- Status
- Không mở trả lời sau này.
Em nghe giang hồ đồn có 1 Bác Thứ Tr định ra đây làm 1 chức giống Đổng Kiến Hoa(HK),Bác nào đã mua mà còn xiền thì mua tiếp đi...hihi
Ông bạn vừa ký xong HD thuê 5.000 m2 vườn trong 15 năm, giá 10tr/tháng cho 10 năm đầu. Hắn xây vài chục cái "bun" để kinh doanh khách sạn vườn.
Chưa biết khả thi đến đâu nhưng ngẫm lại cái xứ này giá đất thì đắc mà cho thuê thì rẻ như cho!
Chưa biết khả thi đến đâu nhưng ngẫm lại cái xứ này giá đất thì đắc mà cho thuê thì rẻ như cho!
Có vài thông tin, trích dẫn dành cho Bác nào quan tâm
Theo tuoitre.vn
“Băm nát” Phú Quốc
TT - Sau tám năm kể từ khi Chính phủ phê duyệt đề án phát triển tổng thể, huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) vẫn là một đại công trường ngổn ngang hàng trăm dự án “treo” hoặc không phù hợp quy hoạch.
Hạ tầng giao thông “dở dở ương ương” là một trong những nguyên nhân để các chủ đầu tư giải thích cho việc chậm triển khai các dự án - Ảnh: N.TRIỀU
Theo kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quỹ đất dành cho các khu du lịch tại huyện đảo Phú Quốc là 1.800ha, đến năm 2030 là 3.861ha nhưng hiện tại việc chấp thuận chủ trương, cấp phép đầu tư các dự án du lịch tại đảo lên đến... 6.971ha, vượt xa kế hoạch cho phép.
Dự án “treo” giăng khắp nơi
Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo kết luận thanh tra công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai và quản lý đầu tư xây dựng ở Kiên Giang, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong việc cấp phép đầu tư các dự án tại huyện đảo Phú Quốc. Trong số 95 dự án bị Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi, có tới 59 dự án có chức năng du lịch (trong số đó có tới 37 dự án là du lịch sinh thái).
Đa số dự án có diện tích vài hecta đến vài chục hecta, có dự án khá “khủng” chiếm diện tích vài trăm hecta như khu du lịch sinh thái ở núi Mắt Quỷ (xã Dương Tơ) quy mô 194,5ha, dự án khu du lịch ở Bãi Trường (xã Dương Tơ) và dự án khu du lịch sinh thái Bãi Bổn (xã Hàm Ninh) cùng có diện tích 164ha... Điều đáng nói, những dự án có diện tích lớn như vậy đều bị Thanh tra Chính phủ xác định “không phù hợp quy hoạch”.
"Tình trạng nôn nóng thu hút đầu tư bằng mọi giá rồi ký cấp dự án ào ào như vừa qua đang băm nát đảo và kìm hãm sự quyết tâm biến đảo Phú Quốc thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế "
Ông PHẠM PHÚ HẢI
(nguyên phó bí thư Huyện ủy Phú Quốc)
Không chỉ có những dự án trái quy hoạch được cấp phép, nhiều dự án thuộc diện bị đề nghị thu hồi do cấp trùng diện tích đất như khu du lịch ở Bãi Vòng (xã Hàm Ninh) của Công ty cổ phần địa ốc Mỹ Phú (được giao cho DNTN An Lộc), khu nhà vườn của Công ty TNHH Thiên Hà và khu du lịch, biệt thự cao cấp (đều ở Rạch Hàm, xã Hàm Ninh) lại được cấp cho dự án sân golf Bãi Vòng...
Tới thời điểm hiện nay, tại huyện Phú Quốc có tổng cộng 229 dự án đầu tư với tổng diện tích đăng ký hơn 10.700ha nhưng số dự án đang triển khai thi công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo Thanh tra Chính phủ, trong số này mới có 56 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, còn lại đang lập quy hoạch chi tiết hoặc đang rà soát quy hoạch. Tính đến tháng 7-2011 chỉ có chín dự án được đưa vào hoạt động.
Ngoài cấp dự án tràn lan, Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng việc quản lý rừng phòng hộ của UBND huyện Phú Quốc “rất lỏng lẻo”. Diện tích rừng phòng hộ hiện trạng năm 2005 của Phú Quốc là 11.653ha, theo kế hoạch đến năm 2010 giảm còn khoảng 7.813ha, nhưng thống kê đến cuối năm 2010 diện tích thực tế rừng phòng hộ chỉ còn khoảng 4.254ha.
Dân kêu khổ
Trở lại khu vực Bãi Trường (thuộc hai xã Dương Tơ và An Thới) vào tháng 7, thực tế cho thấy trong số 38 dự án khu đô thị, khu du lịch tại đây chỉ có... một dự án khu du lịch sinh thái Quý Hải (của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng - dịch vụ Quý Hải) đang được triển khai thi công. Những dự án còn lại đều trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Hầu hết người dân ở đây đều trong tình trạng chờ giải tỏa và đang sống trong những căn nhà tạm bợ ven khu vực Bãi Trường.
Tại Bãi Vòng, những người dân ở đây đều ngán ngẩm vì phải sống trong quy hoạch gần 10 năm qua nhưng “mặt mũi” sân golf Bãi Vòng không thấy đâu. Khu vực dự án sân golf có diện tích 575ha này hiện tại chỉ có những căn nhà lụp xụp và những khu đất trống với cây cỏ um tùm.
Ông Trần Thái Bình - phó chủ tịch UBND xã Hàm Ninh - cho biết đây là dự án thuộc loại có diện tích lớn nhất và thời gian triển khai lâu nhất trong tổng số 26 dự án chưa triển khai trên địa bàn xã (dự án sân golf có chủ trương đầu tư năm 2004), mãi đến vừa rồi chủ đầu tư (Công ty TNHH Đầu tư xây dựng thương mại Sài Gòn) mới phát phiếu thăm dò trong dân. Theo ông Bình, dù dự án này chưa triển khai nhưng trước đó đã có thông báo thu hồi đất nên người dân ở đây không thể làm giấy đỏ, bà con muốn vay tiền nhưng không có gì để thế chấp.
Tại thị trấn Dương Đông, tình hình cũng không khá hơn. Ông Trần Phò - một hộ dân ở tổ 12, khu phố 9 (thị trấn Dương Đông) - bức xúc cho biết gia đình ông rất khốn khổ vì đất đai dính vào quy hoạch cùng lúc hai dự án du lịch và khu dân cư “treo”.
“Họ đến cắm cột mốc đo đạc và phát phiếu thăm dò từ khi đứa cháu nội tui chưa tròn 2 tuổi, nay nó đã học lớp 6 rồi mà chẳng thấy họ làm gì cả, nhiều năm nay không làm được giấy tờ, nhà muốn sửa lại cũng bị chính quyền cấm” - ông Phò phàn nàn.
Theo bà Nguyễn Hồng Thúy - trưởng khu phố 9, địa bàn khu phố có trên 1.000 hộ dân, nhưng có đến gần một nửa số hộ có đất hoặc nhà dính vào quy hoạch của bốn dự án đã “treo” cả chục năm nay. “Tiếp xúc hằng ngày với dân nên thấy bà con sống trong vùng quy hoạch “treo” khổ lắm, nhà xuống cấp không được xây dựng, vay vốn làm ăn cũng không được vì không có giấy tờ. Kỳ họp HĐND thị trấn lần nào tui cũng phản ảnh đề nghị cần xóa những dự án “treo” quá lâu để đảm bảo quyền lợi cho dân nhưng lãnh đạo cứ trả lời sẽ phản ảnh lên cấp trên, việc này nằm ngoài khả năng của chính quyền cơ sở” - bà Thúy cho hay.
Nhà đầu tư cũng kêu khổ
Theo Thanh tra Chính phủ, trong năm dự án sân golf ở huyện đảo Phú Quốc chỉ có một dự án đang tiến hành đền bù, còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư. Cá biệt dự án sân golf Bãi Thơm (xã Bãi Thơm) dù chưa có chủ trương cho phép đầu tư nhưng nhà đầu tư vẫn tiến hành lập quy hoạch chi tiết 1/500. Thanh tra Chính phủ kiến nghị căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch sân golf trên toàn quốc, trước mắt cần thu hồi chủ trương đầu tư ba dự án sân golf ở huyện đảo Phú Quốc, chờ ý kiến của Thủ tướng về quy hoạch chung.
