Hạng F
29/10/16
12.195
25.744
113
Pháp
Vậy một rừng luật có áp dụng hay là áp dụng luật rừng ? khó là điều đó., chứ rất bình thường, ai cũng đôi khi sai phạm có thể bỏ qua, sai phạm vô tình hay cố ý là khác .. thí dụ như lane khẩn cấp, đi ngược chiều, lùi trên cao tốc ....
 
Hạng B1
29/6/20
77
74
18
Cứ lập biên bản cho 2 làn trái và phải,lỗi đi thẳng vi phạm vượt đèn đỏ đi thì biết nhau thôi chứ gì.
 
Hạng F
28/8/19
6.875
11.815
113
Palm Beach, Florida, US
Dì Luận bỏ công trích Luật quá giỏi!
Nhưng mà đọc mới vài hàng, vài mục với khoản và điều... kèm trích dẫn là ù tai chóng hết cả mặt...sợ bị tẩu hỏa nên lướt đến Còm cho nhanh.
Chả biết Kinh Thư gì mà ghê gớm đến vậy, cỡ Cửu Dâm Chân Kinh là ko có cửa!
Lợi hại!
 
Hạng F
28/8/19
6.875
11.815
113
Palm Beach, Florida, US
Vậy một rừng luật có áp dụng hay là áp dụng luật rừng ? khó là điều đó., chứ rất bình thường, ai cũng đôi khi sai phạm có thể bỏ qua, sai phạm vô tình hay cố ý là khác .. thí dụ như lane khẩn cấp, đi ngược chiều, lùi trên cao tốc ....
Nói thật, lái xe mấy chục năm thật sự Mình ko biết nếu vi phạm tương tự thì bọn CS ở đây phạt lỗi gì, vì chưa bao giờ phạm Luật và bị phạt :D
 
Hạng D
9/1/16
1.748
3.799
123
Sài Gòn
Làm luật thì bỏ tí tiền mua toàn bộ luật và quy chuẩn về mà ngâm cứu trước khi post bài, toàn lượm hình trên mạng mà lượm không đủ nữa anh, hình gốc nó vầy nè anh, ai nói bố trí sai hả?

1675024455037.png

Đi thẳng trên làn rẽ phải, trái: Lỗi gì?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
9/1/16
1.748
3.799
123
Sài Gòn
Như vậy, nếu tại giao lộ này chỉ gắn 1 bộ đèn như dạng 1, kiểu 2, 3 hoặc 4, đèn CHÍNH kèm đèn phụ mũi tên cho rẽ trái, phải, hoặc gắn nhiều bộ (do phần đường xe chạy quá nhiều làn đường), nhưng giống nhau, thì rất đơn giản để tuân thủ và phân tích lỗi vi phạm, vì dạng đèn này có hiệu lực cho tất cả các làn đường

Với chỉ gắn 1 bộ đèn chính như thường thấy tại các giao lộ trong nội thành thì nếu làn đường có vạch 9.3, vạch mũi tên rẽ (trái, phải) hoặc R411 cho rẽ trái, phải thì phương tiện đi trên làn đó có thể rẽ (trái phải) khi đèn phụ mũi tên này bật xanh (đèn chính đỏ).

Tuy nhiên tại các giao lộ trên các đường như đường Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt….hiện nay Sở GTVT đang cho lắp loại đèn CHÍNH dạng 2, (dạng đèn có mũi tên bên trong từng đèn) trên giá long môn, thường là 3 bộ đèn CHÍNH: dạng 2 kiểu 1 trên làn đường đi thẳng, dạng 2 kiểu 2 trên làn đường rẽ phải và dạng 2 kiểu 3 trên làn đường rẽ trái , và các bộ đèn này hoạt động hoàn toàn độc lập, nên có thể hiểu rằng mỗi bộ đèn này áp dụng riêng cho từng làn đường.

Vì nếu ta cho là 3 bộ đèn này chỉ là một đèn CHÍNH gắn trên các làn, có hiệu lực trên tất cả các làn đường thì sẽ không thỏa quy định của khoản 10.3.5, là chỉ có một màu được bật sáng trên một bộ đèn, như vậy có thể hiểu ý đồ của Sở là muốn lắp nhiều bộ đèn CHÍNH, trên các làn đường để điều khiển giao thông thông riêng trên từng làn đường theo khoản 10.6.

