Bắt đầu ngày thứ 2, tụi em chia tay thành phố Trà Vinh trong sự luyến tiếc và ngạc nhiên. Luyến tiếc là vì chỉ cần đến sớm 3-4 ngày là tụi em đã được tham gia lễ hội Ok Om Bok đặc trưng của người Khmer. Theo quan niệm tín ngưỡng của người Khmer, Mặt Trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm thế nên lễ Ok Om Bok là dịp để họ cúng trăng, tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi. Lễ hội này diễn ra hàng năm vào dịp rằm tháng 10 âm lịch. Còn ngạc nhiên ở đây là do được bác Lơ chia sẻ thông tin Trà Vinh là một trong những tỉnh nghèo nhất miền Tây nhưng số lượng sắm xe hơi lại thuộc hàng top khu vực.
Hành trình ngày thứ 2 có phần nặng đô hơn ngày đầu tiên. Đích của tụi em là đi càng gần đến khu vực cực Nam của tỉnh Cà Mau thì càng tốt. Cung đường theo Google Maps ước lượng là gần 260 km.
Địa điểm dừng chân đầu tiên của tụi em là một ngôi chùa Khmer. Tại đây tụi em có dịp tìm hiểu nhiều điều thú vị về văn hóa tín ngưỡng của người Khmer.
Trước khi vô nội dung chính thì em xin lạc đề tí. "Nước da" màu phù sa, đẹp rạng ngời mà không chói lóa, rất hợp với anh Hai Lúa Hilux. Đây có lẽ là màu sơn đẹp nhất của Hliux thế hệ nới. Toyota gọi màu này là Cam ánh kim.
Đối với người Khmer, Phật giáo là một phần của cuộc sống thế nên nơi nào tập trung người Khmer là nơi đó có chùa. Đặc biệt những ngôi chùa của người Khmer có một phong cách rất riêng, không lẫn vào đâu được.
Dễ thấy nhất là chùa người Khmer có rất nhiều chi tiết hình rắn. Đây chính là hình ảnh của Thần rắn Naga. Trong tiếng Paly, Naga có nghĩa là rắn lớn, rắn Naga là biểu trưng cho sự thịnh vượng, là vị thần bảo vệ mùa màng, mang nước tưới tắm cho ruộng vườn, mang nước đầy ắp các dòng sông. Rắn Naga còn là biểu tượng cho sự kết nối giữa cõi nhân gian và niết bàn.
Trong truyền thuyết của người Khmer, rắn Naga tượng trưng cho vị thần Siva tối cao. Đây là vị thần nắm trong tay sự hủy diệt và tái sinh. Hồi còn trai trẻ vị vua đầu tiên vương quốc Chân Lạp là Kampu rất tài giỏi, có đức độ, được nhân dân yêu mến, trong lần vượt biển sang đất nước của những hòn đảo, ngài đã gặp con gái vua rắn Naga, một cô gái kiều diễm, thông minh, xinh đẹp như nàng tiên giáng thế. Khi đó, vua rắn Naga tổ chức lễ kén rể. Kampu đã vượt qua tất cả các chàng trai trong các cuộc thi văn võ để làm chồng công chúa Naga. Vợ chồng Kampu đã kết nối các bộ lạc, lập nên vương quốc Chân Lạp. Công chúa Naga đã trở thành Hoàng hậu. "Biết ơn nàng công chúa, các vị vua thế hệ sau khi xây dựng các cung điện, chùa chiền, các công trình tâm linh đều đắp tượng rắn Naga để thờ, xem đó là vị thần canh giữ chốn linh thiêng. Rắn Naga luôn xuất hiện trên cầu thang, lối đi, cổng vào với ý nghĩa xua đuổi tà ma, ám khí”
Trong khuôn viên chùa, công trình kiến trúc chính và nổi bật nhất là ngôi chính điện (Vi Ha). Chính điện là nơi thờ phật Thích ca và tiến hành những lễ nghi quan trọng trong năm. Trong chùa còn có thư viện lưu giữ nhiều thư tịch cổ bằng lá thốt nốt, kinh điển phật giáo, tác phẩm văn học, nghệ thuật… đã từ lâu ngôi chùa Khmer vừa là nơi thờ cúng vừa là nơi sinh hoạt tinh thần, là trung tâm văn hoá, xã hội của quần chúng.
Phật giáo của người Khmer thuộc nhánh Tiểu Thừa thế nên các sư vẫn đi khất thực hàng ngày và không cần ăn chay như nhánh Đại Thừa. Người Khmer tu để trả nghĩa cha mẹ, tu để học chữ, tu để lấy chức sắc. Họ quan niệm đi tu là làm phước, tu càng nhiều thì núi phước càng cao. Trong giới tu hành của phật giáo Khmer chỉ có Tăng không có Ni.
Trên đường đi tình cờ thấy Nhà Thờ có tên Mặc Bắc khá lớn và đẹp thế nên tụi em ghé vào tham quan thì được biết đây là một trong những Giáo xứ Thiên Chúa lớn và cổ xưa nhất đồng bằng sông Cửu Long. Nhà Thờ này xây dựng vào năm 1886 và được xem là Thánh đường lớn thứ 2 ở Nam Bộ thời đó, chỉ sau Nhà Thờ Đức Bà ở Sài Gòn.
Từ Trà Vinh sang Sóc Trăng bằng QL60 thì tụi em phải đi qua Cù Lao Dung, kẹp giữa 2 tỉnh này và 2 lần đi phà liên tục. Cù Lao Dung thuộc huyện Sóc Trăng nha các bác. Hai cái phà tụi em đi đều nằm ở Xã An Thạnh 1, trên cùng của Cù Lao.
Cả 2 chuyến phà từ Trà Vinh sang Cù Lao Dung và từ Cù Lao Dung sang Sóc Trăng đều có tên là Đại Ngãi. Chuyến đầu tiên từ Trà Vinh sang Cù Lao Dung giá vé là 35k.
Gương mặt của Hai Lúa Hilux có vẻ "lành" nhất trong những xe bán tải. Để ý thì nó còn phản phất nét vui vẻ, trái ngược với những chiếc bán tải khác thường được tạo hình gương mặt không hầm hố thì cũng phải thật lạnh lùng.
Phà này là phà cỡ trung mid-size.
Anh Hai Lúa chân dài nên lên dốc phà rất tự tin, chả cần phải rón rén như sedan.
Một chuyến phà chạy tầm 15 phút. Thời gian chờ phà chạy ngồi thư giãn nhẹ nhàng bằng cách thưởng thức âm nhạc qua dàn loa hay nhất trong phân khúc xe bán tải hiện nay. Đó là theo nhận xét của bác Phú HP - chuyên gia âm thanh của diễn đàn OS.
Dàn loa của Hilux có tất cả 6 loa. Mặc dù không có sub bass riêng, nhưng âm thanh cho ra vẫn rất tách bạch, bass ra bass, treb ra treb. Em nghe nhạc 128 kbps phát qua Bluetooth mà đã thấy rất phê rồi, không biết chơi CD chất lượng nhạc cao hơn nó còn như thế nào. Nói một cách dễ hiểu thì dàn âm thanh của Hilux cực kỳ "nịnh tai" số đông người nghe phổ thông.
Bác Phú quan ngại là nếu sắp tới các hãng xe đều trang bị loa zin tốt như thế thì còn mấy ai qua bác Phú nâng cấp âm thanh nữa
Hộp lạnh ở phía ghế phụ trước là một chi tiết nhỏ nhưng hơi bị "ăn tiền". Hộp lạnh này lấy gió trực tiếp từ hệ thống điều hòa để làm mát nước uống bên trong.
Trên đường di chuyển sang Bến Phà tiếp theo.
Dừng chân mua vé ở Bến thứ 2 và tranh thủ chụp chung với chiếc Corolla biển xanh còn cứng ngắt.
Giá vé ở Bến phà này là 40k, cao hơn 5k so với bến đầu.
Anh Hai Lúa với anh Na Béo, anh nào đẹp trai hơn?
Có thùng hay không thùng nhìn hay hơn?
Xuống phà, Cà Mau thằng tiến.
Vì chuyến này du lịch bụi nên tiêu chí tụi em là cứ tà tà khám phá cung đường mới. Thay vì đi thẳng một mạch QL60 qua thành phố Sóc Trăng thì tụi em chọn con đường QL91C bọc ra biển để coi biển Sóc Trăng có khác gì biển Gò Công hôm qua hay không.
Đi theo Google Maps đi đến biển thì nó ra view biển như thế này. Vậy là biển Sóc Trăng cũng chả khác biển Gò Công mấy.
Anh Hai Lúa ra dáng lực điền chân chất và có nét duyên ngầm.
Đường đi từ thành phố Bạc Liêu đến Cà Mau càng lúc càng xấu hơn.