Tiếp xúc với Tuổi Trẻ, các nhà đầu tư ngoài việc cho rằng nguyên nhân cơ bản khiến các dự án đầu tư tại huyện đảo Phú Quốc bị chậm triển khai là do chính sách thay đổi liên tục, cơ sở hạ tầng của đảo (giao thông, điện, nước) còn quá thiếu thốn, đặc biệt do thủ tục pháp lý của chính cơ quan quản lý nhà nước chưa hỗ trợ nhà đầu tư.
Giám đốc một công ty có trụ sở tại TP.HCM có dự án khá lớn tại đây cho biết thủ tục làm dự án tại đảo Phú Quốc vô cùng nhiêu khê. Ông kể năm 2005 công ty được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, phải mất hơn ba năm loay hoay thương lượng giải tỏa đền bù, xác định ranh giới đất rừng, một năm sau nữa dự án mới có quy hoạch 1/500.
Đến khi hoàn tất các thủ tục lại gặp phải khủng hoảng tài chính, ngân hàng thắt chặt tín dụng nên vuột mất cơ hội. “Nói chúng tôi chậm triển khai xây dựng dự án, hay “xí phần” dự án rồi bỏ đấy là oan cho nhà đầu tư” - vị giám đốc này nói.
Ông Willem Van den Brroek - nhà đầu tư đến từ Úc - cũng nói từ năm 2007 ông được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trên 10ha tại Bãi Thơm để xây dựng trường đào tạo nghiệp vụ du lịch và khu du lịch nghỉ dưỡng, nhưng không lâu sau đó ông phát hiện dự án của mình lại được UBND tỉnh Kiên Giang cấp cho một nhà đầu tư khác chồng lên. Bức xúc, ông thuê luật sư tư vấn và đích thân đến gõ cửa các cơ quan quản lý, gặp lãnh đạo từ huyện đến tỉnh.
Gần một năm sau đó, UBND tỉnh chấp thuận giao cho ông 12,9ha ở khu vực Bãi Trường (xã Dương Tơ). Dù đã được phê duyệt và có quy hoạch 1/500 nhưng gần ba năm nay, dự án này vẫn án binh bất động. Lý do: dự án chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư nên ông Willem Van den Brroek chưa có cơ sở pháp lý để kêu gọi các công ty khác cùng liên doanh triển khai dự án. Trong khi đó, Ban quản lý phát triển đảo Phú Quốc lại yêu cầu nhà đầu tư phải chứng minh năng lực tài chính mới cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Theo ông Trần Minh Tân - giám đốc Công ty Phú Cường - Phú Quốc (một nhà đầu tư có dự án đầu tư nằm trong danh sách các dự án bị kiến nghị thu hồi), công ty ông được tỉnh giao chủ trương đầu tư dự án xây dựng trung tâm kinh tế nghiệp vụ diện tích 28,86ha ở Bãi Trường vào năm 2010. Ngay sau khi nhận dự án, công ty lập tức xúc tiến các thủ tục cần thiết và năm 2011 đã nộp số tiền 8 tỉ đồng (ứng tiền tạm nộp bồi hoàn giải tỏa). Thế nhưng khi khảo sát thực tế thì thấy vị trí đất của dự án vẫn là đất “da beo”, chưa rõ có bao nhiêu hộ dính vào dự án này.
“Dự án cả ngàn tỉ đồng cần phải kêu gọi liên doanh nhưng nhiều cái lại chưa rõ ràng. Cụ thể như giá đất bao nhiêu cũng chưa rõ, doanh nghiệp hỏi thì được trả lời cứ nhận đất đi, giá đất chờ Sở Tài chính tính sau, nói chung là còn mờ mịt như vậy thì doanh nghiệp chúng tôi sao dám bỏ tiền đầu tư xây dựng” - ông Tân bức xúc.
Theo ông Tân, thực tế thời gian qua tại Phú Quốc có chuyện một số nhà đầu tư năng lực kém, xin dự án với mục đích sang bán dự án để hưởng lợi. Tuy nhiên, phần nhiều nhà đầu tư ở đảo Phú Quốc đều có tâm huyết muốn đầu tư làm ăn thật sự nhưng vì các trở ngại khách quan nên chậm đưa dự án vào hoạt động. “Giải pháp cứu nhà đầu tư lúc này là Nhà nước cần chia sẻ, hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai, thủ tục đầu tư nhanh chóng hơn” - ông Tân đề xuất.
C.QUỐC - H.T.DŨNG - T.THÁI - M.QUANG
Theo tuoitre.vn
“Băm nát” Phú Quốc
TT - Sau tám năm kể từ khi Chính phủ phê duyệt đề án phát triển tổng thể, huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) vẫn là một đại công trường ngổn ngang hàng trăm dự án “treo” hoặc không phù hợp quy hoạch.
Hạ tầng giao thông “dở dở ương ương” là một trong những nguyên nhân để các chủ đầu tư giải thích cho việc chậm triển khai các dự án - Ảnh: N.TRIỀU
Theo kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quỹ đất dành cho các khu du lịch tại huyện đảo Phú Quốc là 1.800ha, đến năm 2030 là 3.861ha nhưng hiện tại việc chấp thuận chủ trương, cấp phép đầu tư các dự án du lịch tại đảo lên đến... 6.971ha, vượt xa kế hoạch cho phép.
Dự án “treo” giăng khắp nơi
Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo kết luận thanh tra công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai và quản lý đầu tư xây dựng ở Kiên Giang, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong việc cấp phép đầu tư các dự án tại huyện đảo Phú Quốc. Trong số 95 dự án bị Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi, có tới 59 dự án có chức năng du lịch (trong số đó có tới 37 dự án là du lịch sinh thái).
Đa số dự án có diện tích vài hecta đến vài chục hecta, có dự án khá “khủng” chiếm diện tích vài trăm hecta như khu du lịch sinh thái ở núi Mắt Quỷ (xã Dương Tơ) quy mô 194,5ha, dự án khu du lịch ở Bãi Trường (xã Dương Tơ) và dự án khu du lịch sinh thái Bãi Bổn (xã Hàm Ninh) cùng có diện tích 164ha... Điều đáng nói, những dự án có diện tích lớn như vậy đều bị Thanh tra Chính phủ xác định “không phù hợp quy hoạch”.
"Tình trạng nôn nóng thu hút đầu tư bằng mọi giá rồi ký cấp dự án ào ào như vừa qua đang băm nát đảo và kìm hãm sự quyết tâm biến đảo Phú Quốc thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế "
Ông PHẠM PHÚ HẢI
(nguyên phó bí thư Huyện ủy Phú Quốc)
Không chỉ có những dự án trái quy hoạch được cấp phép, nhiều dự án thuộc diện bị đề nghị thu hồi do cấp trùng diện tích đất như khu du lịch ở Bãi Vòng (xã Hàm Ninh) của Công ty cổ phần địa ốc Mỹ Phú (được giao cho DNTN An Lộc), khu nhà vườn của Công ty TNHH Thiên Hà và khu du lịch, biệt thự cao cấp (đều ở Rạch Hàm, xã Hàm Ninh) lại được cấp cho dự án sân golf Bãi Vòng...
Tới thời điểm hiện nay, tại huyện Phú Quốc có tổng cộng 229 dự án đầu tư với tổng diện tích đăng ký hơn 10.700ha nhưng số dự án đang triển khai thi công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo Thanh tra Chính phủ, trong số này mới có 56 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, còn lại đang lập quy hoạch chi tiết hoặc đang rà soát quy hoạch. Tính đến tháng 7-2011 chỉ có chín dự án được đưa vào hoạt động.
Ngoài cấp dự án tràn lan, Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng việc quản lý rừng phòng hộ của UBND huyện Phú Quốc “rất lỏng lẻo”. Diện tích rừng phòng hộ hiện trạng năm 2005 của Phú Quốc là 11.653ha, theo kế hoạch đến năm 2010 giảm còn khoảng 7.813ha, nhưng thống kê đến cuối năm 2010 diện tích thực tế rừng phòng hộ chỉ còn khoảng 4.254ha.
Dân kêu khổ
Trở lại khu vực Bãi Trường (thuộc hai xã Dương Tơ và An Thới) vào tháng 7, thực tế cho thấy trong số 38 dự án khu đô thị, khu du lịch tại đây chỉ có... một dự án khu du lịch sinh thái Quý Hải (của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng - dịch vụ Quý Hải) đang được triển khai thi công. Những dự án còn lại đều trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Hầu hết người dân ở đây đều trong tình trạng chờ giải tỏa và đang sống trong những căn nhà tạm bợ ven khu vực Bãi Trường.
