Trước tình trạng tai nạn giao thông liên tiếp xảy ra do cao tốc cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận không có làn dừng khẩn cấp, UBND tỉnh Tiền Giang đang xin ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đề xuất đầu tư giai đoạn 2 của dự án này theo hình thức hợp đồng BOT.
Nội dung nêu trên thể hiện trong báo cáo của
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang về “Các công trình do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì thực hiện, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”.
Ngoài đề xuất nêu trên, trong báo cáo của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chủ trì làm việc với các Bộ ngành, UBND các địa phương gồm TPHCM, Long An và Tiền Giang để báo cáo đề xuất triển khai dự án cao tốc TPHCM – Trung Lương giai đoạn 2 và hoàn thành trong năm 2025.
Việc đầu tư giai đoạn 2 của dự án
cao tốc TPHCM- Trung Lương, theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tiền Giang là nhằm đảm bảo việc kết nối, khai thác đồng bộ với các dự án khác (bao gồm cả dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận cũng đề xuất đầu tư giai đoạn 2- PV) và phù hợp quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.
Với dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, báo cáo của Công ty cổ phần
BOT Trung Lương- Mỹ Thuận, doanh nghiệp dự án cho biết, giai đoạn 1 của dự án chưa có làn dừng khẩn cấp mà chỉ bố trí 11 điểm dừng khẩn cấp ở hai bên tuyến với khoảng cách trung bình là 10 km/1 dải dừng khẩn cấp. Trong đó, bên trái tuyến có 5 điểm dừng và bên phải tuyến có 6 điểm dừng.
Theo Công ty cổ phần BOT Trung Lương- Mỹ Thuận, do chiều rộng dải dừng khẩn cấp chỉ 2 mét nên không khả thi để xe di chuyển tới điểm dừng, đặc biệt là các loại xe container, dẫn đến rất khó khăn cho công tác cứu nạn, cứu hộ xử lý nhanh và kịp thời các sự cố ở mọi vị trí theo thời gian quy định của quy trình quản lý vận hành.
Trong khi đó, Bộ tiêu chuẩn TCVN 5729:2012 “Đường cao tốc – yêu cầu thiết kế” quy định, với cao tốc có vận tốc 60-80 km/giờ thì dải an toàn (dải dừng khẩn cấp) phải có chiều rộng là 2,5 mét. Trong khi đó, dải dừng khẩn cấp của cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận có vận tốc thiết kế tối thiểu 60 km/giờ và tối đa là 80 km/giờ- PV lại chỉ có chiều rộng 2 mét, tức thấp hơn so với quy định tại Bộ tiêu chuẩn TCVN 5729:2012 là 0,5 mét.
Việc dải dừng khẩn cấp của dự án
cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận bị cắt giảm 0,5 mét có thể thấy việc thi công dự án này đã áp dụng vào trường hợp đặc biệt và khó khăn, được quy đình là: “Trong trường hợp đặc biệt và khó khăn, dải an toàn được phép giảm bớt 0,5 mét nhưng lề đường trồng cỏ phải tăng lên thành 1 mét”.
Cũng theo Bộ tiêu chuẩn TCVN 5729:2012, trong trường hợp địa hình rất khó khăn hoặc để rút ngắn khẩu độ công trình vượt hay công trình qua đường, nếu được cấp quyết định đầu tư chấp thuận, thì dải dừng khẩn cấp từng đoạn dài 30 mét cách nhau 500 mét. Trong khi đó, công bố của Công ty cổ phần
BOT Trung Lương- Mỹ Thuận, thì dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận chỉ có
11 điểm dừng và khoảng cách trung bình lên đến 10 km.
Việc giảm chiều rộng dải dừng khẩn cấp cũng như việc bố trí các điểm dừng quá xa so với quy định đã gây ra những khó khăn không hề nhỏ cho giao thông. Dù dự án chỉ mới đưa vào vận hành một thời gian ngắn nhưng đã xảy ra nhiều tai nạn, ùn tắc giao thông.
Vì những bất cập về làn dừng khẩn cấp, UBND tỉnh Tiền Giang đã xin ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nội dung đề xuất đầu tư giai đoạn 2 của dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận
Xem thêm: