Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Mày ko cần phải kéo cái này ra làm gì, lươn lẹo nữa cũng vậy thôi!

cần thì mờ topic khác tao dạy cho!
Cùn
Mày gặp tao thì không có cửa đâu con, đừng ngu mà dây vào.
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Đối với cái thể loại Cùn và "vô văn hóa như mày" như mày, thì phải vậy mới vừa!
Mày trả lời giùm luôn thằng anh mày nhe.
Theo clip này thì tại sao xe có cam phải quẹo phải trong khi đèn tín hiệu mũi tên ĐI THẲNG xanh?
1. Tại sao không áp dụng thứ tự hiệu lực của đèn cao hơn là đi thẳng mà phải theo hiệu lực của biển và của vạch 4.4, vạch 9.3?

2. Xe có cam có vi phạm hiệu lệnh của đèn không? Vì đèn mũi tên đi thẳng mà xe lại quẹo phải?

Nhớ trả lời, đừng trốn nhé.


Screenshot_20230227-160046_YouTube.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
4/2/21
28
33
13
Chào các bác, đang có nhiều bài post về vụ đi thẳng trên làn rẻ phải, trái khi đèn đi thẳng xanh, đèn rẽ đỏ thì có vi phạm lỗi hay không, nếu có thì là lỗi gì?.... Hôm nay rảnh và như lời hứa mình xin phép post bài phân tích này, nhằm phân tích chủ đề đang tranh luận sôi nỗi hiện nay trên OS và cả trên các group Luật GT của facebook này.

Đầu tiên mình xin trích dẫn một thớt trên OS của bác
https://www.otosaigon.com/threads/d...ai-anh-huong-nguyen-doan-xe-phia-sau.9057335/

Trong thớt này rất nhiều bác đã phê phán ô tô dừng chờ đèn trên làn rẽ phải mà đi thẳng, gây cản trở giao thông cho xe rẽ phải, và đương nhiên đi như vậy là sai 100% rồi, vấn đề là đã có tranh cãi gay gắt giữa bác minhquangha0380 và rất nhiều bác khác về lỗi vi phạm này là lỗi gì, mức phạt như thế nào.

Theo bác minhquang.ha0380 thì đây là lỗi “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”, ta tạm gọi tắt là ”lỗi vượt đèn đỏ”, với mức phạt từ 4 đến 6 triệu đồng, giam bằng 2 tháng, còn rất nhiều bác khác thì chỉ cho đây là lỗi “không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẩn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”, ta tạm gọi tắt là “lỗi không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường“, với mức phạt chỉ 400k.

Vậy ai đúng, ai sai??? Mời các bác theo dõi phần phân tích trường hợp ô tô đi thẳng trên làn trong cùng bên phải, làn đường có kẻ vạch 9.3 và biển R411 với mũi tên chỉ cho phép rẽ phải trên đường MCT như sau:

1. Đầu tiên ta tìm hiểu các loại đèn tín hiệu theo điều 10, quy chuẩn 41/2019
  • Điều 10. Điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn
    10.1
    . Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: xanh,
    vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.
    10.1.1. Thứ tự tín hiệu lắp theo chiều thẳng đứng: đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa và
    đèn xanh ở dưới.
    10.1.2. Thứ tự tín hiệu lắp đặt theo chiều ngang: đèn đỏ ở phía bên trái, đèn vàng ở giữa
    và đèn xanh ở phía bên phải theo chiều lưu thông

Từ điều 10 ta rút ra ý sau:
  • Đèn tín hiệu giao thông CHÍNH gồm 3 loại màu, xanh, vàng và đỏ, chủ yếu là dạng đèn hình tròn, có thể lắp theo chiều đứng (gắn trên cột bên lề đường), họặc chiều nằm ngang (gắn trên cột cần vươn hoặc giá long môn). Xem dạng 1, dạng 2 phụ lục A
2. Đọc tiếp 10.2 ta có:
  • 10.2. Đèn tín hiệu ngoài ba dạng đèn chính còn được bổ sung một số đèn khác tuỳ thuộc vào quy mô nút giao và tổ chức giao thông.
    10.2.1. Đèn có hình mũi tên hoặc các hình có ký hiệu phù hợp với quy định của Quy chuẩn này, được lắp đặt trên mặt phẳng ngang với đèn tín hiệu. Các hình trên đèn có thể là hình một loại phương tiện giao thông hoặc hình người đi bộ.
    10.2.2. Trong từng tín hiệu của đèn có thể có hình mũi tên. Nếu mũi tên chỉ hướng cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu, trừ khi có đặt biển báo số P.124(a,b) “Cấm quay đầu xe”
Từ 10.2.1 ta rút ra ý :
  • Ngoài đèn tín hiệu giao thông CHÍNH hình tròn còn có đèn PHỤ hình mũi tên hoặc các ký hiệu như hình xe máy, hình người đi bộ…. (xem Dạng 1 – Phụ lục A)
Từ 10.2.2 ta rút ra ý :
  • Đèn chính có thể có hình mũi tên trong từng tín hiệu đèn, tức là trong hình tròn của từng đèn CHÍNH có thể có hình mũi tên bên trong. (xem Dạng 2 - Phụ lục A),
3. Kế đến đọc thông tin của khoản 10.3.5

  • 10.3.5. Tại một thời điểm, trên cùng một bộ đèn tín hiệu chỉ được sáng một trong ba màu: xanh, vàng hoặc đỏ.
Khoản này ta rút ra được ý là trong cùng 1 lúc chỉ được sáng 1 trong 3 màu của đèn CHÍNH:
  • Chỉ có đèn màu XANH sáng,2 màu vàng, đỏ tắt, hoặc
  • Chỉ có đèn màu VÀNG sáng,2 màu xanh,đỏ tắt, hoặc
  • Chỉ có đèn màu ĐỎ sáng,2 màu xanh ,vàng tắt.
  • Không tính đèn phụ.
4. Tiếp theo ta có thêm thông tin của Khoản 10.6 là có thể treo đèn tín hiệu để điều khiển giao thông riêng trên từng làn đường.
  • 10.6. Để điều khiển giao thông trên từng làn đường riêng có thể áp dụng bộ đèn tín hiệu gồm 2 màu treo trên phần đường xe chạy, tín hiệu xanh có hình mũi tên phải đặt phía trên làn đường cần điều khiển, tín hiệu đỏ có hình hai gạch chéo. Những tín hiệu của đèn này có ý nghĩa như sau:
  • 10.6.1. Tín hiệu xanh cho phép đi ở trên làn đường có mũi tên chỉ;
  • 10.6.2. Tín hiệu đỏ phải dừng lại theo điểm 10.3.3 khoản 10.3 Điều này trên làn đường có đèn treo tín hiệu màu đỏ

Từ 1,2 ,3 và 4 ta rút ra các ý sau:
  • Đèn tín hiệu giao thông CHÍNH gồm 3 loại màu, xanh, vàng và đỏ, chủ yếu là dạng đèn hình tròn, có thể lắp theo chiều đứng họặc chiều nằm ngang.
    • Dạng 1 kiểu 1: không có đèn phụ
View attachment 2870633


  • Đèn PHỤ có hình mũi tên hoặc các ký hiệu…được gắn trên mặt phẳng ngang với đèn chính, có 3 kiểu:
    • Dạng 1 kiểu 2 : có đèn phụ mũi tên đi thẳng
    • Dạng 1 kiểu 3 : có đèn phụ mũi tên rẽ trái
    • Dạng 1 kiểu 4 : có đèn phụ mũi tên rẽ phải

View attachment 2870637

  • Tuy nhiên cũng có dạng đèn CHÍNH như dạng 2 là dạng có mũi tên chỉ hướng bên trong từng đèn, gồm 6 kiểu:
    • Dạng 2, kiểu 1: mũi tên đi thẳng
    • Dạng 2, kiểu 2: mũi tên rẽ phải
    • Dạng 2 kiểu 3: mũi tên rẽ trái.
    • Dạng 2 kiểu 4: mũi tên vừa đi thẳng vừa rẽ phảii.
    • Dạng 2 kiểu 5: mũi tên vừa đi thẳng vừa rẽ trái.
    • Dạng 2 kiểu 6: mũi tên quay đầu.



  • Cùng 1 thời điểm thì chỉ có một trong 3 đèn (màu) được sáng lên trên bộ đèn CHÍNH.
  • Đèn tín hiệu CHÍNH có hiệu lực trên tất cả các làn đường nếu là đèn gắn trên cột trên lề đường bên phải. hoặc nhiểu bộ nhưng hoạt động GIỐNG NHAU gắn trên cột cần vươn hoặc gắn thêm bên trái đường.
  • Có thể áp dụng bộ đèn tín hiệu 2 màu treo trên phần đường xe chạy (trên giá long môn, cột cần vươn) để điều khiển giao thông trên từng làn đường.
Như vậy, nếu tại giao lộ này chỉ gắn 1 bộ đèn như dạng 1, kiểu 2, 3 hoặc 4, đèn CHÍNH kèm đèn phụ mũi tên cho rẽ trái, phải, hoặc gắn nhiều bộ (do phần đường xe chạy quá nhiều làn đường), nhưng giống nhau, thì rất đơn giản để tuân thủ và phân tích lỗi vi phạm, vì dạng đèn này có hiệu lực cho tất cả các làn đường

Với việc chỉ gắn 1 bộ đèn chính như thường thấy tại các giao lộ trong nội thành thì nếu làn đường có vạch 9.3, vạch mũi tên rẽ (trái, phải) hoặc R411 cho rẽ trái, phải thì phương tiện đi trên làn đó có thể rẽ (trái phải) khi đèn phụ mũi tên này bật xanh (đèn chính đỏ).

Tuy nhiên tại các giao lộ trên các đường như đường Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt….hiện nay Sở GTVT đang cho lắp loại đèn CHÍNH dạng 2, (dạng đèn có mũi tên bên trong từng đèn) trên giá long môn, thường là 3 bộ đèn CHÍNH: dạng 2 kiểu 1 trên làn đường đi thẳng, dạng 2 kiểu 2 trên làn đường rẽ phải và dạng 2 kiểu 3 trên làn đường rẽ trái , và các bộ đèn này hoạt động hoàn toàn độc lập, nên có thể hiểu rằng mỗi bộ đèn này áp dụng riêng cho từng làn đường.

Vì nếu ta cho là 3 bộ đèn này chỉ là một đèn CHÍNH gắn trên các làn, có hiệu lực trên tất cả các làn đường thì sẽ không thỏa quy định của khoản 10.3.5, là chỉ có một màu được bật sáng trên một bộ đèn, như vậy có thể hiểu ý đồ của Sở là muốn lắp nhiều bộ đèn CHÍNH, trên các làn đường để điều khiển giao thông thông riêng trên từng làn đường theo khoản 10.6.

Và các làn có hướng đi giống nhau sẽ áp dụng chung một bộ đèn chính như 2 làn chỉ đi thẳng chung 1 bộ đèn, làn rẽ trái riêng 1 bộ, làn rẽ phải riêng một bộ.

Lý do phải lắp đèn như vậy là do trên các tuyến đường này có thể hiểu là do có quá nhiều làn đường và Sở GTVT có ý đồ bố trí 1 số làn đường dành cho các xe rẽ trái, phải không bị conflict với làn xe đi thẳng và vì vậy phải bố trí các bộ đèn tín hiệu riêng cho từng làn đường.

Tuy nhiên việc gắn đèn như thực tế tại các tuyến đường này cho dù rất khoa học và hiệu quả nhưng lại không phù hợp với khoản 10.6 quy chuẩn 41/2019.

Khoản 10.6. Quy chuẩn 41/2019 quy định đèn tín hiệu dành riêng cho từng làn đường là loại đèn 2 màu (xanh và đỏ) như dạng 3 của phụ lục, mà thực tế Sở GTVT đang gắn loại đèn dạng 2 (đèn 3 màu).

Và vì không theo đúng quy chuẩn như vậy đã gây hoang mang cho người tham gia giao thông, hiểu lầm và không hiểu ý đồ của Sở GTVT là gắn riêng đèn tín hiệu cho từng làn đường, gây tranh cãi gay gắt trên các diển đàn hiện nay.

Thiết nghĩ Bộ GTVT nên bổ sung thêm vào quy chuẩn loại đèn được gắn trên từng làn đường là loại đèn dạng 2 hoặc dạng 1 kiểu 2,3,4 (kèm đèn mũi tên), hoạt động độc lập trên từng làn đường cho phù hợp với thực tế đang thực hiện, tránh gây khó hiểu, hiểu lầm ý đồ như cách gắn đèn hiện nay là sai với quy chuẩn 41/2019.

