Cám ơn các bác đã hưởng ứng, nhất là bác nai chắc đang sốt ruột vì hai nai con cũng sắp biết bơi sau 3 bài tập cơ bản ở trên ?
Nay chúng ta lại tiếp tục sang bài 4, mà nếu luyện xong là có thể bơi được ... vài mét
Bài 4: Quạt tay
Trong bơi trườn sấp (dân gian gọi là bơi sải), quạt tay giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra lực đẩy để đạt tốc độ bơi. Nếu kỹ thuật quạt tay không tốt thì bơi sẽ nhanh mệt và dễ bị sặc nước khi thở:
Cách quạt tay trong bơi trườn sấp theo thầy Robert và các chú ý:
- hai tay phối hợp nhịp nhàng với chuyển động của thân và đạp chân,
- bàn tay khum lại thành một cái muỗm (thìa) để dễ quạt nước,
- cánh tay thư giãn trên không trước khi hơi xiên để "rơi" vào nước nhẹ nhàng chỉ ở một điểm, cánh tay cắt xuống nước như con dao chứ không phải là đập nước (để ít tạo lực cản nước),
- quạt hết cẳng tay cuối mỗi chu kỳ,
- gắng nhịn thở vài nhịp quạt tay rồi mới ngẩng lên thở.
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=qw7R_XTpr8c&feature=related[/tube]
Quạt nước đúng là kỹ thuật quan trọng cần làm đúng để bơi được xa và bơi tốc độ, vì thế trong post sau sẽ có thêm vài video nữa về kỹ thuật quạt tay và cách sửa các lỗi hay gặp.
Nay chúng ta lại tiếp tục sang bài 4, mà nếu luyện xong là có thể bơi được ... vài mét
Bài 4: Quạt tay
Trong bơi trườn sấp (dân gian gọi là bơi sải), quạt tay giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra lực đẩy để đạt tốc độ bơi. Nếu kỹ thuật quạt tay không tốt thì bơi sẽ nhanh mệt và dễ bị sặc nước khi thở:
Cách quạt tay trong bơi trườn sấp theo thầy Robert và các chú ý:
- hai tay phối hợp nhịp nhàng với chuyển động của thân và đạp chân,
- bàn tay khum lại thành một cái muỗm (thìa) để dễ quạt nước,
- cánh tay thư giãn trên không trước khi hơi xiên để "rơi" vào nước nhẹ nhàng chỉ ở một điểm, cánh tay cắt xuống nước như con dao chứ không phải là đập nước (để ít tạo lực cản nước),
- quạt hết cẳng tay cuối mỗi chu kỳ,
- gắng nhịn thở vài nhịp quạt tay rồi mới ngẩng lên thở.
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=qw7R_XTpr8c&feature=related[/tube]
Quạt nước đúng là kỹ thuật quan trọng cần làm đúng để bơi được xa và bơi tốc độ, vì thế trong post sau sẽ có thêm vài video nữa về kỹ thuật quạt tay và cách sửa các lỗi hay gặp.
Nếu xác được biết bơi và bơi tốt là một kỹ năng sống còn quan trọng nhất của con người (chỉ sau mỗi biết đi, là việc quan trọng nhất nhưng khá "tự nhiên", khi người ta lên 2 tuổi) thì các bậc người lớn đều nên tự trang bị kỹ năng này cho bản thân và con cái mình.
Đặc biệt là trong tình hình trẻ em đang bị chết đuối quá nhiều thì biết bơi lại càng quan trọng. Như các con số thống kê đã đưa, thí dụ thêm một con số mới đây về trẻ em chết đuối ở vùng sông nước thì: "Tại Đồng Tháp, theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH, trong 7 tháng đầu năm 2010, tỉnh có 24 trẻ tử vong do chết đuối nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, con số thực tế cũng cao hơn hẳn. Một dự án nghiên cứu trẻ em chết đuối của Sở Y tế Đồng Tháp cũng cho thấy số trẻ tử vong do chết đuối ở tỉnh cao gấp 10 lần số tử vong do sốt xuất huyết.
