Lơ Xe
6/6/04
15.562
12.404
113
Vietnam
www.otosaigon.com
Sang ngày thứ 5 đoàn xe tiếp tục lến cố đô lào Luang Pha Bang cách Vang Vieng tầm 150-200 cây số, đoạn đường đi 2 nhánh, nhánh đường cũ toàn đèo dốc bên phải mất khoảng 4 tiếng và nhánh đường mới khá tốt nhưng có nhiều con dốc khá cao và chỉ mất 2 tiếng. Hành trình dài mấy ngàn cây số bên Lào không lo sợ xe máy hay CSGT "bẫy" tốc độ ...mà chỉ sợ bò hay heo và chó hay chạy rông bên đường.

726D1AE331F04EE6A5B02DD39287BACE.jpg
Cảnh thường thấy khi lái xe trên Lào Bahn..:D
E1B3059660ED43DA9DA3B091BA8190D3.jpg
5371E725426A43399F3B98224AC04711.jpg
Hiện nay vẫn là mùa khô nên 1 số con sông đã cạn nước ...​
D6144B8B7C2641918A4DF88A1C712C52.jpg
477100A7CB4940F9BE7900258ECB3F1F.jpg
EEA3A784FE97497381591EA7DFBDDEF9.jpg
43ED7CDB84DF4DBD8C749B7E5B6E1436.jpg
Cung đường mới lên Luang Pha Băng​
 
Lơ Xe
6/6/04
15.562
12.404
113
Vietnam
www.otosaigon.com
EE419E46131E47CA8A93CC3B9A750F49.jpg
Cố đô Lào Luang Prabang – Thành phố ngủ trưa


Một địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Lào là cố đô Luang Prabang nằm cách xa thủ đô Vien Chăn hơn 400 cây số và có đường biên giới chung với Việt Nam tại Lai Châu và Sơn La. Hiện nay cố đô Lào có hơn 40 ngôi chùa cổ và hầu hết được xây dựng từ thế kỷ 14 và nhiều cung điện của các thời phong kiến ở Lào được xây dựng hơn một nghìn năm.

B6DC965F62ED424D91CF97918196C9B8.jpg
365846580AAB490FAFFF3FCF6F098A9D.jpg
Trong danh từ Luổng Phạ Bang, “Luổng” là một từ Tày - Thái, có nghĩa gốc là to, lớn, trong tiếng Lào thì “luổng” cũng đã chuyển biến thành một danh từ riêng biệt để chỉ nhân vật cao cả, người có chức quyền cao, nghĩa là “đấng”, “đức”. “Phạ” là từ Lào gốc tiếng Phạn, dùng để chỉ Đức Phật hoặc nhà sư và khi đứng trước một danh từ chỉ người thì nó chỉ tính chất thiêng liêng, cao cả của nhân vật đó. Còn “bang” là một từ “thuần Lào”, nghĩa là “mỏng” (nghĩa gốc), “mảnh mai”, “mảnh khảnh”, tương tự ở nhiều ngôn ngữ Tày - Thái. Dịch sát nghĩa thì ba tiếng “Luổng Phạ Bang” có nghĩa là “Đức Phật mảnh khảnh”.


E95FEEC96CCC4D1B94E6D37842D5C911.jpg
Mường Xoa là tên cũ của Luangprabang sau khi nó bị một thủ lĩnh người Thái là Khun Lo chinh phục năm 698, lợi dụng cơ hội khi Nam Chiếu đang dẫn quân đi chiến đấu ở nơi khác. Khun Lo được cha mình là Khun Borom ban tặng thành phố đó. Khùn Borom gắn liền với truyền thuyết Lào về việc thành lập thế giới, truyền thuyết chung của dân tộc Lào cùng với người Shan và các dân tộc khác trong vùng. Khun Lo đã lập ra một triều đại với mười lăm đời vua nối tiếp nhau cai trị vùng Mường Xoa độc lập và là một giai đoạn yên ổn kéo dài một thế kỷ.

85E4263C2D7F4C8A9FFF59B6CFD60987.jpg
Nửa cuối thế kỷ 8, Nam Chiếu thường can thiệp vào công việc của các công quốc vùng trung châu thổ sông Cửu Long, dẫn tới việc chiếm Mường Xoa năm 709. Các hoàng tử ở Nam Chiếu hay những vị quan cai trị đã thay thế các lãnh chúa quý tộc người Thái. Thời gian của cuộc chiếm đóng này hiện chưa được biết, nhưng có lẽ nó đã kết thúc trước khi diễn ra cuộc Bắc tiến của Đế quốc Khmer dưới thời vua Indravarman I (khoảng 877-89) và kéo dài tới tận các vùng lãnh thổ của Sipsong Panna ở thượng lưu sông Cửu Long.

EAEA3FA46DC44C9883902B5B8EBC0D65.jpg
EAEA3FA46DC44C9883902B5B8EBC0D65.jpg
EAEA3FA46DC44C9883902B5B8EBC0D65.jpg
Cùng lúc ấy, người Khmer thành lập một tiền đồn ở Xay Fong gần Viêng Chăn, và Chămpa kéo dài tới tận miền Nam nước Lào, tiếp tục hiễn diện trên hai bờ sông Cửu Long đến tận năm 1070. Chanthaphanit, vị quan địa phương cai trị Xay Fong, di chuyển về phía Bắc đến Mường Xoa và được chấp nhận một cách hòa bình làm người cai trị ở đó sau khi các vị quan của Nam Chiếu rút đi. Chanthaphanit và con trai có thời gian cầm quyền rất lâu, trong giai đoạn đó vùng này bắt đầu được gọi theo cái tên bằng tiếng Thái là Xiêng Đông-Xiêng Thoong. Cuối cùng triều đình này tham dự vào cuộc xung đột giữa một số công quốc. Khun Chuang, một vị cai trị hiếu chiến có thể từng là một người Kammu (những cách đánh vần khác gồm Khamu và Khmu), đã mở rộng lãnh thổ của mình sau khi chiến đấu với các công quốc khác và có thể đã cai trị trong khoảng từ 1128 đến 1169. Dưới thời Khun Chuang, một dòng họ duy nhất đã cai trị một vùng lãnh thổ rộng lớn và tái lập hệ thống hành chính kiểu Xiêm từ thế kỷ thứ 7. Ở một số khía cạnh, Phật giáo tiểu thừa đã bị gộp vào Phật giáo đại thừa.

Xieng Dong Xieng Thong đã trải qua một giai đoạn ngắn dưới quyền bá chủ của người Khmer thời Jayavarman VII từ 1185 đến 1191. Tới năm 1180 Sipsong Panna đã giành lại được độc lập từ Khmer, tuy nhiên năm 1238 một cuộc nổi dậy từ bên trong tiền đồn của Khmer tại Sukhodaya đã dẫn tới việc trục xuất các lãnh chúa Khmer. Năm 1353 Xiêng Đông-Xiêng Thoong trở thành thủ đô của Lan Xang. Năm 1560 Vua Setthathirath I di chuyển thủ đô tới Viêng Chăn, hiện nay vẫn là thủ đô của Lào.

Năm 1707, Lan Xang tan rã và Luangprabang trở thành thủ đô của Vương quốc Luangprabang độc lập. Khi Pháp sáp nhập Lào, Pháp công nhận Luangprabang là nơi cư ngụ hoàng gia của Lào. Cuối cùng, vị vua cai trị Luangprabang trở thành đồng nghĩa với nguyên thủ quốc gia của Nhà nước bảo hộ Lào thuộc Pháp. Khi Lào giành lại độc lập, vua Luangprabang, Sisavang Vong, trở thành lãnh đạo quốc gia của Vương quốc Lào. (thông tin thao khảo từ Wikiipedia) .
 
Tập Lái
24/4/14
10
2
3
đang nóng bức mà thấy mấy hình này tự dưng người nó mát mẻ hẳn
15.gif

 
Lơ Xe
6/6/04
15.562
12.404
113
Vietnam
www.otosaigon.com
Tết Lào
Tết Lào Bunpimay, diễn ra từ 14 đến 16/4 hằng năm và là ngày hội vui và đáng nhớ nhất khi du khách đến du lịch tại Lào, từ già trẻ lớn bé, tây ta đều hòa mình trong tiếng vui đùa khi tạt nước lẫn nhau.

969D7FD03C2145EB95B2DE9B7895F1B5.jpg
73BABE18A63E4EFDA0FFB68570E885A2.jpg
0F486D0468474B8BA743C0E53792E071.jpg
A2A37FFB1A8D4FF98861C2A698F71A49.jpg
079FC31069B84A8B87BECD37BA9B59F7.jpg
Đây là Tết theo Phật lịch vì ở Lào, đạo Phật từ lâu đã trở thành quốc đạo. Người dân té nước để cầu may, bình yên cho cả năm. Cũng như người dân Thái Lan và Campuchia, lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Bunpimay là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc.

Tết Bunpimay diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ. Ngày thứ hai không được tính đến vì đó là giao thời giữa năm cũ và năm mới. Hội bắt đầu vào ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi. Ngày cuối cũng là ngày kết thúc tuần trăng. Trong ba ngày này người Lào được nghỉ, không làm việc và cũng không có các hoạt động buôn bán.

Đầu tiên Tết Lào được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Một. Tuy nhiên, thời điểm đó vào mùa đông, không thích hợp cho phong tục té nước nên ngày này đã được chuyển sang thời điểm nóng nhất trong năm. Đây cũng là thời gian ngày thường dài hơn đêm, ngày dài nhất có thể đến 14 tiếng 24 phút.

Theo các sử gia Lào, tổ tiên người Lào đến từ phía Nam Trung Quốc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ nên lấy ngày, tháng, năm theo Ấn Độ. Riêng Tết Lào là lấy theo người Mon-Phama và người Khmer. Người Ấn Độ coi trọng thời điểm ngày dài hơn đêm và gọi đó là Watthanasagn, có nghĩa là “nhiều bóng râm”. Khi đó mặt trời mọc ở phía bắc và bắt đầu mùa mưa, thuận lợi cho trồng trọt hơn các mùa khác trong năm.
 
Lơ Xe
6/6/04
15.562
12.404
113
Vietnam
www.otosaigon.com
Hình ảnh cuộc "chiến" nước tại cố đô Lào

8D7BA5797DEF4F0EBE0195C74872C370.jpg
F60EF4E032FD44379958CCA939C9594E.jpg
4E61240B83A24389B46C8773042B73D7.jpg
CE5AEC352CAD4AF9B7797C708572253B.jpg
1E3DE20969D6406BAD3AB61C94A915AA.jpg

Ngoài ra, Tết Lào còn xuất phát từ một truyền thuyết về cuộc đấu trí giữa Thammabane và Kabinlaphom.
Thời xa xưa, từ trước khi Phật giáo ra đời, có một chàng trai con nhà phú nông tên là Thmmaphala hay còn gọi là Thammabane rất nhanh trí và hiểu được tiếng chim. Thammabane thường di khắp nơi để truyền dạy kiến thức.

Thời gian đó người dân vẫn coi Kabinlaphom, thần của bầu trời là người thông thái nhất. Khi biết tin dưới trần gian có Thammabane là một người rất hiểu biết, Kabinlaphom muốn thi tài với Thammabane. Ông ta đặt ra ba câu hỏi để Thammabane trả lời, nếu Thammabane trả lời được thì Kabinlaphom sẽ phải dâng đầu mình và ngược lại.

Ba câu hỏi đó là:
Thần sắc con người tập trung ở đâu vào buổi sáng?
Thần sắc con người tập trung ở đâu vào buổi chiều?
Thần sắc con người tập trung ở đâu vào buổi tối?


Thammabane không thể trả lời ngay, nhưng anh xin Kabinlaphom thêm 9 ngày nữa. Thammabane ra sức suy nghĩ nhưng vẫn không tìm được đáp án. Ba ngày trôi qua, đã quá mỏi mệt, anh ngủ gật dưới gốc cọ thì nghe hai vợ chồng đại bàng nói chuyện trên đầu mình. Đại bàng vợ hỏi: "Ngày mai chúng ta sẽ ăn gì đây?". Đại bàng chồng trả lời: "Đừng lo, chúng ta sẽ ăn thịt Thammabane, vì anh ta sẽ không thể trả lời được 3 câu hỏi của Kabinlaphom và sẽ bị giết". Khi đại bàng vợ hỏi về câu trả lời, đại bàng chồng đã nói:

Thần sắc con người vào buổi sáng tập trung ở khuôn mặt, vì vậy buổi sáng con người phải rửa mặt
Thần sắc con người vào buổi chiều tập trung ở ngực, vì vậy con người thường tắm vào buổi chiều
Thần sắc con người vào buổi tối tập trung ở tay và chân, vì vậy con người thường rửa chân tay trước khi đi ngủ

Nhờ biết được tiếng chim, Thammabane nghe rõ ba câu trả lời và sau đó trở lại gặp Kabinlaphom. Theo cam kết, Kabinlaphom phải chặt đầu mình. Tuy nhiên, trước khi chặt đầu, Kabinlaphom dặn bảy cô con gái của mình giữ gìn cái đầu cẩn thận, vì nếu đầu ông ta rơi xuống đất sẽ xảy ra hỏa hoạn, ném lên trời sẽ gây ra hạn hán còn ném xuống biển thì biển sẽ khô cạn. Bảy con gái của Kabinlaphom đặt đầu cha trên một cái đĩa vàng và thờ ở động Khanthoumali, núi Phoukhaokailat. Hàng năm các cô lần lượt đến đây rửa sạch đầu cha và đặt trở lại vào động.
 
  • Like
Reactions: pony2005