Vậy đây là lúc update các kỹ thuật bơi bằng cách học lại cơ bản, cũng như tuân thủ phương châm của thầy Robert là practice, practice, practice! Có vẻ giống như học ngoại ngữ, rất nhiều người ở VN đã qua học ngoại ngữ cả 7, 8 năm trong trường PT, sau đó lại học tiếp hết cả bằng A, B, C nhưng nếu họ không bao giờ thực tập và sử dụng thì họ cũng không thể giao tiếp được. Chỉ bơi được có 3m thì thà đừng biết còn hơn vì nếu ỷ là biết chút ít thì sẽ còn dễ bị chết đuối hơn!gallardo_thanh nói:học bơi cũng tuỳ người.em thì năm lớp tám đùng xuống hồ bơi khoảng 1 tuần là bít bơi còn nhỏ bạn em học hoài gần cả năm nay mà bơi ko đi nổi quá 3m là chìm ngỉm
Chúng ta thấy bài nhập môn bơi lội vô cùng đơn giản. Vài đặc điểm cần chú ý thêm để sửa cho trẻ lúc học cách úp mặt xuống dưới nước là:
- trước khi úp mặt xuống nước thì dặn trẻ hít một hơi dài để có thể nhịn thở lâu dưới nước. Ban đầu ta chỉ đếm 1, 2, 3 rồi cho trẻ ngẩng đầu lên thở, càng về sau càng đếm lâu hơn, tới 5s rồi 10s mà trẻ vẫn chưa phải ngẩng lên thở là bài 1 coi như đã thành công, việc chuẩn bị cho các bài sau đã trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Khi việc nhịn thở trong nước đã đơn giản thì có thể sử dụng các cách như thầy Robert trong video để khuyến khích cho việc tập đỡ nhàm chán là ném đồ chơi ra xa và cho chúng nhoài ra để chụp đồ vật, trong trạng thái úp mặt dưới nước, nhịn thở hoặc thở vào nước (thổi bong bóng). Và khi chúng đã mạnh dạn tiếp xúc với nước và biết cách nhịn thở dưới nước rồi thì chúng ta có thể sang buổi học thứ
Bài 2: Học cách nổi và trườn trên mặt nước:
- cách làm thì như video. Đứng thẳng ở bể bơi, đứng chụm chân, sau đó quỳ dần xuống nước, chụm 2 tay và nhoài người ra để úp mặt xuống nước, chân tay giang thẳng, để cơ thể nằm nổi thoải mái trên mặt nước như một cái tàu bay, tựa như đang nằm sấp trên giường,
- mắt nhắm hoặc mở đều được nhưng nên nhìn thẳng xuống đáy bể bơi, cũng có thể cho trẻ đeo kính để khỏi bị nước vào cay mắt,
- khi việc nổi trên mặt nước đã thành quen rồi thì tập cho trẻ không những giữ cho nổi mà còn trườn mình trên mặt nước, trôi được càng xa càng tốt. Người dậy có thể giúp trẻ bằng cách kéo tay chúng lướt đi trên mặt nước, khi cơ thể chúng ở trong trạng thái nổi, tay chân giang rộng, còn mặt thì úp thoải mái vào trong làn nước xanh của bể bơi!
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=wMawNVsSHgE&feature=related[/tube]
Bài tập thứ 2 này có vẻ cũng rất đơn giản và tầm thường. Tuy nhiên ta cũng không nên coi thường tác dụng của nó vì đây chính là động tác cơ bản mà không hiếm người lớn được cho là biết bơi cũng làm sai. Đó chính là khả năng và việc cần thiết phải úp mặt vào nước để thở trong trạng thái toàn thân nằm thoải mái và thẳng người trong nước!
Nếu chúng ta để ý thì có khá nhiều người lớn (nhất là ở các vùng quê sông nước) bơi ở trạng thái ngửa cổ, với đầu của họ luôn nổi lên trên mặt nước cho "dễ thở", và mặt mũi họ thì hớn ha hớn hở, ngọ nguậy quay đi quay lại để "quan sát" xung quanh! Bơi trong trạng thái như vậy thì thứ nhất là không thể bơi được nhanh, thứ hai là cũng không thể bơi lâu được vì cổ sẽ rất chóng mỏi. Các bác đã bao giờ thấy các VĐV hoặc dân profil nào mà lúc bơi luôn luôn "ngửa đầu, ngửa cổ" trên mặt nước như thế hay không? Chắc là chưa bao giờ rồi!
Những người lớn này cũng biết như vậy nhưng họ không còn khả năng sửa lỗi được nữa vì đã quá quen bơi như vậy rồi, cũng như họ đã không được học thói quen úp mặt và thở vào trong nước (thổi bong bóng vào nước). Lý do là ngày xưa lúc mới tập bơi họ đã không có những người thày tốt dạy dỗ cơ bản đến nơi đến chốn, thế nên động tác cơ bản nhất cũng đã bị sai ngay từ ban đầu!
Chúng ta có may mắn hơn là được học cơ bản ngay từ ban đầu . Nếu thấy rằng biết bơi là kỹ năng để sống còn quan trọng vào bậc nhất thì ai cũng tự thấy phải luôn update khả năng này của mình, nhất là trong tình trạng trẻ bị chết đuối quá nhiều ở VN như hiện nay như đã thếng kê, và VN thì vốn dĩ là một đất nước có rất nhiều sông nước, cũng như có bờ biển dài 3000km!
Chúc các bác và trẻ con luyện tập bài 2 vui vẻ và thành công!