kết thúc xứ mạng lịch sử !
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/50716/pha-thu-thiem-ngay-ket-thuc-su-menh-lich-su.html
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/50716/pha-thu-thiem-ngay-ket-thuc-su-menh-lich-su.html
http://nld.com.vn/20111230022544502p0c1020/nsut-ngoc-giau-xuc-dong-chia-tay-ben-pha-thu-thiem.htm
<h1>NSƯT Ngọc Giàu xúc động chia tay bến phà Thủ Thiêm</h1> Thứ Sáu, 30/12/2011 14:25
<h3>(NLĐO) - NSƯT Ngọc Giàu đã có mặt tại bến phà Thủ Thiêm để tham gia chuyến phà cuối cùng, ghi nhận những hình ảnh gắn liền với cả cuộc đời tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành của chị vào trưa 30-12</h3>
“Từ lúc lọt lòng cho đến năm nay đã 67 tuổi, bến phà Thủ Thiêm giống như một mái nhà thứ hai trong cuộc đời của tôi. Gia đình tôi hầu hết đều ăn cơm của Hãng Phà Thủ Thiêm xưa, ba tôi – ông Phong Đáp – đã làm cho hãng tàu từ thời Pháp. Đến các anh thứ hai, thứ ba, thứ tư rồi cậu, mợ, chú, dượng…đều gắn bó với hãng phà này. Biết bao nhiêu là kỷ niệm đối với cuộc đời tôi!" - xúc động bắt tay với tất cả các nhân viên từ chị bán vé phà đến anh công nhân, bác thợ máy của phà Thủ Thiêm, NSƯT Ngọc Giàu chia sẻ.
Soạn giả Viễn Châu đã sáng tác một bài ca cổ Chuyến phà cuối cùng dành riêng cho NSƯT Ngọc Giàu. Ông vua vọng cổ tâm sự: “Với người nghệ sĩ, trân trọng quá khứ tuổi thơ chính là lưu giữ phần hồn của bài ca cổ. Vì có xưa mới có nay, có chấp nhận thay đổi mới hướng tới tương lai. Bến phà Thủ Thiêm xưa sẽ lùi vào quá khứ, mở ra trang sử vàng cho hầm Thủ Thiêm, cho TPHCM hiện đại hơn, nghĩa tình hơn”.
<h1>NSƯT Ngọc Giàu xúc động chia tay bến phà Thủ Thiêm</h1> Thứ Sáu, 30/12/2011 14:25
<h3>(NLĐO) - NSƯT Ngọc Giàu đã có mặt tại bến phà Thủ Thiêm để tham gia chuyến phà cuối cùng, ghi nhận những hình ảnh gắn liền với cả cuộc đời tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành của chị vào trưa 30-12</h3>
“Từ lúc lọt lòng cho đến năm nay đã 67 tuổi, bến phà Thủ Thiêm giống như một mái nhà thứ hai trong cuộc đời của tôi. Gia đình tôi hầu hết đều ăn cơm của Hãng Phà Thủ Thiêm xưa, ba tôi – ông Phong Đáp – đã làm cho hãng tàu từ thời Pháp. Đến các anh thứ hai, thứ ba, thứ tư rồi cậu, mợ, chú, dượng…đều gắn bó với hãng phà này. Biết bao nhiêu là kỷ niệm đối với cuộc đời tôi!" - xúc động bắt tay với tất cả các nhân viên từ chị bán vé phà đến anh công nhân, bác thợ máy của phà Thủ Thiêm, NSƯT Ngọc Giàu chia sẻ.
NSƯT Ngọc Giàu lưu luyến với bến phà xưa
Nữ nghệ sĩ này tiếp tục kể về những kỷ niệm thân thương với những chuyến phà: "Ngày trước, mỗi khi tan suất hát tôi lại phải vội vã đi ra bến phà để kịp về nhà. Anh Ba của tôi phải đứng bên kia phà để chờ đón tôi sang, rồi hai anh em lội bộ về nhà. Nhờ những chuyến phà này mà tôi khôn lớn, thành nhân, thành tài, được công chúng yêu mến. Tối hôm qua, khi HTV 9 làm phóng sự về cuộc chia tay với bến phà Thủ Thiêm (bắt đầu từ ngày 31-12-2011), tôi đã khóc rất nhiều".Kỷ niệm với chị nhân viên bán vé phà "ngày mai chúng tôi sẽ qua bán vé tại phà Cát Lái..."
Theo NSƯT Ngọc Giàu thì TPHCM đã phát triển nhanh chóng, hầm Thủ Thiêm và những chiếc cầu hiện đại đã được bắt qua sông Sài Gòn, thu ngắn khoảng cách đi lại cho người dân sống ở quận 1 và quận 2, mở rộng hướng phát triển về phía Thủ Thiêm, đó là niềm tin yêu và hạnh phúc vô cùng của người dân TPHCM. Tuy nhiên, với riêng bản thân chị thì những kỷ niệm về bến phà vẫn còn mãi trong tâm trí.Chia tay bến phà nhưng TP đã khai trang hơn, hiện đại hơn, đó là niềm hạnh phúc không chỉ của riêng NSƯT Ngọc Giàu
NSƯT Ngọc Giàu cũng đã về thăm lại Nhà thờ Thủ Thiêm, nơi có tháp chuông mà hơn 60 năm trước chị đã được các đức cha nhận vào học lớp vỡ lòng. Mỗi buổi trưa ra tháp kéo chuông báo hiệu giờ nghỉ trưa, rồi mong tới buổi đón người cha thân yêu tan sở ở Hãng phà về trong niềm vui ngập tràn hạnh phúc. “Bến phà Thủ Thiêm đã là một phần đời của người nghệ sĩ, hình ảnh đó mãi mãi in đậm trong tâm hồn của tôi” – NSƯT Ngọc Giàu nói trong nước mắt.
"Mỗi góc đứng trên chuyến phà đều có hình ảnh tuổi thơ của tôi theo năm tháng..."
Anh Trần Văn Lắm đã có "kỷ niệm khó quên với NSƯT Ngọc Giàu trên chuyến phà cuối cùng "
Anh thợ máy cũng bùi ngùi xúc động
NSƯT Ngọc Giàu vui mừng vì TPHCM ngày càng hiện đại nhìn từ phía bên bến phà Thủ Thiêm
Soạn giả Viễn Châu đã sáng tác một bài ca cổ Chuyến phà cuối cùng dành riêng cho NSƯT Ngọc Giàu. Ông vua vọng cổ tâm sự: “Với người nghệ sĩ, trân trọng quá khứ tuổi thơ chính là lưu giữ phần hồn của bài ca cổ. Vì có xưa mới có nay, có chấp nhận thay đổi mới hướng tới tương lai. Bến phà Thủ Thiêm xưa sẽ lùi vào quá khứ, mở ra trang sử vàng cho hầm Thủ Thiêm, cho TPHCM hiện đại hơn, nghĩa tình hơn”.
Từ thời sv, lúc nào e cũng đi phà về nhà, mỗi lần qua phà, gió sông nhẹ nhàng thổi, nhìn qua 2 đầu bờ thấy lòng nhẹ nhàng lắm, phà này e có rất nhiều kỷ niệm, giờ chỉ còn phà Cát Lái thôi
Năm tám mấy, hồi học cấp 3 em có đi phà qua bên TT chơi 1 lần, em nhớ hồi đó dừa nước bạt ngàn, gặp 1 chị bán nước ... giờ vẫn còn nhớ TT