Mở đầu ngày thứ 4 tụi em đến thăm đền thờ nhạ họ Mạc, nơi chôn cất Mạc Cửu - người có công khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên vào đầu thế kỷ 18.
Đền thờ họ Mạc nằm ở chân núi Bình San. Đây là nơi chôn cất của Khai Trấn Quốc Công Mạc Cửu và con trai ông là Hà Tiên Trấn Tổng Binh Đại Đô Đốc Mạc Thiên Tích.
"Vào khoảng cuối thế kỷ 17, những nhóm cư dân nhà Minh (Trung Hoa) không chịu thần phục nhà Thanh đã lần lượt rời quê hương đi tìm vùng đất mới dung thân, nuôi hy vọng ngày trở về, trong đó có Mạc Cửu (1655 - 1735). Mạc thị gia phả chép: Vào năm Tân Hợi (1671), Mạc Cửu vượt biển đi về phương Nam, lấy đất khách làm quê. Ông dùng tiền của hối lộ các ái phi và các quan, nhờ nói giùm với Quốc vương Chân Lạp cho mình ra đất Mang Khảm - Sài Mạt - Hà Tiên, chiêu tập khách buôn tứ phương để mưu lợi cho đất nước. Quốc vương Chân Lạp đã bằng lòng, cho ông làm Ốc Nha (quan trấn thủ). Từ đó, Mạc Cửu quy tụ khách buôn các nước, thuyền bè tấp nập kéo tới.
Sau những lần giao tranh với Xiêm La, Chân Lạp bị suy yếu nhiều, trong khi chúa Nguyễn ở Đàng Trong đang trở nên thịnh vượng, Mạc Cửu quyết định xin thần phục, dâng đất đai cơ đồ và nhận làm thần dân của Đại Việt xứ Đàng Trong. Sách Đại Nam thực lục ghi chép: Tháng 8.1708, Mạc Cửu đã xin dâng vùng đất Sài Mạt - Hà Tiên (bao gồm một phần tỉnh An Giang, Cà Mau và toàn bộ tỉnh Kiên Giang cùng một số đảo trong vịnh Thái Lan ngày nay) lên chúa Nguyễn Phúc Chu để sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Chu chấp nhận và phong cho Mạc Cửu làm Tổng binh.
Dưới thời chúa Nguyễn và sự cống hiến của họ Mạc, Hà Tiên trở thành một cảng thị hoạt động mạnh mẽ, có tầm ảnh hưởng lớn ở Đông Nam Á giai đoạn thế kỷ 18 - 19. Sau khi Mạc Cửu mất (1735), chúa Nguyễn tiếp tục cho người con là Mạc Thiên Tích kế tục. Với sự công phá của Tây Sơn, sau đó bị Cao Miên và Xiêm La xâm lấn, vùng đất Hà Tiên dần suy yếu. Hà Tiên và họ Mạc chỉ thực sự hưng thịnh trở lại dưới sự cai quản của Thoại Ngọc Hầu thời Nguyễn, nhưng con cháu họ Mạc không còn huy hoàng như trước được nữa." - ST
Đền thờ họ Mạc là điểm duy nhất tụi em tham quan ở Hà Tiên. Sau đó thì tụi em tiếp tục hành trình về...nhà qua cung đường chạy sát nách biên giới từ Châu Đốc - Tân Châu qua Hồng Ngự - Đồng Tháp và về Long An.
Khúc này gần tới Châu Đốc đi giữa 2 ruộng lúa vàng cực đẹp.
Đến thị xã Tân Châu nơi sinh sống của nhiều người Chăm ở An Giang. Tại đây có món lạp xưởng bò Tung Lò Mò khá nổi tiếng.
Cung đường này qua tất cả 2 lần phà.
Trên đường đi thấy giới thiệu khu du lịch Vườn Quốc Gia hấp dẫn quá nên tụi em ghé vào coi cho biết Tràm Chim như thế nào.