Tại An Giang, Phòng Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em cho biết năm 2008 chỉ có 13 trẻ chết, còn ngành y tế xác định đến 82 trẻ, trong khi năm 2009 chưa có số liệu":
http://tintucvina.com/tin...-chet-duoi-193365.html
"Té xuống nước là… chết
Ở ĐBSCL đâu đâu cũng là sông ngòi, ao đìa... Toàn bộ hệ thống giao thông đường thủy của ĐBSCL dài khoảng 28.000km. Đó là chưa kể đến diện tích mặt nước quá lớn từ những ao đìa quanh nhà, khu nuôi trồng thủy sản và cả những cái … "ao" nằm lộ thiên ở các công trường xây dựng. Đó là những hiểm họa chực chờ nhiều đứa trẻ không may té xuống nước":
http://giadinh.net.vn/303...ung-song-nuoc-sos-.htm
VN có nhiều sông ngoài, ao hồ. Đó là một lợi điểm lớn mà thiên nhiên đã ưu đãi cho chúng ta. Nhưng để thực sự tận dụng được các ưu đãi này thì trẻ em VN phải biết bơi (bên cạnh các thành tích là học giỏi, là HS xuất sắc, mà cái này bây giờ chắc "dễ" hơn, vì 90% HS ngày nay chỉ cần đi học thì sẽ là HS xuất sắc!)
Để trẻ em VN sẽ không bị cứ "Té xuống nước là… chết" như thế thì các bậc cha mẹ nên bỏ chút thời gian hướng dẫn cho con cái, như chúng ta thấy là chỉ học độ dăm bảy buổi đúng phương pháp như thế thì trẻ em sẽ biết bơi (chờ thêm bác nai và các bác khác confirm ).
Đặc biệt là trong tình hình trẻ em đang bị chết đuối quá nhiều thì biết bơi lại càng quan trọng. Như các con số thống kê đã đưa, thí dụ thêm một con số mới đây về trẻ em chết đuối ở vùng sông nước thì: "Tại Đồng Tháp, theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH, trong 7 tháng đầu năm 2010, tỉnh có 24 trẻ tử vong do chết đuối nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, con số thực tế cũng cao hơn hẳn. Một dự án nghiên cứu trẻ em chết đuối của Sở Y tế Đồng Tháp cũng cho thấy số trẻ tử vong do chết đuối ở tỉnh cao gấp 10 lần số tử vong do sốt xuất huyết.
Tại An Giang, Phòng Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em cho biết năm 2008 chỉ có 13 trẻ chết, còn ngành y tế xác định đến 82 trẻ, trong khi năm 2009 chưa có số liệu":
http://tintucvina.com/tin...-chet-duoi-193365.html
"Té xuống nước là… chết
Ở ĐBSCL đâu đâu cũng là sông ngòi, ao đìa... Toàn bộ hệ thống giao thông đường thủy của ĐBSCL dài khoảng 28.000km. Đó là chưa kể đến diện tích mặt nước quá lớn từ những ao đìa quanh nhà, khu nuôi trồng thủy sản và cả những cái … "ao" nằm lộ thiên ở các công trường xây dựng. Đó là những hiểm họa chực chờ nhiều đứa trẻ không may té xuống nước":
http://giadinh.net.vn/303...ung-song-nuoc-sos-.htm
VN có nhiều sông ngoài, ao hồ. Đó là một lợi điểm lớn mà thiên nhiên đã ưu đãi cho chúng ta. Nhưng để thực sự tận dụng được các ưu đãi này thì trẻ em VN phải biết bơi (bên cạnh các thành tích là học giỏi, là HS xuất sắc, mà cái này bây giờ chắc "dễ" hơn, vì 90% HS ngày nay chỉ cần đi học thì sẽ là HS xuất sắc!)
Để trẻ em VN sẽ không bị cứ "Té xuống nước là… chết" như thế thì các bậc cha mẹ nên bỏ chút thời gian hướng dẫn cho con cái, như chúng ta thấy là chỉ học độ dăm bảy buổi đúng phương pháp như thế thì trẻ em sẽ biết bơi (chờ thêm bác nai và các bác khác confirm ).
Đó là chưa kể VN còn có hơn 3000km bờ biển dài và đẹp, một lợi thế mà các nước khác như các bạn Lào, CPC đều rất thèm thuồng . Thế nhưng nếu để ý thì các nam thanh nữ tú VN khi ra biển đều mang theo phao cứu sinh, hoặc nếu không có phao thì cũng chỉ chơi loanh quoanh trên bờ hoặc không dám ra xa ở những chỗ nào có mực nước sâu quá đầu gối . Cẩn thận như thế nói chung là tốt, nhưng nếu đã ra biển mà suốt ngày ôm phao hoặc chơi trên bờ thì có nghĩa là cũng sẽ không bao giờ biết bơi
Quan sát thêm một video clip nữa để thấy thêm 4 điểm cần chú ý trong kỹ thuật quạt tay:
- quạt xoay vai vào trong, cánh tay xiên vào nước nhẹ nhàng, ngón tay hướng xuống dưới bể,
- tay cong ở khuỷu,
- hai cánh tay khi quạt nước làm thành hình chữ "S", các động tác quạt nước mạnh mẽ trước khi rút tay ra khỏi nước để thực hiện vòng bơi sau,
- khi quạt tay ra khỏi nước cũng thực hiện dứt khoát:
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=P3S4TCMEbn0&feature=player_embedded[/tube]
Thêm một video quay chậm về động tác quạt nước trong phối hợp toàn thân, để ý là thân người bơi hầu như không chuyển động mà chỉ xoay quanh trục (như trong một cú swing tốt khi đánh Golf!), ngoài ra mọi chuyển động phải giữ nhịp nhàng (synchron) thì sẽ bơi được lâu, đi được xa mà ít bị mệt:
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=AInQMmn-0Nw&feature=player_embedded#![/tube]
Nếu tích cực theo tới đây là các bác và các cháu nhà các bác đã biết bơi đúng kỹ thuật . Nhưng để bơi được lâu và xa thì ngoài việc phối hợp các động tác kỹ thuật chân tay và toàn thân phải đúng và nhịp nhàng như 4 video trước thầy Robert đã dạy thì một việc tối quan trọng là phải kết hợp các động tác bơi với việc thở đúng.
Chúc các bác và các cháu nhà các bác lần này quạt nước khỏe! Video dạy thở, và cũng là video dạy bơi cuối cùng xin hẹn các bác tới lần sau
Quan sát thêm một video clip nữa để thấy thêm 4 điểm cần chú ý trong kỹ thuật quạt tay:
- quạt xoay vai vào trong, cánh tay xiên vào nước nhẹ nhàng, ngón tay hướng xuống dưới bể,
- tay cong ở khuỷu,
- hai cánh tay khi quạt nước làm thành hình chữ "S", các động tác quạt nước mạnh mẽ trước khi rút tay ra khỏi nước để thực hiện vòng bơi sau,
- khi quạt tay ra khỏi nước cũng thực hiện dứt khoát:
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=P3S4TCMEbn0&feature=player_embedded[/tube]
Thêm một video quay chậm về động tác quạt nước trong phối hợp toàn thân, để ý là thân người bơi hầu như không chuyển động mà chỉ xoay quanh trục (như trong một cú swing tốt khi đánh Golf!), ngoài ra mọi chuyển động phải giữ nhịp nhàng (synchron) thì sẽ bơi được lâu, đi được xa mà ít bị mệt:
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=AInQMmn-0Nw&feature=player_embedded#![/tube]
Nếu tích cực theo tới đây là các bác và các cháu nhà các bác đã biết bơi đúng kỹ thuật . Nhưng để bơi được lâu và xa thì ngoài việc phối hợp các động tác kỹ thuật chân tay và toàn thân phải đúng và nhịp nhàng như 4 video trước thầy Robert đã dạy thì một việc tối quan trọng là phải kết hợp các động tác bơi với việc thở đúng.
Chúc các bác và các cháu nhà các bác lần này quạt nước khỏe! Video dạy thở, và cũng là video dạy bơi cuối cùng xin hẹn các bác tới lần sau