Ui các bác ơi, bọn luật sư này chung hội cùng thuyền với bọn kia hết mà...Trong giới luật sư cũng phân ra nhiều loại, nhiều bè phái lắm...
Bọn này cũng như mấy con kền kền, thối hoắc.Ui các bác ơi, bọn luật sư này chung hội cùng thuyền với bọn kia hết mà...Trong giới luật sư cũng phân ra nhiều loại, nhiều bè phái lắm...
Sư cái đầu thúi. Sao ko trích dẫn luật ra đây. Nói như sư đi đèo mở nhan liên tục à vì toàn đường congCó bác nào vẽ lại tình trạng vạch kẻ đường chỗ bị phạt cho mình xem và học hỏi với, có đúng chỗ đó xác định là là đường cong không? Nếu đúng là đường cong thì em xin trích lại lời dẫn của Luật sư ở dưới. Theo như luật sư thì đi đường cong là phải bật xi nhan đúng không ạ, vậy có bác nào giải thích giúp là đường cong bao nhiêu độ thì gọi là đường cong và phải bật xi nhan ? Vì nếu cứ thấy cong là bật xi nhan thì đi đường thành phố bật tắt đuối luôn và nếu không bật ở đường hơi cong nhưng nó có cong thì phải chịu phạt ạ.
----------------------------------------------------------------------
Luật sư Nguyễn Thạch Thảo (Văn phòng Luật sư Nguyễn Thạch Thảo - Đoàn Luật sư TP.HCM):
Theo thông tin bài viết, trường hợp này, xét về lí, việc bắt lỗi vi phạm của CSGT Rạch Chiếc là đúng qui định của pháp luật. Bởi lẽ, theo điều 6 Nghị Định 171/2013/NĐ-CP Qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì hành vi trên sẽ bị xử phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 ngàn đồng đối với hành vi: Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo rẽ.
Tuy nhiên, lẽ ra trong trường hợp này trách nhiệm của CSGT là phải giải thích cho người dân hiểu nguyên nhân họ bị xử phạt? Với cách hành xử như phản ảnh thì rõ ràng là không chuẩn mực với tư cách của một chiến sĩ CSGT.
Mục đích của việc xử phạt là nhằm tuyên truyền và phổ biến pháp luật đến người vi phạm, để họ không tái phạm. Còn nếu việc xử phạt mà người dân không biết và không hiểu lí do minh bị xử phạt thì khi đó mục đích xử phạt sẽ không có tác dụng mà đôi lúc còn gây ra sự ức chế cho người dân.
Thông thường người dân chúng ta khi đi đường chỉ chú ý bật xi nhan báo rẽ trái hoặc phải khi ở những ngã ba, tư... chứ ít người biết rằng, khi lưu thông xe trên một trục đường duy nhất nhưng khi gặp các đoạn đường cong, thì bắt buộc người điều khiển phương tiện đó phải bật đèn báo hiệu.
Như vậy, mục đích việc báo hiệu đó là nhằm cảnh báo cho các phương tiện xe đang lưu thông phía sau biết được rằng: Phía trước đang có cua quẹo, để các xe phía sau cảnh giác, không lấn trái vượt lên khi xe bắt đầu vào cua. Vì thế , yêu cầu bắt buộc các xe khi chuyển hướng là phải giảm tốc độ và bật tín hiệu là nhằm giảm bớt các tai nạn có thể xảy ra
Luật sư này đúng không nhỉ:
Có bác nào rảnh gọi điện nhờ luật sư tư vấn không?
http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su-toan-quoc/luat-su-nguyen-thach-thao-32634Luật sư NGUYỄN THẠCH THẢO - LSTHACHTHAO
Điện thoại: 098-9046966
Email: [email protected]
Đến từ : Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Có bác nào rảnh gọi điện nhờ luật sư tư vấn không?
Sư đó chưa đi đèo nên k biết áSư cái đầu thúi. Sao ko trích dẫn luật ra đây. Nói như sư đi đèo mở nhan liên tục à vì toàn đường cong
Thằng Luật Sư nó ko phân biệt được đâu là Luật, đâu là Nghị Định hả giời? Cám ơn bài báo đã cho thấy 1 bộ phận Luật gia ngu dốt và phải tránh xa ra.
Vậy bảng báo hiệu đường cong để làm gì? chúng ta phải cảnh báo thay cho GTCC à?Như vậy, mục đích việc báo hiệu đó là nhằm cảnh báo cho các phương tiện xe đang lưu thông phía sau biết được rằng: Phía trước đang có cua quẹo, để các xe phía sau cảnh giác, không lấn trái vượt lên khi xe bắt đầu vào cua. Vì thế , yêu cầu bắt buộc các xe khi chuyển hướng là phải giảm tốc độ và bật tín hiệu là nhằm giảm bớt các tai nạn có thể xảy ra
hoặc vd: đang vào đường cong gặp chướng ngại vật em xi nhan vào lane trong thì bị thằng đi sau múc và bảo tưởng mày xi nhan khi vào đường cong?