Tụi em tới nơi đã gần 5 giờ chiều tức là tới giờ đóng cửa của khu du lịch rồi. Nhưng một lần nữa nhờ đẹp trai nên tụi em may mắn được anh bảo vệ khu vực này tận tay lái thuyền đưa tụi em đi thăm quan Tràm Chim ngoài giờ làm. Hai cha con anh bảo vệ này dễ thương, nhiệt tình đúng kiểu người dân miền Tây sông nước.
Vô khu vực đầm lầy để tiếp cận đến nơi chim ngủ thì chỉ có thuyền nhỏ của anh bảo vệ được vô thôi. Những thuyền lớn chở khách có gắn động cơ không được vào khu vực này. Vụ này càng khiến em thấy mình đẹp trai hơn bao giờ hết.
Nhưng điều làm tụi em cảm thấy may mắn nhất đó là được ngắm những cánh chim (đúng hơn là cò) không mỏi vào đúng thời điểm đẹp nhất. Đó là lúc tụi nó kéo nhau về chỗ ngủ qua đêm. Anh bảo vệ khu vực kiêm hướng dẫn cho tụi em biết không phải lúc nào cũng thấy được cảnh chim về vườn như vậy.
Chim về vườn theo đợt và khi nào vườn có nhiều cá làm thức ăn. Tụi em chỉ được ngắm từ xa chứ không được đến gần hơn để tránh làm phiền giấc ngủ của chim.
Tràm Chim Đồng Tháp cũng là địa điểm kết thúc đầy ý nghĩa của chương trình Du Lịch Bụi lâu lâu mới có một lần của OS. Ai cũng cảm thấy mãn nguyện khi được ngắm chim và mê mẩn trước vẻ đẹp của thiên nhiên
Chuyến đi này tụi em cảm thấy rất vui vì cuối cùng cũng đưa được anh Hai Lúa chinh phục được điểm cực Nam bằng đường bộ như dự tính ban đầu và khám phá được rất nhiều điều thú vị về miền đất phương Nam hiếu khách. Có lẽ đi với anh Hai Lúa nên chuyến này vẫn còn hơi nhẹ nhàng. Hẹn gặp lại các bác ở một chương trình Du Lịch Bụi cùng OS khác với nhiều kịch tính hơn.
Đền thờ họ Mạc nằm ở chân núi Bình San. Đây là nơi chôn cất của Khai Trấn Quốc Công Mạc Cửu và con trai ông là Hà Tiên Trấn Tổng Binh Đại Đô Đốc Mạc Thiên Tích.
"Vào khoảng cuối thế kỷ 17, những nhóm cư dân nhà Minh (Trung Hoa) không chịu thần phục nhà Thanh đã lần lượt rời quê hương đi tìm vùng đất mới dung thân, nuôi hy vọng ngày trở về, trong đó có Mạc Cửu (1655 - 1735). Mạc thị gia phả chép: Vào năm Tân Hợi (1671), Mạc Cửu vượt biển đi về phương Nam, lấy đất khách làm quê. Ông dùng tiền của hối lộ các ái phi và các quan, nhờ nói giùm với Quốc vương Chân Lạp cho mình ra đất Mang Khảm - Sài Mạt - Hà Tiên, chiêu tập khách buôn tứ phương để mưu lợi cho đất nước. Quốc vương Chân Lạp đã bằng lòng, cho ông làm Ốc Nha (quan trấn thủ). Từ đó, Mạc Cửu quy tụ khách buôn các nước, thuyền bè tấp nập kéo tới.
Sau những lần giao tranh với Xiêm La, Chân Lạp bị suy yếu nhiều, trong khi chúa Nguyễn ở Đàng Trong đang trở nên thịnh vượng, Mạc Cửu quyết định xin thần phục, dâng đất đai cơ đồ và nhận làm thần dân của Đại Việt xứ Đàng Trong. Sách Đại Nam thực lục ghi chép: Tháng 8.1708, Mạc Cửu đã xin dâng vùng đất Sài Mạt - Hà Tiên (bao gồm một phần tỉnh An Giang, Cà Mau và toàn bộ tỉnh Kiên Giang cùng một số đảo trong vịnh Thái Lan ngày nay) lên chúa Nguyễn Phúc Chu để sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Chu chấp nhận và phong cho Mạc Cửu làm Tổng binh.
Dưới thời chúa Nguyễn và sự cống hiến của họ Mạc, Hà Tiên trở thành một cảng thị hoạt động mạnh mẽ, có tầm ảnh hưởng lớn ở Đông Nam Á giai đoạn thế kỷ 18 - 19. Sau khi Mạc Cửu mất (1735), chúa Nguyễn tiếp tục cho người con là Mạc Thiên Tích kế tục. Với sự công phá của Tây Sơn, sau đó bị Cao Miên và Xiêm La xâm lấn, vùng đất Hà Tiên dần suy yếu. Hà Tiên và họ Mạc chỉ thực sự hưng thịnh trở lại dưới sự cai quản của Thoại Ngọc Hầu thời Nguyễn, nhưng con cháu họ Mạc không còn huy hoàng như trước được nữa." - ST
Đền thờ họ Mạc là điểm duy nhất tụi em tham quan ở Hà Tiên. Sau đó thì tụi em tiếp tục hành trình về...nhà qua cung đường chạy sát nách biên giới từ Châu Đốc - Tân Châu qua Hồng Ngự - Đồng Tháp và về Long An.
Khúc này gần tới Châu Đốc đi giữa 2 ruộng lúa vàng cực đẹp.
Đến thị xã Tân Châu nơi sinh sống của nhiều người Chăm ở An Giang. Tại đây có món lạp xưởng bò Tung Lò Mò khá nổi tiếng.
Cung đường này qua tất cả 2 lần phà.
Trên đường đi thấy giới thiệu khu du lịch Vườn Quốc Gia hấp dẫn quá nên tụi em ghé vào coi cho biết Tràm Chim như thế nào.
Tụi em tới nơi đã gần 5 giờ chiều tức là tới giờ đóng cửa của khu du lịch rồi. Nhưng một lần nữa nhờ đẹp trai nên tụi em may mắn được anh bảo vệ khu vực này tận tay lái thuyền đưa tụi em đi thăm quan Tràm Chim ngoài giờ làm. Hai cha con anh bảo vệ này dễ thương, nhiệt tình đúng kiểu người dân miền Tây sông nước.
Vô khu vực đầm lầy để tiếp cận đến nơi chim ngủ thì chỉ có thuyền nhỏ của anh bảo vệ được vô thôi. Những thuyền lớn chở khách có gắn động cơ không được vào khu vực này. Vụ này càng khiến em thấy mình đẹp trai hơn bao giờ hết.
Nhưng điều làm tụi em cảm thấy may mắn nhất đó là được ngắm những cánh chim (đúng hơn là cò) không mỏi vào đúng thời điểm đẹp nhất. Đó là lúc tụi nó kéo nhau về chỗ ngủ qua đêm. Anh bảo vệ khu vực kiêm hướng dẫn cho tụi em biết không phải lúc nào cũng thấy được cảnh chim về vườn như vậy.
Chim về vườn theo đợt và khi nào vườn có nhiều cá làm thức ăn. Tụi em chỉ được ngắm từ xa chứ không được đến gần hơn để tránh làm phiền giấc ngủ của chim.
Tràm Chim Đồng Tháp cũng là địa điểm kết thúc đầy ý nghĩa của chương trình Du Lịch Bụi lâu lâu mới có một lần của OS. Ai cũng cảm thấy mãn nguyện khi được ngắm chim và mê mẩn trước vẻ đẹp của thiên nhiên
Chuyến đi này tụi em cảm thấy rất vui vì cuối cùng cũng đưa được anh Hai Lúa chinh phục được điểm cực Nam bằng đường bộ như dự tính ban đầu và khám phá được rất nhiều điều thú vị về miền đất phương Nam hiếu khách. Có lẽ đi với anh Hai Lúa nên chuyến này vẫn còn hơi nhẹ nhàng. Hẹn gặp lại các bác ở một chương trình Du Lịch Bụi cùng OS khác với nhiều kịch tính hơn.
Chỉnh sửa cuối: