Hạng B2
29/7/07
152
27
28
RE: Đánh giá X5 sau 5000km

hehe,em viết nhầm,em định bảo bác viết về accessories cơ:
-em thấy có nhiều loại mâm lựa chọn cho X5,trong đó em thấy đẹp nhất là cái này:
Acc_Veh_X5_DoubleSpoke239_813.jpg
[/img]
cái này giá cũng 5995$,ặc
bác hung_ng cho em hỏi là tại sao cái này là 21" mà cũng dùng được cho X5 3.0si nhỉ?
-bác hung_ng cho em hỏi cái vôlăng ốp gỗ có thêm chức năng gì không hay đơn giản là chỉ ốp thêm gỗ:
x5_Int_2007_woodsteerwhlcvr_630.jpg
[/img]
(tiện đây có bác nào cho em hỏi em up link lên mà toàn báo lỗilaf tại làm sao,hix)
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
6/3/07
725
15
0
59
HN
RE: Đánh giá X5 sau 5000km

Đây là mâm 21" kiểu nan kép 239, đi kèm với M-Sport pkg hoặc bán riêng dạng accessories, mâm trước 10x21 285/35R21W, sau 11.5x21 325/30R21W, em cũng thích kiểu này lắm. Tuy nhiên nếu độ thêm cái này sợ ồn và xóc chịu không nổi.[8|]
Cái vôlăng ốp gỗ chỉ là thay miếng da bằng miếng gỗ, thế thôi:D
 
Hạng D
27/3/07
2.189
2
36
54
Changi Airport
RE: Đánh giá X5 sau 5000km

Có sport pkg cũng xóc hả bác ?
Trích đoạn: hung_ng

Đây là mâm 21" kiểu nan kép 239, đi kèm với M-Sport pkg hoặc bán riêng dạng accessories, mâm trước 10x21 285/35R21W, sau 11.5x21 325/30R21W, em cũng thích kiểu này lắm. Tuy nhiên nếu độ thêm cái này sợ ồn và xóc chịu không nổi.[8|]
Cái vôlăng ốp gỗ chỉ là thay miếng da bằng miếng gỗ, thế thôi:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
6/3/07
725
15
0
59
HN
Sorry các bác, mấy bữa nay bận quá, ban ngày thì không có lúc nào rảnh rỗi để viết, tối về lại bận xem VA ;) hết thời gian nên không có bài hầu các bác.:D

Bài này em muốn nói kỹ hơn về hệ thống đèn Adaptive headlight System (AHL) của X5. Có thể đèn xenon thì nhiều xe có, nhưng bi-xenon thì không nhiều và hệ thống tương đương như AHL thì em tin chắc là rất ít xe được trang bị, và chắc hẳn mỗi loại sẽ có đặc thù riêng. AHL có nhiều tính năng khá tinh vi, hiện đại, và tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó cũng là điều thú vị, kể cả sự bất ngờ nữa.
Do đèn bi-xenon dùng chung cả pha và cốt trên cùng 1 đèn nên khoang trống cho đèn pha nay thừa ra và được tận dụng để làm đèn ban ngày Daytime Driving Light. Như các bác đã biết thì Angel eyes giờ đã trở thành biểu tượng và là cái không thể thiếu trên các xe BMW đời mới, và bây giờ ngoài chức năng trang trí thì chính nó còn được dùng như đèn chạy ban ngày. Đèn ban ngày tuy chưa phải là bắt buộc trên xe hơi nhưng nó đang dần trở thành trang bị tiêu chuẩn của các xe hạng sang, giúp tăng độ an toàn trên đường nhờ việc cải thiện sự nhận biết của xe ngược chiều trong điều kiện ánh sáng lấp loá, nhất là khi chạy dưới bóng cây. Trên X5, đèn ban ngày được tạo bởi 1vòng sáng lớn hơn bên ngoài và 1 vòng nhỏ hơn bên trong. Không giống như các loại angel eye độ thêm đòi hỏi nguồn điện riêng và phát nhiệt không mong muốn có thể gây chảy nhựa, cấu tạo angel eyes của X5 có thể làm cho nhiều người bất ngờ.

ahl.jpg

1 Vòng Angel eye; 2-Đường dẫn sáng; 3-Vòng Angel eye; 4- Bóng đèn; 5-Chụp đèn

Hình trên cho thấy cấu tạo khoang đèn phía trong dùng 1 bóng halogen để cấp nguồn sáng cho 2 vòng angel eyes (sau đây viết tắt là AE). Vòng AE bên trong được chiếu sáng từ phía sau, hệ thống phản chiếu được thiết kế để đảm bảo phần lớn ánh sáng sẽ tập trung làm sáng vòng AE bên trong, có 1 tấm chắn nằm giữa vòng AE này để giúp ánh sáng phản chiếu được tập trung. Ánh sáng từ khoang này cũng được dùng để cấp cho 2 vòng AE bên ngoài bao quanh đèn bi-xenon thông qua 2 sợi cáp quang và như vậy thực chất vòng AE bên ngoài chỉ là các ống dẫn sáng.
Do vậy vòng AE bên trong luôn sáng hơn vòng AE bên ngoài và màu sắc của vòng AE là tuỳ thuộc vào màu phát sáng của bóng đèn chứ không phải từ bản thân vòng AE. Hai vòng sáng này sẽ luôn sáng cả ngày lẫn đêm nếu ta không tắt tính năng Daytime Driving Light từ iDrive. Khi đèn cốt được bật sáng thì vòng AE sẽ tự động giảm bớt độ sáng để chuyển về tính năng trang trí là chính.
Về cấu tạo của đèn bi-xenon thì chắc không cần phải nhắc lại, chỉ khác ở đây là cơ cấu điều khiển đèn. Đèn bi-xenon trên X5 được thiết kế dùng tấm chắn sáng chứ không phải dạng thò thụt. Khi dùng đèn cốt thì tấm chắn chặn các luồng sáng cao và ánh sáng luôn toả rộng ở tầm thấp để không làm chói mắt xe ngược chiều. Để điều khiển hướng đèn, có 2 loại môtơ, một loại dùng để điều khiển đèn liếc ngang liếc dọc gọi là swivel modul, còn 1 môtơ khác điều chỉnh độ cao đèn gọi là stepper motor controller.
Lại sorry lần nữa, em buồn ngủ quá, mà viết xong hết về cái này chắc phải 1-2h sáng mất. Em hứa sáng mai viết tiếp. [8D]
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
27/3/07
2.189
2
36
54
Changi Airport
RE: Đánh giá X5 sau 5000km

Cám ơn bác,nếu bác biết số hiệu của bóng đèn phát sáng cho AE thì cho em xin vì AE của BMW là ánh sáng vàng phải ko bác ?
 
Hạng C
6/3/07
725
15
0
59
HN
RE: Đánh giá X5 sau 5000km

@benny300: Đèn dùng cho vòng AE là loại H8 35W ánh sáng vàng. Về mâm và lốp 21" mà lắp độ thêm thì mới xóc, còn nếu có sport pkg, có EDC thì sẽ đỡ hơn nhiều. Cũng cần lưu ý rằng với để lắp mâm lớn hơn thì hốc bánh phải rộng hơn và phần viền hốc bánh (gọi là fender flare) cũng phải nhô ra hơn. Ngay cả cái chắn bùn cho xe có mâm lớn từ 20" cũng có giá gấp đôi loại bình thường, 128$ so với 65$[:-].

Em xin tiếp tục viết về phần đèn bi-xenon. Trong cơ cấu liếc swivel module có 1 cảm biến gọi là Hall sensor for zero position, ghi nhận vị trí chuẩn ban đầu của đèn (vị trí 0). Việc điều khiển đèn liếc sẽ được xử lý tổng hợp từ nhiều thông số, tùy thuộc vào tín hiệu về góc quay của vôlăng thông qua cảm biến steering angle sensor với cái code disc như em đã kể, vào cảm biến tốc độ gắn trên bánh xe wheel speed sensor, vào tín hiệu từ cảm biến mưa/ánh sáng đèn/mặt trời (rain/driving lights/solar sensor) gắn ở chân gương trên kính lái (cái này em sẽ nói rõ ở phần tả về gạt mưa, rửa đèn); vào cảm biến độ cao trên bộ treo height sensor, và còn cả cảm biến lệch hướng gọi là yaw rate sensor. Nếu tốc độ xe dưới 40kmh, việc điều khiển đèn liếc tuỳ thuộc hoàn toàn vào góc lái, nhưng khi tốc độ trên 40kmh thì việc điều khiển còn tính đến cả các yếu tố khác nữa. Nếu chỉ dựa vào góc quay vô lăng không thôi thì sẽ không chính xác vì có thể có tình trạng thừa hoặc thiếu lái, cho nên có cả dữ liệu từ cảm biến lệch hướng yaw rate cùng với speed sensor nữa thì việc liếc đèn sẽ chiếu chính xác hơn. Độ liếc tối đa của đèn bi-xenon về từng phía là khác nhau, liếc về phía trong (đèn phải liếc sang trái và đèn trái liếc sang phải) tối đa là 8° và về phía ngoài (đèn trái liếc sang trái hoặc đèn phải liếc sang phải) tối đa là 15°. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do phần giữa 2 đèn luôn được chiếu sáng chồng nhau rồi nên việc liếc rộng hơn là không cần thiết. Các môtơ điều khiển đèn có tốc độ điều khiển góc quay khoảng 30°/s và trạng thái của nó được thông báo về bộ điều khiển trung tâm mỗi 20ms một lần, thừa sức đáp ứng nhanh nhạy việc chiếu nguồn sáng vào đoạn đường cong phía trước.

ahl1qs6.jpg

Hình A cho thấy vệt sáng được chiếu trên đường khi có cơ cấu liếc sẽ lượng theo chiều cong của đường, vệt bên trái theo quy ước thì có khoảng cách chiếu xa nhất không quá 100 lần độ cao của đèn để tránh làm chói mắt làn xe ngược chiều và nếu để ý sẽ thấy điểm giao giữa 2 đèn sẽ rơi vào tim đường. Hình B mô tả các yếu tố tác động đến việc điều khiển đèn liếc.
Các cảm biến chiều cao (cảm biến 1 chiều hoặc 2 chiều mà em đã kể trong phần sport suspension) sẽ cung cấp tín hiệu để điều khiển môtơ điều chỉnh độ ngóc lên hay cụp xuống của đèn bi-xenon. Cơ cấu liếc cũng chỉ làm việc khi cảm biến mưa/ánh sáng xác định trời tối, đèn xenon đang bật sáng, và cùng với đó thì nó điều khiển cả đèn sương mù cùng sáng với góc phản xạ chiếu sáng góc chết cạnh mũi xe, gọi là turn-off light. Hình sau đây cho thấy dải sáng rộng thêm nhờ tính năng này và cấu tạo của đèn sương mù với tính năng chiếu sáng góc khuất turn-off light reflector. Tính năng chiếu sáng góc lái này chỉ hoạt động khi đèn được đặt ở chế độ tự động, nấc A trên núm điều khiển đèn.

foglightft3.jpg


Trên X5 còn có tính năng lamp monitoring kiểm soát tình trạng hoạt động của các bóng đèn thông qua việc đo cường độ dòng điện của từng đèn riêng rẽ, với 2 trạng thái: cold monitoring xác định xem có đèn nào không hoạt động và hot monitoring xác định xem có đèn nào quá tải hay không. Việc kiểm soát được thực hiện ngay khi khởi động xe và sau đó với tần suất 1.5 phút/lần. Tuy vậy, đèn bi-xenon không thuộc phạm vi kiểm soát mà theo giải thích thì xác suất hỏng đèn bi-xenon là rất thấp và theo quy định luật lệ nào đó thì không được phép biến tần dòng điện đối với đèn bi-xenon. Tương tự đối với đèn hậu và đèn phanh trên cao vì dùng công nghệ LED nên phép đo biến tần không có tác dụng. Cụm đèn bi-xenon được cho là quá tinh vi và phức tạp để người dùng có thể tự thay thế sửa chữa cho nên cùng với hệ đèn LED phía sau, BMW khuyến cáo là nếu có hư hỏng thì phải được sửa bởi các chuyên gia được đào tạo cẩn thận.
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.490
113
RE: Đánh giá X5 sau 5000km

Bác cho em hỏi cái hàng ghế thứ 3 có ngồi rộng rãi được người cỡ 1.68m ko bác?
 
Hạng D
27/3/07
2.189
2
36
54
Changi Airport
RE: Đánh giá X5 sau 5000km

Cám ơn thông tin của bác hung_ng . Hy vọng sẽ có cơ hội nhờ bác tư vấn dùm em .
clapping_hand.gif