Và các làn có hướng đi giống nhau sẽ áp dụng chung một bộ đèn chính như 2 làn chỉ đi thẳng chung 1 bộ đèn, làn rẽ trái riêng 1 bộ, làn rẽ phải riêng một bộ.

Lý do phải lắp đèn như vậy là do trên các tuyến đường này có thể hiểu là do có quá nhiều làn đường và Sở GTVT có ý đồ bố trí 1 số làn đường dành cho các xe rẽ trái, phải không bị conflict với làn xe đi thẳng và vì vậy phải bố trí các bộ đèn tín hiệu riêng cho từng làn đường.

Tuy nhiên việc gắn đèn như thực tế tại các tuyến đường này cho dù rất khoa học và hiệu quả nhưng lại không phù hợp với khoản 10.6.3 quy chuẩn 41/2019.

Khoản 10.6.3 Quy chuẩn 41/2019 quy định đèn tín hiệu dành riêng cho từng làn đường là loại đèn 2 màu (xanh và đỏ) như dạng 3 của phụ lục, mà thực tế Sở GTVT đang gắn loại đèn dạng 2 (đèn 3 màu).
Tóm lại là anh muốn cho củi vào lò thì nói gắn thôi.
Nhưng nói dài quá thành nói lộn xộn:
1. "Với chỉ gắn 1 bộ đèn chính như thường thấy tại các giao lộ trong nội thành thì nếu làn đường có vạch 9.3, vạch mũi tên rẽ (trái, phải) hoặc R411 cho rẽ trái, phải thì phương tiện đi trên làn đó có thể rẽ (trái phải) khi đèn phụ mũi tên này bật xanh (đèn chính đỏ).": đèn chính đỏ thì đèn phụ (mũi tên chỉ cho rẽ phải), nôm na gọi là rẽ phải khi đèn đỏ. Chưa thấy được rẽ trái khi đèn đỏ. Nhờ anh chỉ giúp chỗ nào để mình đi xem thử.
2."Lý do phải lắp đèn như vậy là do trên các tuyến đường này có thể hiểu là do có quá nhiều làn đường và Sở GTVT có ý đồ bố trí 1 số làn đường dành cho các xe rẽ trái, phải không bị conflict với làn xe đi thẳng và vì vậy phải bố trí các bộ đèn tín hiệu riêng cho từng làn đường.
Tuy nhiên việc gắn đèn như thực tế tại các tuyến đường này cho dù rất khoa học và hiệu quả nhưng lại không phù hợp với khoản 10.6.3 quy chuẩn 41/2019.
Khoản 10.6.3 Quy chuẩn 41/2019 quy định đèn tín hiệu dành riêng cho từng làn đường là loại đèn 2 màu (xanh và đỏ) như dạng 3 của phụ lục, mà thực tế Sở GTVT đang gắn loại đèn dạng 2 (đèn 3 màu)."

Quy chuẩn làm gì có 10.6.3 mà phù hợp hay không phù hợp. Theo Khoản 10.6 Điều 10 Quy chuẩn: "Để điều khiển giao thông trên từng làn đường riêng "có thể" áp dụng bộ đèn 2 màu....". Cái chữ cần đậm thì anh cho nó mờ đi, rồi lại đi bold đậm cái chữ mà cơ bản khi đọc vô thì người ta đã hiểu nó là ý chủ đạo của khoản 10.6. Rồi người ta gắn 3 đèn, anh đi kiểm tra xem cái đèn vàng nó có hoạt động không, ý kiến luôn thể vì nó không hoạt động cũng là lãng phí đấy.

Anh đọc luật ba chớp ba nháng rồi anh đẻ ra cái khoản 10.6.3 và phán chắc như bắp là phải dùng loại đèn 2 màu và anh chỉ định luôn phải là dạng 3, trong khi đó sao anh không nói dạng 4 luôn đi (dạng 4 kết hợp vạch 9.3 và R411 chỉ cho rẽ phải hoặc trái). Anh đưa ý kiến dạng 3, mà bài viết của anh không có hình đèn dạng 3. Tôi úp phụ anh các dạng đèn để ae Oser dễ hình dung đó.

