Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Giải thích về neo tàu (có thể sẽ chưa chuẩn xác và vó những tranh luận khác nhau)
Mỗi con tàu được chế tạo, nó sẽ được nhà sản xuất tính toán trên các thông số về : Mục đích vận tải, tải trọng con tàu, cấp sóng chịu đựng, vùng hoạt động (biển, sông và pha sông biển, bờ biển, tầm xa...) để có số neo cũng như trọng lượng tấn neo, số mét xích phù hợp
Với tàu quân sự, nó phải từ tối thiểu từ 2 neo trở lên nhưng đa phần là 2,3,4
Khi con tàu thực hiện hải trình, nó có thể chạy bình thường và cũng có thể gặp bão ngay lập tức và cũng có thể giữa bão táp vẫn phải ra khơi
Do đó, số neo được tính toán để đảm bảo con tàu neo chắc chắn khi gặp giông bão, dòng hải lưu chảy xiết đúng với tải trọng cùng các thông số nêu trên.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Người thuyền trưởng giỏi, người ta biết dòng hải lưu, độ sâu của vùng biển, đáy biển là bùn/cát/san hô hay đá ngầm. Đá ngầm cũng có khi là bằng phẳng và cũng có khi là hang động
Với kinh nghiệm ấy, họ thả neo hoặc để máy chạy cầm chừng hoặc cho thả trôi rồi chạy trở lại
Cũng có khi họ thả khoảng 100 - 150m xích hoặc ít hơn tùy vào nông sâu của mực nước
Nhưng rõ ràng kẻ thù của các vị thuyền trưởng là các loại hang động, đá xếp lớp tạo khe giắt mỏ hoặc đá bằng phẳng. Nó sẽ tạo ra các nguy cơ
1, Đá bằng thì neo sẽ tự trượt không thể níu giữ con tàu
2, Đá hang động thì nó bị giắt neo và không thể thu về.
Trong các trường hợp này
1, Nếu không quan sát tốt, tàu có thể bị chìm do tự trôi và va chạm với tàu khác hoặc lật do gió đánh vỗ mạn
2, Phải cắt xích vứt neo
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Như đã nói. Tàu nào thì neo ấy. Nếu làm mất khẩu súng, chúng ta có thể cấp thêm sau này nhưng nếu mất neo mà gặp thời tiết xấu, máy hỏng thì con tàu sẽ có nguy cơ chìm.
Và đó cũng là một trong những phần quan trọng nhất để đánh giá kinh nghiệm, bản lĩnh của thuyền trưởng trong việc sử dụng neo nhiều hay ít, thả neo mũi phải + neo lái trái, 1 - 3 neo hay chỉ 1 neo duy nhất
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Bây giờ, các phương tiện kỹ thuật tối tân. Nhưng nó không thể thay kinh nghiệm của các Thuyền trưởng được. Các vụ chìm phà, tàu du lịch trên thế giới là 1 ví dụ, mặc dù phà của họ thuộc hạng 5 sao với các sonar dày đặc dưới bụng
Vị thuyền trưởng giỏi, nhìn bầu trời họ biết thời tiết ngày mai ra sao, sóng thế nào và thả mấy neo.
Nhìn con sóng, họ biết nên cho chạy máy số mấy, độ quay và góc mở cánh của chân vịt để tiết kiệm nhiên liệu và mát động cơ...
Vị thuyền trưởng giỏi không chỉ biết chỉ huy tàu mà họ còn biết cả sửa chữa, khắc phục sự cố các ngành Cơ, điện - vì trên biển thì không thể nhờ cậy ai cả
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
10 hải lý thì làm sao ứng cứu kịp khi cần bác?
Tàu quân sự mà gọi cho chính xác là tàu chiến đấu khác hoàn toàn tàu vận tải, tàu cứu hộ hoặc tàu đa nhiệm.
Nó nặng hơn bởi trang thiết bị vũ khí và số nhiên liệu, nước uống phục vụ cho tầm hoạt động nên bụng nó luôn chìm so với mực nước từ 7 mét trở lên. Chưa kể nó còn có các bộ đo sâu (sonar) dài thòng khoảng 3m nữa.
Với các vùng biển nông, nó không thể làm căn cứ cho tàu chiến đấu loại trừ các tàu phóng ngư lôi, tên lửa hoặc tàu tuần tiễu bờ biển.
Với Trường Sa, nó có địa chất thủy văn phức tạp. Các bãi đá ngầm rặng san hô san sát nên tàu chiến cập cảng chỉ 1 vài đảo.
Chúng ta cứ hình dung, nhà đảo 3 tầng cao mênh mông như thế nhưng thủy triều lên, sóng đánh trùm qua nhà. Vậy thì mực nước lên xuống như vậy làm sao dám cập đảo
Đó cũng chưa phải là lý do chính mà lý do quan trọng hơn cả là tàu chiến đấu phải đậu xa để phát hiện, ngăn ngừa và tiêu diệt từ rất sớm thông qua các hệ thống vũ khí dò tìm, cảnh giới như radar...
Việc Bác hỏi cũng khó để trả lời ngắn gọn vì nó không phải là tàu ứng cứu như cứu nạn cứu hộ. Chỉ khi cần thiết người ta mới hạ xuồng mà thôi. Thêm vào đó, tàu chiến đấu biên chế vừa đủ, không thể vắng vị trí nào kể cả anh nuôi.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Để câu được cá, thủy thủ phải có mồi. Mà mồi thì nhiều vô kể
Chỉ cần 1 bộ đèn 2 bóng neol chiếu xuống là ngay lập tức đàn cá chuồn bay như châu chấu
Tôi lấy làm tiếc vì cái máy hình cùi bắp không thể ghi lại được cảnh cá chuồn bay trên mặt nước cả
mấy chục mét
Vợt cá chuồn dễ như mấy ông bán cá kiểng ở thành phố
Đến với Trường Sa - sau 27 năm


Đến với Trường Sa - sau 27 năm

Tôi chờ mãi chả tóm được con nào mà lưỡi câu thì nó thịt mất 2 cái, nản quá vác súng đi làm phóng sự ảnh
Tôi bắt quả tang 2 đồng chí đang tâm sự nhé
Đến với Trường Sa - sau 27 năm

Đến với Trường Sa - sau 27 năm

Khi tôi quay lại thì họ đã tóm được 1 chú. Chắc khoảng 7kg vì nó dài bằng cái rổ to đùng để rửa rau
Đến với Trường Sa - sau 27 năm

Đây là loài cá với nhiều tên gọi khác nhau nhưng thủy thủ bảo là cá hồng biển. Bác nhắm với rượu chát thì hảo hạng ( mà tàu thì toàn cuốc lủi thôi)
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Thêm con nữa bị tó, nó chắc là cá mồ côi bị đi lạc (vì mấy anh thủy thủ bảo là cá này chúng em thả xuống chả ăn đâu)
Thôi kệ, mồi chưa có mà đám đông đang hừng hực khí thế. Làm sao hoãn sự sung sướng được cơ chứ. Tóm ngay
Đến với Trường Sa - sau 27 năm