Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
1.2 - Về nước
Chiến sỹ của chúng ta được trang bị các bể chứa bê tông vĩnh cửu, bể inox được cấp từ tàu vận tải, hứng nước mưa tự nhiên, chưng cất nước biển bằng ánh nắng mặt trời thông qua các panel và kính hội tụ
Về cơ bản, chúng ta không thiếu nước ngọt dùng cho sinh hoạt nhưng phải tiết kiệm
Với bể chứa, dung tích có thể sử dụng cả năm cho biên chế nhưng nó phụ thuộc vào khí hậu (mưa nhiều/ít), khả năng cung ứng của đất liền, các dự phòng rủi ro
Mùa mưa, các chiến sỹ dùng thoải mái nhưng mùa nắng phải cấp phát theo định mức. Thấp nhất 5 lít/ngày, trung bình 7 lít ngày ( đối với đảo chìm) - ăn uống tự do, cấp phát dùng cho đánh răng, rửa mặt, tắm (với lượng nước này, việc tắm phải dùng phương pháp tắm biển rồi thấm nước ngọt vào khăn lau người, nước vắt bỏ tận dụng đổ vào xô lọc lại để tưới cây, tắm cho chó, heo, gà)
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Cũng như làm điện. Việc chưng cất nước từ các máy như bằng điện, bằng panel, bằng gương cầu hoàn toàn hỏng sau 1 thời gian.
Các ứng dụng của các nhà khoa học đất liền là rất quý giá. Nhưng chúng ta chưa thật sự có các vật liệu để chế tạo phục vụ cho các chiến sỹ một cách bền vững.
Các vật liệu nhanh gỉ sét, xuống màu, hỏng linh phụ kiện khác. Và như thế, chi phí sửa chữa lớn nên nó nằm rất trân trọng trong kho nhưng không thể sử dụng được.
Họ bảo quản các món quà của đất liền như báu vật nhưng không thể khai thác, sử dụng như mong muốn của 2 bên ( với những máy phục vụ giàn khoan, nó gần như sử dụng vĩnh cửu nhưng chi phí thì ....dầu khí mới đủ tiền để mua)
Hy vọng, họ sẽ đến lần thứ 2 để nhìn thấy những đứa con của mình giờ hoạt động ra sao. Lắng nghe CBCS nói hết về những gian nan mà họ đang gặp phải. Để có những đứa con tốt hơn nữa trong sự nghiệp khoa học kỹ thuật của mình giúp cho đảo, trước khi bán ra thị trường và phát biểu trên báo chí về các thành công sáng chế, các đóng góp cho đảo xa.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
1.3 - Về rau xanh
Chúng ta cần phân biệt 2 dạng đảo. Đảo chìm và đảo nổi
Đảo nổi : Chất đất toàn san hô, đá các loại múc lên từ biển nên bản chất nó là mặn và nhiều năm sau vẫn mặn. Nếu tôi nếm thử được thì đảm bảo đất này cũng mặn như ...miếng thịt kho
Muốn trồng được cây, họ phải đào lỗ, khoanh vùng lót bạt rồi đổ đất. Một thời gian sau cây mới hòa nhập nổi với thổ nhưỡng ngặt nghèo này
Những cây mà chúng ta thấy trồng nhiều ở các vùng ven biển đất liền như Thông(phi lao), dừa... ra đây còn ngủm lên ngủm xuống thì chả cây nào sống nổi.
Nó không chỉ là đất cho bộ rễ mà nó phải chống chọi với gió táp vào mùa mưa và khô rát vào mùa hè.
Nếu bạn thấy sau 1 đêm, muối bám trắng và ươn ướt các bậc thềm thì các bạn sẽ hiểu nó sống như thế nào
Do đó, với đảo nổi. Duy nhất tồn tại bền vững chỉ có vài loài cây như Phong ba, bàng vuông, tra và một số cây đất liền gửi ra nhưng cũng cằn cỗi khó sinh trưởng.
Và nó sống được là nhờ chiến sỹ tằn tiện nước. Dùng xong lọc lại và tưới cây
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Rau xanh :
Đặc thù của biển là gió thổi các mùa khác nhau, hướng khác nhau
Một số nhà khoa học, các mạnh thường quân từng mang ra đảo nhiều công nghệ, tiền bạc để tạo ra các vườn rau phục vụ CBCS.
Nhưng, nó không thể tồn tại - bởi nó có sống hay không thì chỉ chiến sỹ mới biết
Họ phải trồng trong các thùng xốp, các thùng nhựa tận dụng và bưng đi chỗ khác khi gió chuyển mùa.
Họ phải nâng niu như con mình và đôi lúc phải đánh kẻng báo động để cứu rau do gió nghịch bất ngờ
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Chất thải của bộ đội nhiều như thế có dùng được hay không và tại sao không dùng nó để cải tạo đất, chăm bón cho cây.
Câu hỏi hay, chí lý và cũng là 1 thực tế từ ngày xưa ông bà chúng ta vẫn dùng đến tận thập niên 90.
Nhưng, rất phũ phàng là nó cũng là 1 loại nguy cơ mà đảo cần phải tránh. Nếu phát dịch tiêu chảy, các loại dịch do phân người gây ra thì CBCS của chúng ta sẽ chết hết vì đảo chứ không phải là đất liền mà có người thay thế, thuốc men nhiều, trang cụ y tế kịp thời.
Do đó, chúng ta đã không cho phép dùng chất thải này để bón cây nhất là rau. Chỉ tận dụng được nước tiểu mà thôi.
Và các bạn cũng biết. Quân chủng Hải quân phải thành lập cả 1 Phòng môi trường biển. Chỉ làm nhiệm vụ duy nhất : Quan trắc nước, không khí cho các đảo với định kỳ mỗi tháng phân tích 1 lần để thấy rằng nó quan trọng đến mức như thế nào
 
Chỉnh sửa cuối:
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Tại sao Nhật, Israel người ta phát triển công nghệ tạo rêu, nước tưới cây nhỏ giọt mà chúng ta không có
Rêu, rong, tảo... Các sản vật biển chúng ta vẫn sử dụng nhưng số lượng rất ít do đặc thù Trường Sa là bãi cạn toàn san hô sắc lẹm. Nó hoàn toàn khác với các vùng biển của Nhật Bản
Với công nghệ của Israel trong việc tưới cây nhỏ giọt. Chi phí thật là bài toán nan giải và hiện nay chưa thể thực hiện được - vì chúng ta đang trong quá trình xây dựng, tôn tạo, phòng thủ. Việc phát triển mảng xanh và cải tạo đất thì phải nhiều năm nữa mới thực hiện được. Và đương nhiên mấu chốt vẫn là trồng cây trên loại đất gì, với đất là san hô thì chắc chỉ con người mới sống nổi
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Đảo chìm :
Nhìn các tấm hình, chắc các bạn đã hình dung ra và không hỏi nữa nhưng tiện thì vẫn trả lời luôn
Chúng ta xây dựng sở chỉ huy, công sự phòng thủ ngầm/nổi cho đảo trên địa hình phức tạp
Nó phải đảm bảo các yếu tố : Chắc chắn để chịu đựng các đợt pháo kích, tập kích đường không nên xây dựng nó phải đủ dày và cực kỳ kiên cố chứ không phải là các nhà dân dụng thông thường
Nó chẳng xây bằng gạch mà toàn là bê tông tươi. Chính vì vậy, nhiệt độ ở các nhà đảo này thật khủng khiếp, nó hấp nhiệt rất nhanh.
Khi xây dựng, các nhà thiết kế quân sự người ta phải tính đến các điều kiện khác ngoài sinh sống nên các góc cạnh của đảo cũng là 1 trong các thiết kế ấy.
Trên đảo này, không thứ gì sống nổi trừ bản lĩnh của con người
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Ở đảo chìm, đảo nổi. Khẩu phần ăn của các chiến sỹ ra sao?
Về cơ bản. CBCS của chúng ta được chăm lo tốt về thể lực trong khẩu phần dinh dưỡng - do ở biển đói nhanh nên việc ăn uống khác đất liền
Rau xanh thiếu thốn nên thực phẩm tươi luôn là Củ, quả ( xu hào, cà rốt, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, bí xanh...). Việc bảo quản cũng là công phu vì đảo rất nóng nên nhanh hỏng, từ đất liền chuyển ra đã mất cả tuần (chưa kể quá trình thu mua, cấp phát) nên nó không có các tố chất nguyên vẹn như thu hoạch tại vườn.
Một số thực phẩm động vật chủ lực vẫn là đồ hộp và ốc, cá từ biển
Một số đảo quá nóng, CBCS nghĩ ra "công nghệ bảo quản" bằng cách dùng xi téc đựng nước đã hết, ném xuống biển và bỏ rau, củ vào đấy để nó tươi lâu hơn.
Nhưng, khó khăn nhất vẫn là nấu nướng. Hoàn toàn nấu bằng bếp dầu hôi - rất gian nan
 
Hạng B2
16/5/13
103
269
63
Em khoái cái hình " cổng nhà" vào đảo của bác. Ko có khách đóng kín " cổng" thì bọn xâm nhập khó mà vào. Ý chí của cán bộ chiến sỹ ngoài đó thật đáng khâm phục.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Câu hỏi 2 : Đảo nhỏ, chúng ta phòng thủ như thế nào
Câu này hơi tế nhị nhưng cũng trả lời vắn tắt như sau
Phòng thủ có nhiều dạng khác nhau : Tình báo, phân tích, theo dõi... nhưng cốt lõi chúng ta giữ đảo bằng các phương tiện khí tài để chống các đợt đổ bộ, tập kích, pháo kích nhỏ thôi. Phần còn lại vẫn là các tàu chiến, máy bay, lực lượng tấn công khác.
Đảo chỉ là một phần trong các chiến lược mà thôi.
Đồng thời, đảo còn là một vị trí quan trọng trong việc thu nhập tin tức từ ngư dân, cung cấp nhu cầu cho ngư dân về dầu, thông tin, nước ngọt và chia sẻ lương thực thực phẩm cho họ khi gặp nạn