h3>Năm 1888</h3> John Ericsson, một người Mỹ nhập cư đã viết ra những nhận định như sau: “Sau hơn 2,000 năm sinh sống và tồn tại trên trái đất, nhân loại sẽ sớm sử dụng hết những nguồn năng lượng hóa thạch của mình. Con cháu chúng ta sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn năng lượng trầm trọng trong thế kỷ mới. Viễn cảnh đen tối này sẽ trở thành hiện thực trừ khi chúng ta tìm ra cách chế ngự và khai thác năng lượng mặt trời…
JohnEricsson.jpg

Lời “tiên tri” trên khép lại giai đoạn mở đầu trong dòng lịch sử nghiên cứu và ứng dụng năng lượng mặt trời. Nhân loại bước sang một kỷ nguyên mới, thế kỷ 20 với nhiều khó khăn và thách thức.
 
Hạng B2
9/6/10
199
14
18
52
Thegioiauto.
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Tư duy đột phá tạo ra những "sản phẫm" khác biệt, đáng trân trọng.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Khoa kỹ thuật giao thông - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa hoàn thành chiếc tàu đệm khí – loại tàu vừa hoạt động dưới nước, vừa chạy được trên bờ.


Tàu dài 4.7m, rộng 2.2m, trọng lượng tàu hơn 180kg, chở được ba người, vận tốc từ 40 - 50km/giờ. Tàu đã được thử nghiệm trên cạn nhiều lần.
Tàu được chế tạo từ một đề tài cấp trọng điểm của Đại học Quốc gia TP.HCM, với kinh phí 600 triệu đồng. Trong khi chờ đợi kinh phí từ Đại học Quốc gia TP.HCM, Công ty cổ phần cơ điện lạnh Lâm Sơn đã ứng trước cho nhóm nghiên cứu 200 triệu đồng để mua vật tư tài trợ cho đề tài này vì khả năng ứng dụng vào thực tế cao và nhà khoa học tâm huyết với việc chế tạo tàu.
taudemkhi.jpg

Trước đó, đã có nhiều nhóm nghiên cứu, doanh nghiệp bắt tay vào chế tạo tàu đệm khí nhưng chưa thành công. Để chế tạo thành công chiếc tàu đệm khí đầu tiên vận hành an toàn trong thực tế, TS Lê Đình Tuân (Bộ môn tàu thủy, Khoa Kỹ thuật giao thông-ĐH Bách khoa TP.HCM) đã tập hợp đội ngũ nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp ở lĩnh vực thiết kế, động lực, vật liệu, điều khiển số…
Nghe nói có doanh nghiệp tài trợ để chế tạo tàu, một số đơn vị hợp tác với nhóm nghiên cứu đề nghị thay vỏ tàu bằng gỗ thành vỏ nhôm, nhưng TS Tuân đã không đồng ý, vì nếu vỏ tàu làm bằng nhôm trọng lượng tàu sẽ tăng. Thay vào đó, TS Tuân đã chuyển giao máy cân bằng động(một nghiên cứu trước đó của mình để có tiền đầu tư vào việc chế tạo tàu.)

Vỏ con tàu dù được làm bằng gỗ, nhưng nhờ công nghệ chân không nên rất chắc chắn và không thấm nước. “Đây là công nghệ không mới so với thế giới, nhưng ở Việt Nam là rất mới”,TS Tuân khẳng định. Điều này đảm bảo cho con tàu có tính lưỡng cư, nghĩa là vừa có thể chạy dưới nước, lại vừa chạy được trên cạn.
<h2>Phục vụ cho du lịch và cứu hộ</h2> PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, Khoa Kỹ thuật giao thông, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho biết: Việc chế tạo được chiếc tàu đầu tiên này sẽ mở ra cơ hội để chế tạo những con tàu nhẹ hơn, đi nhanh hơn, chở nhiều người hơn. Đặc biệt, đây là con tàu rất thích hợp với vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long cần di chuyển ở tốc độ cao trong những trường hợp khẩn cấp như cứu hộ, cấp cứu và du lịch.
taudemkhi1.jpg

So với các loài tàu thủy truyền thống, tàu đệm khí có ưu điểm vừa chạy được trên cạn, vừa chạy được dưới nước. Do vậy, việc bảo quản con tàu cũng rất thuận tiện. Khách hàng chỉ cần để tàu... trong nhà và khi cần, có thể nổ máy chạy thẳng ra sông nước.
PGS.TS Trần Công Nghị, Khoa Đóng tàu và công trình nổi, Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM nhận xét :Nhóm nghiên cứu đã bỏ công sức ra để chế tạo tàu đệm khí hoàn chỉnh là rất đáng hoan nghênh. Nhóm chế tạo đã theo sát bản thiết kết và các tính toán động lực. Tuy nhiên, để khẳng định con tàu thực sự thành công còn phải tiến hành thử nghiệm trên vùng sông nước. “Nếu thử nghiệm trên nước ổn định như trên cạn, chúng ta có thể ứng dụng tàu vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay và mơ ước ở những mục đích xa hơn”, PGS.TS Nghị nói.
ship.jpg

TS Tuân cho biết, sau khi con tàu này được nghiệm thu, ông sẽ bắt tay vào chế tạo một chiếc tàu đệm khí tiếp theo. Chiếc tàu sau sẽ được chế tạo nhanh hơn, nhờ đã có kinh nghiệm thi công.
* Tàu đệm khí đã được nhà khoa học Sir Cockerell người Anh phát minh ra từ năm 1959. Tàu đệm khí được sử dụng rộng rãi trong cứu hộ, thể thao dưới nước, hải quan, du lịch... tại nhiều nước trên thế giới. Ở VN, từ năm 2006, một số nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về đề tài tàu đệm khí và từ đó đến nay đã có 9 đề tài luận văn tốt nghiệp liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy công bố nào về một thiết kế và quy trình công nghệ sản xuất hoàn chỉnh cũng như việc chế tạo và chạy thử liên quan đến tàu đệm khí.
 
Hạng B2
12/11/05
211
19
18
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Học viện hải quân (nha trang) + Đại học thủy sản nha trang + Viện nghiên cứu chế tạo tàu thủy - Đại học nha trang có làm cái này đó Bác, chừng 5-6 năm rồi, họ thuê Phi công của trường sỹ quan kỹ thuật không quân Nha trang chạy thử ngoài biển, lần thử sau cùng hạ cánh xuống nước thì bị vỡ tàu, từ đó mới dừng lại. bên Hải quân thích lắm, cái này bay được ngon thì làm một bầy + trang bị loại tên lửa range 150km đã mua của Israel thì Khựa vỡ mặt đấy.
Loại của Bác Tống dám mang ra chạy thử với tàu cánh ngầm xuống Vũng tàu hông ? chạy trên bãi cỏ trong bách khoa, để chụp hình lên báo thì phí phạm tiền nhà nước cấp nghiên cứu quá đó.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Thì cũng như em đã nói ở các topic khác. Giữa phòng thí nghiệm và thực tế là cả một vấn đề - rất dài và ....rất xa
Ở NN, khi một đề tài có tính khả thi cao thì ngay lập tức những nhà tài trợ nhảy vào để cổ xúy và cung cấp kinh phí. Khi nó đã hoàn tất một phần thì việc còn lại là chuyển giao cho các đơn vị chuyên về chế tạo để họ thực hiện.
Các thầy giáo ở VN đa phần copy ý tưởng từ các nhà khoa học khác và nghiên cứu lại theo sự hiểu biết của mình và hết - vì bản thân có muốn đi sâu hơn cũng tắc vì vật liệu chế tạo và môi trường thử nghiệm và tiền là không hề đơn giản.
Có thầy cứ mài đít ở phòng làm việc với cái mớ vât liệu sợi tổng hợp, compositer... trong khi người ta bây giờ đã phát triển vât liệu siêu bền siêu nhẹ, siêu cứng
 
Hạng B2
12/11/05
211
19
18
Re:Tòa nhà xanh - Xây dựng bằng chai nhựa tái chế

Tôi thích quan điểm của mr.Fil, tối thiểu là phải sòng phẳng, chứ cứ lấy tiền nhà nước nghiên cứu, dù đăng báo/TV này nọ, bản chất là kết quả ra tầm bậy, đắp chiếu thì mang tội với dân chúng.

Hover craft là món hay, trong tầm tay của OSer, vì chỉ bao gồm động cơ + quạt gió + cái váy giữ áp bên dưới thiết bị, bên Mỹ có nhiều hội amatuer chế thứ này, hàng năm vẫn tụ họp chạy thử cái họ làm. Hơi hao xăng chút nhưng làm đc sử dụng rất tiện, nhất là miền tây mùa nước nổi. Các Bác xem trong mấy cái bảo tàng, vẫn còn máy cái tàu của US Army chạy trước 1975 ở VN, bay vèo vèo trên đầm lầy miền tây, cán bộ ta nấp trong dừa nước thảy một quả B40/41 bùm, he he.

Các Bác xem cái chụp màn hình bên dưới, vụ chế hover craft ở nha trang này do các tay chuyên nghiệp bên Nga sang, là cty EKRANOPLAN ngày xưa tạo ra "Quái vật biển Caspi" thời CCCP, các Bác ấy muốn chế cái bay là là mặt biển để có vận tốc cao và tránh radar của các khu trục hạm, tàu phóng tên lửa... chắc của khựa. Có đám chuồn chuồn này thì ngư dân không bị tàu lạ đâm nữa, bay bu lại dần chúng nó nhừ tử.

hovercraftv.jpg


cái hiệu ứng mặt đất này rất khó ổn định ở pha chuyển tiếp: air <-> water surface, một là cánh ngầm hẳn dưới nước (60-80kmh), hay bay cách mặt nước chừng 10-20m thì ok, cứ thia lia trên nước thì hiện chỉ có Ucraina/Mỹ làm được, tàu đổ bộ loại lớn của Ukraine china đã mua mấy chiếc, nhưng về không bắt chước được. loại này mang đổ bộ chiếm đảo thì khó phòng thủ.
 
Last edited by a moderator: