Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
8/2/08
473
7
16
euro car nói:
Minh Pham nói:
euro car nói:
Các bác cho em hỏi là em muốn thành lập công ty, đặt tên là ABC. Khi lên Sở KHĐT thì họ không cho đặt ABC, yêu cầu là tên phải đọc được (như tiếng Việt Nam vậy). Em không biết luật có cho phép em đặt tên doanh nghiệp theo chữ cái trên bảng chữ cái A...Z không. Vì em thích ABC thì em đặt, chứ em đâu cần cái nghĩa nó làm gì.

Cảm ơn các bác tư vấn.


Vì em thích ABC thì em đặt, chứ em đâu cần cái nghĩa nó làm gì: Nếu vấy thì bầu em làm Giám Đốc sở KHĐT nhé
033102beer_1_prv.gif
... Nói vui vậy thôi chứ họ có nguyên tắc riêng của họ, tránh trùng với những công ty khác - Đă4c biệt " gìn giữ trong sáng tiếng Việt" , VD như OS là một điển hình
080402cool_prv.gif
- Nếu bác đặt A.B.C thì O.K ( nhưng xem có trùng không??? ), Nếu O.K thì xem ra "lại không có ý nghĩa. Nếu bác muốn ABC... có thể bác đặt tên có nghĩa và viết tắt thàng ABC... có thể được ( VD Cty TNHH A và B ==> Bác đăng ký viết tắt là ABC : A&B Company Limited). Chúc bác may mắn.
Ở đây họ không cho đặt chứ không phải nói là trùng tên để đặt lại. Nếu mà trùng thì em gắn 1 đống chữ như ABC Saigon, hoặc trùng nữa thì ABC Vietnam....Hôm trước em lên thì có 1 đồng chí bảo là A.B.C thì được, em về làm lại y chang thì hôm sau lên có đồng chí khác bảo là không được, phải đặt tên tiếng Việt có nghĩa. Nên em không biết luật doanh nghiệp Việt Nam cho phép đặt tên như thế nào. Chứ mỗi người mỗi kiểu, em chẳng hiểu thế nào là đúng nữa.
Tui có 1 khách hàng là Cty cổ phần T.E.D đó bác.Nếu nói tên DN phải là tiếng việt có nghĩa thì T.E.D là cái qué gì?
 
Hạng F
5/3/05
8.716
78.512
113
đây
tên có thể đặt gần như ABC như đặt công ty {tên riêng} A.B.C ví dụ Công ty Giải Pháp Điện tử E.S.O (không đc bỏ dấu . đi)

nguyên tắc {tên riêng} phải có ít nhất 1 từ không phải danh từ chung...{Giải Pháp Chuối} thì OK chứ {Giải Pháp} thôi sẽ không chấp nhận

Tên nước ngoài phải viết theo tiếng Việt, vidụ Hậu Camera khi ĐK phải viết {Hậu Ca Mê Ra} và công ty Lena khi ĐK phải viết {Lê Na}

cái đó là sau mấy lần thành lập cty em rút ra thế, còn các ngoại lệ bôi trơn thì không bàn
 
Hạng B2
17/11/08
388
1
18
36
Quận Nhà Bè.
Có công ty xây dựng đặt tên là : Công ty CP đầu tư & xây dựng Uy Nam, sau đó viết tắt tiếng Anh là UNICONS ( Công ty con của COTECCONS )

Chắc mấy bác sáng lập thích chữ UNI, nên tìm tên tiếng Việt phù hợp ( Đầu tư& xây dựng UY NAM - UYNAM IN & CONS )rồi đem đang ký. Khi giao dịch thì đổi thành UNICONS cho nó hoành tráng.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
9/8/09
6.390
73.787
113
TFC
xaydungquocgia.com
inside man nói:
Có công ty xây dựng đặt tên là : Công ty CP đầu tư & xây dựng Uy Nam, sau đó viết tắt tiếng Anh là UNICONS ( Công ty con của COTECCONS )

Chắc mấy bác sáng lập thích chữ UNI, nên tìm tên tiếng Việt phù hợp ( Đầu tư& xây dựng UY NAM - UYNAM IN & CONS )rồi đem đang ký. Khi giao dịch thì đổi thành UNICONS cho nó hoành tráng.

Unicons giờ chết yểu rồi hả bác? Chắc coteccons cần vay vốn nên lập thêm cty?

Em thấy đăng ký doanh nghiệp mà trùng tên thì còn làm cam kết nữa kìa. Tên tiếng Việt thì có mấy tên đâu? Nên cứ đăng ký mới thì gần như là trùng tên
 
Mgz confirmed
Hạng D
30/8/07
1.074
168
78
báo Pháp Luật gần đây (tháng 6 hay tháng 7) có mục đố vui có thưởng có bàn về vấn đề này bác tìm đọc lại xem... em nhớ láng máng mấy đồng chí viện dẫn luật doanh nghiệp chỉ đoạt giải khuyến khích, vì gần đây có nghị định nghị quyết chỉ thị gì đó cho phép đặt tên có mấy từ như F, Z, J,W này nọ nữa cơ
 
Mgz confirmed
Hạng D
30/8/07
1.074
168
78
à em tìm ra phần trả lời mời các bác tham khảo

Hậu À Ra Thế kỳ 77</h2>
Ông Johnson Trần là Việt kiều Mỹ về nước đầu tư. Ông đến Sở Kế hoạch và Đầu tư làm thủ tục thành lập Công ty TNHH Johnson.
Cán bộ tiếp ông từ chối tên doanh nghiệp bằng tiếng Tây. Đề hỏi: “Ai đúng? Ai sai? Tại sao?”. Đáp án cho rằng ông A đúng, cán bộ đăng ký kinh doanh sai. Vì theo quy định có hiệu lực từ ngày 1-6-2010, tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, W, Z và phát âm được (Trường hợp này chữ “Johnson” gồm các chữ cái tiếng Việt có kèm theo chữ J và phát âm được).[/b]
Bạn thân mến,[/i]
Như thông lệ, số này dành cho các ý kiến bênh vực đáp án của BTC. Số Chủ nhật sau, BTC sẽ có lời gút…[/i]
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài đã có lâu nay…
Thực tế trước khi Nghị định 43 ra đời, tôi thấy đã có rất nhiều doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài như Zen plaza, Fivimart, Diamond plaza… Việc không cho phép đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài sẽ là lạc hậu, không ổn. Có thể nói Nghị định 43 là thức thời, giải quyết bài toán thực tiễn đặt ra, còn Luật Doanh nghiệp ra đời từ năm 2005, khi Việt Nam chưa là thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Theo tôi, các nhà làm luật cần sửa luật để khỏi gây tranh cãi. Tôi hoàn toàn ủng hộ đáp án.
ĐINH THỊ TUYẾT SƠN [/b](Văn phòng Huyện ủy Chơn Thành, Bình Phước)[/i]
Chữ cái tiếng Việt cho kinh doanh đầu tư khác với… chữ cái cho giáo dục đào tạo!
Theo tôi không có gì khác nhau giữa luật, nghị định, thông tư. Vì “tiếng Việt” mà luật quy định đã được cụ thể bằng Nghị định 43 ghi rõ: Tên doanh nghiệp phải viết “bằng chữ cái” trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể có các chữ cái F, J, Z, W và phát âm được! Rõ ràng như Thông tư 14 ngày 4-6-2010 (hướng dẫn thi hành Nghị định 43) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có phụ lục một bảng chữ cái tiếng Việt để các doanh nghiệp thi hành, trong đó có các chữ F, J, Z, W. Tất nhiên bảng chữ cái này dành cho… đầu tư kinh doanh. Thiết nghĩ xây dựng bảng chữ cái tiếng Việt để đặt tên doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, không nhất thiết phải tuân theo bảng chữ cái tiếng Việt đang dạy trong các trường phổ thông!
ĐOÀN XUÂN HÒA [/b](73/8 Lê Văn Việt, Hiệp Phú, quận 9, TP.HCM)[/i]
Không vi phạm điều cấm thì được đặt
Ông Việt kiều Mỹ chỉ muốn lấy tên của mình đặt tên cho doanh nghiệp. Tên của ông không vi phạm các điểm cấm trong Điều 14 Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Điều 32 Luật Doanh nghiệp nên ông phải được đặt. Điều gì pháp luật không cấm thì người dân được làm! Hơn nữa, chúng ta đã gia nhập WTO, nếu quá khắt khe sẽ làm kiềm hãm sự phát triển của đất nước.
TRẦN VĂN ÁNH [/b](Văn phòng Huyện ủy Chơn Thành, Bình Phước)[/i]
Đáp án… không thể cãi!
Đáp án đã chỉ rõ vì sao ông Johnson mần đúng, cán bộ phòng đăng ký kinh doanh sai. Đó là khoản 1.b Điều 10 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29-8-2006: Ông Johnson Trần đủ điều kiện đăng ký kinh doanh vì tên riêng của ông đã được đăng ký và vốn đầu tư của ông là vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp theo Nghị định 88, Nghị định 43 hướng dẫn rõ hơn: Tên doanh nghiệp có thể kèm theo các chữ cái như F, J, Z, W. Như vậy thì đáp án hoàn toàn chính xác, không thể nào cãi được. Chúng ta phải hiểu đúng, sai theo quy định của pháp luật chứ!
HUỲNH QUANG DIỆP [/b](69/33/4 đường 30-4, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ)[/i]
Johnson vẫn phát âm được!
Dân ta đều dùng điện, mà ai dùng điện cũng đều biết tờ hóa đơn tiền điện có ghi số điện năng tiêu thụ là kW và chúng ta đọc nó là “ky lô oát”. Nó là tiếng Tây mà vẫn phát âm được đó. Các bà mẹ Việt Nam đều dùng phấn rôm Johnson & Johnson cho con mình. Cho dù không biết tiếng nước ngoài nhưng hầu hết đều có thể nói trơn tru: “giôn xơn en giôn xơn”. Nghĩa là cũng phát âm được chứ! Vậy thì tại sao tên Johnson & Johnson kia thì được mà cái tên Johnson này lại không được? Chẳng lẽ chỉ vì nó nổi tiếng mà bỗng dưng trở nên “phát âm được”, còn anh mới ra đời nên “không phát âm được”! Bởi vậy, tôi bảo vệ cho ông Trần, doanh nghiệp của ổng có thể được thành lập với cái tên Công ty TNHH Johnson.
NGUYỄN THỤY ANH[/b] (304/22/1 tổ 59, KP4, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM)[/i]
Không còn áp dụng Nghị định 88!
Tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 về đăng ký doanh nghiệp quy định nghị định này thay thế Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh nên ta không thể áp dụng Nghị định 88 trong tình huống này. Mặt khác, vai trò của nghị định là quy định chi tiết luật nên nghị định làm rõ hơn cho luật thì không có gì mâu thuẫn. Nên không cho phép đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài (theo mẫu tự La tinh như tiếng Việt) thì vô hình trung chúng ta đã loại đi sự đầu tư của các doanh nhân nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam và việc giao dịch làm ăn với nước ngoài cũng không thuận lợi lắm!
TRẦN THỊ HẠNH DUNG [/b](Trường Chính trị tỉnh Bình Phước)[/i]
Vấn đề “phát âm được” thì cả Luật Doanh nghiệp, Nghị định 88 trước đây cũng như Nghị định 43 hiện nay đều quy định. Tuy nhiên, “phát âm được” là phát âm được theo tiếng Việt hay tiếng Anh hay ngôn ngữ khác? Phát âm từ việc phiên âm có được không? Ví dụ: Chữ Johnson hoàn toàn có thể phát âm được theo tiếng Anh và khi phiên âm thành tiếng Việt là “Giôn-xơn” thì vẫn phát âm được. Do đó, điểm này cần được cơ quan thẩm quyền hướng dẫn cụ thể hơn để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.
KIỀU ANH VŨ[/b] (Lớp TM 32B, khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật TP.HCM)[/i]
Ý kiến của người ra đề: Ông Johnson Trần đúng!
Cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư sai, vì vi phạm khoản 1 Điều 13 Nghị định 43/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1-6-2010. Tên doanh nghiệp là “Công ty TNHH Johnson” đã đủ hai thành tố quy định. Còn tên “Johnson” “viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt”. Điều 13 Nghị định 43 cũng cho phép đặt tên doanh nghiệp kèm theo các chữ cái F, J, Z, W và chữ “Johnson” hoàn toàn “phát âm được”… Tuy nhiên, Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định: “Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt (…) phải phát âm được (…)”. Điều này có thể suy ra phải chăng Nghị định 43 hướng dẫn trái luật và như vậy luật phải có giá trị cao hơn?!
 
Hạng D
11/5/09
1.047
3.010
143
Cái vụ này thì em gặp hòai. Nói chung là trước đây đặt tên sao cũng được, tên nước nogài các cái, tên ghép như Unicons, etc. là OK. Nhưng từ khi ra Luật Doanh nghiệp mới và nghị địng hướng dẫn về đặt tên doanh nghiệp thì các bác lưu ý nguyên tắc đặt tên như sau:

1/ Tên phải có thành phần loại hình doanh nghiệp (như Cty CP, Cty TNHH, etc) phần lĩnh vực kinh doanh chính (cái này có cũng được, không cũng được) và tên riêng (bắt buộc)

2/ Tên phải là tên tiếng Việt, phát âm được bằng tiếng Việt. Trường hợp đặt tên giao dịch bằng tiếng Anh thì phải dịch ra sát nghĩa từ tên tiếng Việt, hoặc phần tên riêng có thể là tên Tiếng Việt bỏ dấu. (Cái vụ này là học tập Trung Quốc)

3/ Tên Cty không được trùng với cty đã đăng ký kinh doanh trước. Trường hợp phần tên tiêng trung với một cty trước. Công ty bác xin đăng ký sau có phần ghi ngành nghề khác với hần ghi ngành nghề Cty trước (Ví dụ Cty TNHH may mặc ABC, và Cty TNHH xây dựng ABC) thì vẫnc ó thể đặt tên được với điều kiện công ty đăng ký sau làm tờ cam kết là nếu cty đăng ký trước kia nó kiện việc sử dụng tên ABC này gây nhầm lẫn với nó vì nó cũng có hoạt động ngành nghề đó thì Cty đăng ký sau phải đổi tên. Trường hợp này khá hiếm vì trùng tên riêng giờ khá nhiều, di kiện thì kiện cả vài chục thằng mà c4ng khó xác định thằng nào đăng ký tên ABC trước đầu tiên).

4/Các Cty có vốn đầu tư nước ngoài thì được sử dụng tên thương hiệu cty mẹ (ví dụ Cty TNHH Toyota Việtt Nam), nếu thành lập cty con mới mà không sử dụng tên thương hiệu cty mẹ thì phải đặt tên tiêng Việt như Cty việt Nam.

5/ Các cty Việt Nam có thể đặt tên Cty mình theo thưong hiệu đã đăng ký bản quyền (Có giấy chứng nhận của Cục cở hũu trí tuệ). Ví dụ cty các bác là Cty TNHH Phát Đạt, nhưng có đăng ký một thương hiệu tên ví dụ là FADACO, cái này mà được Cục sở hữu trí tuệ cấp chúng nhận, thì cũng được đổi tên sang tên thưong hiệu này.

Em thấy Việt Nam mình đặt tên còn dễ hơn Trung quốc nhiều đó các bác. Cocacola hay Toyota hay Ford gì đó qua TQ đều phải đặt tên theo tiếng Hán nha các bác.

Đơn giản đễ hiểu vậy thôi.
 
Hạng D
9/1/06
2.627
13.413
113
HCM
phamtan nói:
Cái vụ này thì em gặp hòai. Nói chung là trước đây đặt tên sao cũng được, tên nước nogài các cái, tên ghép như Unicons, etc. là OK. Nhưng từ khi ra Luật Doanh nghiệp mới và nghị địng hướng dẫn về đặt tên doanh nghiệp thì các bác lưu ý nguyên tắc đặt tên như sau:

1/ Tên phải có thành phần loại hình doanh nghiệp (như Cty CP, Cty TNHH, etc) phần lĩnh vực kinh doanh chính (cái này có cũng được, không cũng được) và tên riêng (bắt buộc)

2/ Tên phải là tên tiếng Việt, phát âm được bằng tiếng Việt. Trường hợp đặt tên giao dịch bằng tiếng Anh thì phải dịch ra sát nghĩa từ tên tiếng Việt, hoặc phần tên riêng có thể là tên Tiếng Việt bỏ dấu. (Cái vụ này là học tập Trung Quốc)

3/ Tên Cty không được trùng với cty đã đăng ký kinh doanh trước. Trường hợp phần tên tiêng trung với một cty trước. Công ty bác xin đăng ký sau có phần ghi ngành nghề khác với hần ghi ngành nghề Cty trước (Ví dụ Cty TNHH may mặc ABC, và Cty TNHH xây dựng ABC) thì vẫnc ó thể đặt tên được với điều kiện công ty đăng ký sau làm tờ cam kết là nếu cty đăng ký trước kia nó kiện việc sử dụng tên ABC này gây nhầm lẫn với nó vì nó cũng có hoạt động ngành nghề đó thì Cty đăng ký sau phải đổi tên. Trường hợp này khá hiếm vì trùng tên riêng giờ khá nhiều, di kiện thì kiện cả vài chục thằng mà c4ng khó xác định thằng nào đăng ký tên ABC trước đầu tiên).

4/Các Cty có vốn đầu tư nước ngoài thì được sử dụng tên thương hiệu cty mẹ (ví dụ Cty TNHH Toyota Việtt Nam), nếu thành lập cty con mới mà không sử dụng tên thương hiệu cty mẹ thì phải đặt tên tiêng Việt như Cty việt Nam.

5/ Các cty Việt Nam có thể đặt tên Cty mình theo thưong hiệu đã đăng ký bản quyền (Có giấy chứng nhận của Cục cở hũu trí tuệ). Ví dụ cty các bác là Cty TNHH Phát Đạt, nhưng có đăng ký một thương hiệu tên ví dụ là FADACO, cái này mà được Cục sở hữu trí tuệ cấp chúng nhận, thì cũng được đổi tên sang tên thưong hiệu này.

Em thấy Việt Nam mình đặt tên còn dễ hơn Trung quốc nhiều đó các bác. Cocacola hay Toyota hay Ford gì đó qua TQ đều phải đặt tên theo tiếng Hán nha các bác.

Đơn giản đễ hiểu vậy thôi.

Cái em quan tâm chính là phần tô đậm đó bác. Bác có trích dẫn thông tư, hay nghị định gì mà nhà nước nêu rõ là cho đặt tên doanh nghiệp theo ký tự ABC không. Chứ cứ lên Sở mà nói không có sách, mách có chứng thì chắc phải ngồi nghĩ cái tên như trường hợp UNICONS quá. Thật rõ khổ, lỡ sau này có ông khách hàng hay đối tác nào vui vui hỏi lý do tại sao đặt tên như vậy, giải thích ra chắc càng chuối hột nữa. Hic...
 
Status
Không mở trả lời sau này.