Tại Bãi Vòng, những người dân ở đây đều ngán ngẩm vì phải sống trong quy hoạch gần 10 năm qua nhưng “mặt mũi” sân golf Bãi Vòng không thấy đâu. Khu vực dự án sân golf có diện tích 575ha này hiện tại chỉ có những căn nhà lụp xụp và những khu đất trống với cây cỏ um tùm.
Ông Trần Thái Bình - phó chủ tịch UBND xã Hàm Ninh - cho biết đây là dự án thuộc loại có diện tích lớn nhất và thời gian triển khai lâu nhất trong tổng số 26 dự án chưa triển khai trên địa bàn xã (dự án sân golf có chủ trương đầu tư năm 2004), mãi đến vừa rồi chủ đầu tư (Công ty TNHH Đầu tư xây dựng thương mại Sài Gòn) mới phát phiếu thăm dò trong dân. Theo ông Bình, dù dự án này chưa triển khai nhưng trước đó đã có thông báo thu hồi đất nên người dân ở đây không thể làm giấy đỏ, bà con muốn vay tiền nhưng không có gì để thế chấp.
Tại thị trấn Dương Đông, tình hình cũng không khá hơn. Ông Trần Phò - một hộ dân ở tổ 12, khu phố 9 (thị trấn Dương Đông) - bức xúc cho biết gia đình ông rất khốn khổ vì đất đai dính vào quy hoạch cùng lúc hai dự án du lịch và khu dân cư “treo”.
“Họ đến cắm cột mốc đo đạc và phát phiếu thăm dò từ khi đứa cháu nội tui chưa tròn 2 tuổi, nay nó đã học lớp 6 rồi mà chẳng thấy họ làm gì cả, nhiều năm nay không làm được giấy tờ, nhà muốn sửa lại cũng bị chính quyền cấm” - ông Phò phàn nàn.
Theo bà Nguyễn Hồng Thúy - trưởng khu phố 9, địa bàn khu phố có trên 1.000 hộ dân, nhưng có đến gần một nửa số hộ có đất hoặc nhà dính vào quy hoạch của bốn dự án đã “treo” cả chục năm nay. “Tiếp xúc hằng ngày với dân nên thấy bà con sống trong vùng quy hoạch “treo” khổ lắm, nhà xuống cấp không được xây dựng, vay vốn làm ăn cũng không được vì không có giấy tờ. Kỳ họp HĐND thị trấn lần nào tui cũng phản ảnh đề nghị cần xóa những dự án “treo” quá lâu để đảm bảo quyền lợi cho dân nhưng lãnh đạo cứ trả lời sẽ phản ảnh lên cấp trên, việc này nằm ngoài khả năng của chính quyền cơ sở” - bà Thúy cho hay.
Nhà đầu tư cũng kêu khổ
Theo Thanh tra Chính phủ, trong năm dự án sân golf ở huyện đảo Phú Quốc chỉ có một dự án đang tiến hành đền bù, còn lại đang hoàn thiện thủ tục đầu tư. Cá biệt dự án sân golf Bãi Thơm (xã Bãi Thơm) dù chưa có chủ trương cho phép đầu tư nhưng nhà đầu tư vẫn tiến hành lập quy hoạch chi tiết 1/500. Thanh tra Chính phủ kiến nghị căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch sân golf trên toàn quốc, trước mắt cần thu hồi chủ trương đầu tư ba dự án sân golf ở huyện đảo Phú Quốc, chờ ý kiến của Thủ tướng về quy hoạch chung.
Tiếp xúc với Tuổi Trẻ, các nhà đầu tư ngoài việc cho rằng nguyên nhân cơ bản khiến các dự án đầu tư tại huyện đảo Phú Quốc bị chậm triển khai là do chính sách thay đổi liên tục, cơ sở hạ tầng của đảo (giao thông, điện, nước) còn quá thiếu thốn, đặc biệt do thủ tục pháp lý của chính cơ quan quản lý nhà nước chưa hỗ trợ nhà đầu tư.
Giám đốc một công ty có trụ sở tại TP.HCM có dự án khá lớn tại đây cho biết thủ tục làm dự án tại đảo Phú Quốc vô cùng nhiêu khê. Ông kể năm 2005 công ty được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, phải mất hơn ba năm loay hoay thương lượng giải tỏa đền bù, xác định ranh giới đất rừng, một năm sau nữa dự án mới có quy hoạch 1/500.
Đến khi hoàn tất các thủ tục lại gặp phải khủng hoảng tài chính, ngân hàng thắt chặt tín dụng nên vuột mất cơ hội. “Nói chúng tôi chậm triển khai xây dựng dự án, hay “xí phần” dự án rồi bỏ đấy là oan cho nhà đầu tư” - vị giám đốc này nói.
Ông Willem Van den Brroek - nhà đầu tư đến từ Úc - cũng nói từ năm 2007 ông được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trên 10ha tại Bãi Thơm để xây dựng trường đào tạo nghiệp vụ du lịch và khu du lịch nghỉ dưỡng, nhưng không lâu sau đó ông phát hiện dự án của mình lại được UBND tỉnh Kiên Giang cấp cho một nhà đầu tư khác chồng lên. Bức xúc, ông thuê luật sư tư vấn và đích thân đến gõ cửa các cơ quan quản lý, gặp lãnh đạo từ huyện đến tỉnh.
Gần một năm sau đó, UBND tỉnh chấp thuận giao cho ông 12,9ha ở khu vực Bãi Trường (xã Dương Tơ). Dù đã được phê duyệt và có quy hoạch 1/500 nhưng gần ba năm nay, dự án này vẫn án binh bất động. Lý do: dự án chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư nên ông Willem Van den Brroek chưa có cơ sở pháp lý để kêu gọi các công ty khác cùng liên doanh triển khai dự án. Trong khi đó, Ban quản lý phát triển đảo Phú Quốc lại yêu cầu nhà đầu tư phải chứng minh năng lực tài chính mới cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Theo ông Trần Minh Tân - giám đốc Công ty Phú Cường - Phú Quốc (một nhà đầu tư có dự án đầu tư nằm trong danh sách các dự án bị kiến nghị thu hồi), công ty ông được tỉnh giao chủ trương đầu tư dự án xây dựng trung tâm kinh tế nghiệp vụ diện tích 28,86ha ở Bãi Trường vào năm 2010. Ngay sau khi nhận dự án, công ty lập tức xúc tiến các thủ tục cần thiết và năm 2011 đã nộp số tiền 8 tỉ đồng (ứng tiền tạm nộp bồi hoàn giải tỏa). Thế nhưng khi khảo sát thực tế thì thấy vị trí đất của dự án vẫn là đất “da beo”, chưa rõ có bao nhiêu hộ dính vào dự án này.
“Dự án cả ngàn tỉ đồng cần phải kêu gọi liên doanh nhưng nhiều cái lại chưa rõ ràng. Cụ thể như giá đất bao nhiêu cũng chưa rõ, doanh nghiệp hỏi thì được trả lời cứ nhận đất đi, giá đất chờ Sở Tài chính tính sau, nói chung là còn mờ mịt như vậy thì doanh nghiệp chúng tôi sao dám bỏ tiền đầu tư xây dựng” - ông Tân bức xúc.
Theo ông Tân, thực tế thời gian qua tại Phú Quốc có chuyện một số nhà đầu tư năng lực kém, xin dự án với mục đích sang bán dự án để hưởng lợi. Tuy nhiên, phần nhiều nhà đầu tư ở đảo Phú Quốc đều có tâm huyết muốn đầu tư làm ăn thật sự nhưng vì các trở ngại khách quan nên chậm đưa dự án vào hoạt động. “Giải pháp cứu nhà đầu tư lúc này là Nhà nước cần chia sẻ, hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai, thủ tục đầu tư nhanh chóng hơn” - ông Tân đề xuất.
C.QUỐC - H.T.DŨNG - T.THÁI - M.QUANG
Last edited by a moderator:
Và loạt bài thứ 2 của Tuoitre.vn
Thứ Hai, 30/07/2012, 08:30 (GMT+7)
Chờ Phú Quốc sửa sai
TT - Hơn tám năm trước, Phú Quốc “nổi tiếng” cả nước bởi vụ các quan chức huyện đảo này “xà xẻo” đất đai, phá rừng. Vụ việc vỡ lở, hàng loạt cán bộ từ lãnh đạo cao nhất như chủ tịch, phó chủ tịch UBND huyện đến cán bộ địa chính một số xã bị kỷ luật, khởi tố bắt giam. Ban chấp hành đảng bộ huyện đảo đã phải nhận kỷ luật cảnh cáo.
Sau vụ án, tỉnh Kiên Giang đã phải điều động hàng chục cán bộ từ đất liền ra tăng cường cho bộ máy lãnh đạo chính quyền huyện đảo Phú Quốc. Song hành với quyết tâm cải tổ bộ máy quản lý huyện đảo này của tỉnh, Chính phủ cũng đã có một số chủ trương, chính sách để đưa Phú Quốc trở thành hòn đảo du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế. Năm 2004, Thủ tướng đã ký quyết định số 178 quy hoạch tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với một loạt cơ chế chính sách mở cửa để Phú Quốc đột phá. Thủ tướng cũng đã mở ra cơ chế để huyện đảo lập riêng một ban quản lý đầu tư và phát triển đảo.
Chưa dừng lại ở đó, Chính phủ cũng đã thuê một số chuyên gia tư vấn quốc tế tiến hành quy hoạch mạng lưới du lịch huyện đảo. Sau khi các nhà tư vấn trong và ngoài nước đề xuất ý tưởng quy hoạch vào năm 2010, Thủ tướng chính thức ký thêm quyết định số 633 điều chỉnh quy hoạch chung đảo Phú Quốc đến năm 2030. Để thực hiện các quyết định trên, nguồn vốn hàng ngàn tỉ đồng đã được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng trên đảo như sân bay quốc tế Phú Quốc, cảng biển An Thới, trục giao thông xuyên đảo...
Với một loạt cơ chế chính sách, nguồn vốn đầu tư như vậy, Phú Quốc đã hội đủ các yếu tố “thiên thời địa lợi” để thu hút đầu tư, bứt phá phát triển.
Thế nhưng, kỳ vọng về một hòn đảo du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế đã và đang có nguy cơ bị đánh mất khi mới đây đón nhận “hung tin” Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, cấp phép đầu tư xây dựng các dự án du lịch. Đảo Phú Quốc đang bị “băm nát” bởi tình trạng loạn dự án du lịch “xí phần” mà không triển khai xây dựng.
Vì sao lại có tình trạng này, phải chăng cơ chế chính sách mà trung ương đã ban hành cho huyện đảo chưa đủ lực để Phú Quốc tăng tốc? Làm gì để Phú Quốc bật dậy sau cú ngã lần này? Nêu những câu hỏi này trao đổi với nhiều chuyên gia am tường Phú Quốc, tôi đều nhận được câu trả lời: Cơ chế ư? Không còn cơ chế nào tốt hơn như các cơ chế mà Chính phủ đã ban hành. Nhà nước trung ương không thể làm thay mà những công bộc của dân, những cán bộ lãnh đạo địa phương phải xắn tay vào cuộc.
Thông điệp để sửa sai, đưa Phú Quốc vượt lên trong bối cảnh hiện nay đã được lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang phát đi với quyết tâm rất rõ ràng “sẽ không nôn nóng thu hút đầu tư bằng mọi giá, làm phá vỡ quy hoạch đã được phê duyệt, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của huyện đảo Phú Quốc”.
Thông điệp ấy đã nhen nhóm hi vọng, nhưng như vậy vẫn chưa đủ mà cần có sự thay đổi tầm nhìn, tư duy quản lý quy hoạch và sự tâm huyết, trăn trở của lãnh đạo địa phương, nếu không thông điệp vẫn chỉ là quyết tâm chính trị mà không đi vào thực tế.
Đừng vì lợi ích trước mắt mà băm nát hòn đảo du lịch xinh đẹp nhiều tiềm năng bậc nhất cả nước.
HOÀNG TRÍ DŨNG
Thứ Hai, 30/07/2012, 08:30 (GMT+7)
Chờ Phú Quốc sửa sai
TT - Hơn tám năm trước, Phú Quốc “nổi tiếng” cả nước bởi vụ các quan chức huyện đảo này “xà xẻo” đất đai, phá rừng. Vụ việc vỡ lở, hàng loạt cán bộ từ lãnh đạo cao nhất như chủ tịch, phó chủ tịch UBND huyện đến cán bộ địa chính một số xã bị kỷ luật, khởi tố bắt giam. Ban chấp hành đảng bộ huyện đảo đã phải nhận kỷ luật cảnh cáo.