Rồi cũng chính sự bộp chộp của anh nên anh kết luận 1 câu xanh rờn: "Vì với cách lắp đèn như hiện nay trên đường Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt thì hoàn toàn KHÔNG đúng theo quy chuẩn 41 và hoàn toàn không thể phạt được người TGGT, vì người TGGT không hiểu phải đi chấp hành hiệu lực của đèn CHÍNH nào, và phải đi thế nào cho đúng luật." Nhiều khi hiểu nhiều quá đâm hại não, xanh đi - đỏ dừng đơn giản thế thôi, giờ còn đẻ thêm đèn nào là đèn chính, người tham gia giao thông chỉ cần có ý thức chấp hành đúng luật là xh này nó tốt lên lắm rồi anh ơi, khỏi cần anh phân tích chính-phụ, ví dụ đừng có "khôn lõi" chen vô làn quẹo phải hay trái rồi xi-nhan rề rề canh không có csgt thì lại phắn thẳng. CSGT ăn bẩn thì lại là chuyện khác, còn chuyện không chấp hành luật lại là chuyện khác. kkk

BỔ SUNG:
1. Xét về thời điểm đưa vào sử dụng của tuyến đường MCT-VVK và việc lắp đặt đèn, biển báo hiệu thì phải căn cứ theo QCVN 41:2016/BGTVT ban hành kèm Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08 tháng 4 năm 2016, tại, Phụ lục A.3:
"Đèn dạng 2 nhằm để điều khiển theo làn đường được đặt ở gần nút giao trên những đường có 3 làn đường xe chạy; những nút có nhiều làn xe rẽ trái; có thể đặt trên đảo giao thông hay trên mép phần xe chạy;"
Vì vậy, việc các đèn tín hiệu trên đường VVK-MCT hoàn toàn gắn đúng quy định. Việc sử dụng hiện nay cũng không gặp khó khăn, trong điều tiết giao thông. Chỉ có tay chủ thớt cố tình bươi móc để viết một bài viết không có giá trị xây dựng, lại còn cố tình tuyên truyền một số trường hợp sai phạm mà hình thức xử phạt do chủ thớt tự suy diễn ra.

2. Căn cứ: "Điều 87 QCVN 41:2019/BGTVT về Nguyên tắc quản lý:
87.2.
Lộ trình thay thế, điều chỉnh đối với báo hiệu đường bộ:
87.2.1. Báo hiệu đường bộ thay thế, bổ sung mới phải tuân thủ theo quy định của Quy chuẩn này.
87.2.2. Biển báo có nội dung và ý nghĩa sai khác, không đúng với Quy chuẩn này phải được thay thế, điều chỉnh ngay.
87.2.3. Báo hiệu đường bộ có biểu tượng, ký hiệu, kích thước, màu sắc, đường viền chưa hoàn toàn phù hợp với Quy chuẩn này nhưng không gây hiểu nhầm, hiểu sai khác về ý nghĩa sử dụng so với quy định tại Quy chuẩn này thì vẫn có hiệu lực thi hành và sẽ được thay thế dần, hoàn thành trước ngày 20/8/2025."

Theo 87.2.3 người ta viết rõ như vậy, nhưng chủ thớt chắc chưa đọc tới hoặc không biết chỗ mà đọc, đi phán lung tung, lòi cái bộp chộp ra, còn dám khẳng định KHÔNG đúng, chờ tới năm 2025 xem có thay đổi không thì biết. Tự suy diễn ra vụ "đèn phụ", rồi phán như thánh, trong khi đó QCVN 41:2019 không có chữ nào là "đèn phụ", hắn tự đọc QCVN 41:2016 trong đó có chữ "đèn phụ" rồi làm như ta đây giỏi, đặt giả thiết này nọ, trong khi chữ "đèn phụ" đã được bãi bỏ trong quy định hiện nay.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Tóm lại là anh muốn cho củi vào lò thì nói gắn thôi.
Nhưng nói dài quá thành nói lộn xộn:
1. "Với chỉ gắn 1 bộ đèn chính như thường thấy tại các giao lộ trong nội thành thì nếu làn đường có vạch 9.3, vạch mũi tên rẽ (trái, phải) hoặc R411 cho rẽ trái, phải thì phương tiện đi trên làn đó có thể rẽ (trái phải) khi đèn phụ mũi tên này bật xanh (đèn chính đỏ).": đèn chính đỏ thì đèn phụ (mũi tên chỉ cho rẽ phải), nôm na gọi là rẽ phải khi đèn đỏ. Chưa thấy được rẽ trái khi đèn đỏ. Nhờ anh chỉ giúp chỗ nào để mình đi xem thử.
2."Lý do phải lắp đèn như vậy là do trên các tuyến đường này có thể hiểu là do có quá nhiều làn đường và Sở GTVT có ý đồ bố trí 1 số làn đường dành cho các xe rẽ trái, phải không bị conflict với làn xe đi thẳng và vì vậy phải bố trí các bộ đèn tín hiệu riêng cho từng làn đường.
Tuy nhiên việc gắn đèn như thực tế tại các tuyến đường này cho dù rất khoa học và hiệu quả nhưng lại không phù hợp với khoản 10.6.3 quy chuẩn 41/2019.
Khoản 10.6.3 Quy chuẩn 41/2019 quy định đèn tín hiệu dành riêng cho từng làn đường là loại đèn 2 màu (xanh và đỏ) như dạng 3 của phụ lục, mà thực tế Sở GTVT đang gắn loại đèn dạng 2 (đèn 3 màu)."

Quy chuẩn làm gì có 10.6.3 mà phù hợp hay không phù hợp. Theo Khoản 10.6 Điều 10 Quy chuẩn: "Để điều khiển giao thông trên từng làn đường riêng "có thể" áp dụng bộ đèn 2 màu....". Cái chữ cần đậm thì anh cho nó mờ đi, rồi lại đi bold đậm cái chữ mà cơ bản khi đọc vô thì người ta đã hiểu nó là ý chủ đạo của khoản 10.6. Rồi người ta gắn 3 đèn, anh đi kiểm tra xem cái đèn vàng nó có hoạt động không, ý kiến luôn thể vì nó không hoạt động cũng là lãng phí đấy.

Anh đọc luật ba chớp ba nháng rồi anh đẻ ra cái khoản 10.6.3 và phán chắc như bắp là phải dùng loại đèn 2 màu và anh chỉ định luôn phải là dạng 3, trong khi đó sao anh không nói dạng 4 luôn đi (dạng 4 kết hợp vạch 9.3 và R411 chỉ cho rẽ phải hoặc trái). Anh đưa ý kiến dạng 3, mà bài viết của anh không có hình đèn dạng 3. Tôi úp phụ anh các dạng đèn để ae Oser dễ hình dung đó.

Rồi cũng chính sự bộp chộp của anh nên anh kết luận 1 câu xanh rờn: "Vì với cách lắp đèn như hiện nay trên đường Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt thì hoàn toàn KHÔNG đúng theo quy chuẩn 41 và hoàn toàn không thể phạt được người TGGT, vì người TGGT không hiểu phải đi chấp hành hiệu lực của đèn CHÍNH nào, và phải đi thế nào cho đúng luật." Nhiều khi hiểu nhiều quá đâm hại não, xanh đi - đỏ dừng đơn giản thế thôi, giờ còn đẻ thêm đèn nào là đèn chính, người tham gia giao thông chỉ cần có ý thức chấp hành đúng luật là xh này nó tốt lên lắm rồi anh ơi, khỏi cần anh phân tích chính-phụ, ví dụ đừng có không lõi chen vô làn quẹo phải hay trái rồi xi-nhan rề rề canh không có csgt thì lại phắn thẳng. CSGT ăn bẩn thì lại là chuyện khác, còn chuyện không chấp hành luật lại là chuyện khác. kkk
Ok, thanks bác nhé, đã edit lỗi chính tả 10.6, do lúc gõ bên word copy past qua bị sai. Nhưng phần đầu tôi có trích dẫn từ QC là chính xác nhé.
Mà tranh luận có cần phải soi mói như vậy không? Thấy bác có vẻ cay cú quá.
Tí rãnh mình sẽ trả lời còm này của bác nhé.
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Bài viết hay và thú vị phết nhưng chắc k xôm nổi vì nhiều chữ thế này tài xế đọc k nổi :)))
Cũng vì không đọc nỗi nên phải chấp nhận không hiểu nỗi tại sao họ lắp đèn như vậy :)
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Dì Luận bỏ công trích Luật quá giỏi!
Nhưng mà đọc mới vài hàng, vài mục với khoản và điều... kèm trích dẫn là ù tai chóng hết cả mặt...sợ bị tẩu hỏa nên lướt đến Còm cho nhanh.
Chả biết Kinh Thư gì mà ghê gớm đến vậy, cỡ Cửu Dâm Chân Kinh là ko có cửa!
Lợi hại!
Thanks bác, chịu khó nghiền ngẫm Luật GTĐB và quy chuẩn 41 cho thấu hiểu thì viết được thôi bác.
Vấn đề là phải chịu khó đọc hết thì mới hiểu.
Lướt qua thì sẽ không cảm thụ được đâu.
Hy vọng bác sẽ ....đọc lại :)