Sau vụ án, tỉnh Kiên Giang đã phải điều động hàng chục cán bộ từ đất liền ra tăng cường cho bộ máy lãnh đạo chính quyền huyện đảo Phú Quốc. Song hành với quyết tâm cải tổ bộ máy quản lý huyện đảo này của tỉnh, Chính phủ cũng đã có một số chủ trương, chính sách để đưa Phú Quốc trở thành hòn đảo du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế. Năm 2004, Thủ tướng đã ký quyết định số 178 quy hoạch tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với một loạt cơ chế chính sách mở cửa để Phú Quốc đột phá. Thủ tướng cũng đã mở ra cơ chế để huyện đảo lập riêng một ban quản lý đầu tư và phát triển đảo.
Chưa dừng lại ở đó, Chính phủ cũng đã thuê một số chuyên gia tư vấn quốc tế tiến hành quy hoạch mạng lưới du lịch huyện đảo. Sau khi các nhà tư vấn trong và ngoài nước đề xuất ý tưởng quy hoạch vào năm 2010, Thủ tướng chính thức ký thêm quyết định số 633 điều chỉnh quy hoạch chung đảo Phú Quốc đến năm 2030. Để thực hiện các quyết định trên, nguồn vốn hàng ngàn tỉ đồng đã được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng trên đảo như sân bay quốc tế Phú Quốc, cảng biển An Thới, trục giao thông xuyên đảo...
Với một loạt cơ chế chính sách, nguồn vốn đầu tư như vậy, Phú Quốc đã hội đủ các yếu tố “thiên thời địa lợi” để thu hút đầu tư, bứt phá phát triển.
Thế nhưng, kỳ vọng về một hòn đảo du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế đã và đang có nguy cơ bị đánh mất khi mới đây đón nhận “hung tin” Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, cấp phép đầu tư xây dựng các dự án du lịch. Đảo Phú Quốc đang bị “băm nát” bởi tình trạng loạn dự án du lịch “xí phần” mà không triển khai xây dựng.
Vì sao lại có tình trạng này, phải chăng cơ chế chính sách mà trung ương đã ban hành cho huyện đảo chưa đủ lực để Phú Quốc tăng tốc? Làm gì để Phú Quốc bật dậy sau cú ngã lần này? Nêu những câu hỏi này trao đổi với nhiều chuyên gia am tường Phú Quốc, tôi đều nhận được câu trả lời: Cơ chế ư? Không còn cơ chế nào tốt hơn như các cơ chế mà Chính phủ đã ban hành. Nhà nước trung ương không thể làm thay mà những công bộc của dân, những cán bộ lãnh đạo địa phương phải xắn tay vào cuộc.
Thông điệp để sửa sai, đưa Phú Quốc vượt lên trong bối cảnh hiện nay đã được lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang phát đi với quyết tâm rất rõ ràng “sẽ không nôn nóng thu hút đầu tư bằng mọi giá, làm phá vỡ quy hoạch đã được phê duyệt, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của huyện đảo Phú Quốc”.
Thông điệp ấy đã nhen nhóm hi vọng, nhưng như vậy vẫn chưa đủ mà cần có sự thay đổi tầm nhìn, tư duy quản lý quy hoạch và sự tâm huyết, trăn trở của lãnh đạo địa phương, nếu không thông điệp vẫn chỉ là quyết tâm chính trị mà không đi vào thực tế.
Đừng vì lợi ích trước mắt mà băm nát hòn đảo du lịch xinh đẹp nhiều tiềm năng bậc nhất cả nước.
HOÀNG TRÍ DŨNG
Last edited by a moderator:
Tình hình kinh tế khó khăn, kiếm tiền ngày một khó... chán đời ra đảo làm Robinson cũng hợp lý các bác nhể.
Coming soon.... 15/12/2012
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=I4ps4PB_z4Q[/tube]
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=I4ps4PB_z4Q[/tube]
Last edited by a moderator:
Nếu chú 6 Dân mà còn sống thì chắc PQ đã làm xong vì đất đai ngoài này con cháu chú gom hết rồi mà.
Chém gió quá "nguy hiểm"!saigonduky nói:Nếu chú 6 Dân mà còn sống thì chắc PQ đã làm xong vì đất đai ngoài này con cháu chú gom hết rồi mà.
Last edited by a moderator:
- Status
- Không mở trả lời sau này.