Và nếu bài phân tích này đúng với ý đồ của Sở GTVT là phải lắp đèn có hiệu lực riêng cho từng làn đường như phân tích trên thì ta có thể tìm hiểu sâu các trường hợp như sau,

Giả sử không quan tâm đến đèn rẽ trái, tập trung vào trường hợp đi thẳng trên làn rẽ phải ta có:

a.Trường hợp 1:
  • Đèn trên làn đi thẳng XANH, đèn trên làn rẽ phải ĐỎ:
Ô tô đi thẳng trên làn rẽ phải này không cần quan tâm đến đèn trên các làn khác và chỉ phải chấp hành hiệu lệnh của đèn trên làn đường này và như vậy là KHÔNG tuân thủ đúng hiệu lệnh của đèn rẽ phải đang ĐỎ là phải dừng trước vạch dừng nên ô tô đi thẳng trên làn này đã vi phạm lỗi VƯỢT ĐÈN ĐỎ. và còn vi phạm thêm lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường của vạch 9.3 và R411 chỉ cho rẽ phải
  • ===> TH1: Vi phạm cả 2 lỗi vượt đèn đỏ và không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường
  • View attachment 2870642
b. Trường hợp 2:
  • Đèn trên làn đi thẳng XANH, đèn trên làn rẽ phải XANH:
Ô tô đi thẳng trên làn rẽ phải này không cần quan tâm đến đèn trên các làn khác và chỉ phải chấp hành hiệu lệnh của đèn trên làn đường này và như vậy ô tô này đã tuân thủ đúng hiệu lệnh của đèn rẽ phải XANH là được phép đi và chỉ vi phạm lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường của vạch 9.3 và R411 chỉ cho rẽ phải.

c. Trường hợp 3:
  • Đèn trên làn đi thẳng ĐỎ, đèn trên làn rẽ phải ĐỎ:
Ô tô đi thẳng trên làn rẽ phải này cũng không cần quan tâm đến đèn trên các làn khác và chỉ phải chấp hành hiệu lệnh của đèn trên làn đường này và như vậy ô tô này đã KHÔNG tuân thủ đúng hiệu lệnh của đèn rẽ phải ĐỎ là phải dừng trước vạch dừng nên ô tô đi thẳng trên làn này đã vi phạm lỗi VƯỢT ĐÈN ĐỎ và thêm lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường của vạch 9.3 và R411 chỉ cho rẽ phải.
  • ===> TH3: Vi phạm cả 2 lỗi vượt đèn đỏ và không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường
  • View attachment 2870646


d. Trường hợp 4:
  • Đèn trên làn đi thẳng ĐỎ, đèn trên làn rẽ phải XANH:
Ô tô đi thẳng trên làn rẽ phải này không cần quan tâm đến đèn trên các làn khác và chỉ phải chấp hành hiệu lệnh của đèn trên làn đường này và như vậy ô tô này đã tuân thủ đúng hiệu lệnh của đèn rẽ phải XANH là được phép đi nên KHÔNG vi phạm lỗi VƯỢT ĐÈN ĐỎ (của làn giữa) mà chỉ vi phạm lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường.

Trên đây là bài phân tích của cá nhân mình về hiệu lực của đèn tín hiệu giao thông trên các làn đường tại 1 số đường trên Tp HCM, nhờ các bác đọc và bổ sung thêm ý cũng như có thể phản biện nếu không đồng ý.

Cũng rất mong SGTVT HCMC, xem xét và kiến nghị bổ sung vào quy chuẩn cách lắp đèn tín hiệu trên từng làn đường như thực tế đang thực hiện để tránh gây hoang mang, hiểu sai cũng như tránh tranh cãi giữa người tham gia GT với CSGT khi vi phạm lỗi như bài viết đã nêu:

Đi thẳng trên làn rẽ phải, trái khi đèn trên làn này ĐỎ (đèn trên làn đi thẳng XANH) thì vi phạm lỗi gì?

Vì với cách lắp đèn như hiện nay trên đường Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt thì hoàn toàn KHÔNG đúng theo quy chuẩn 41 và hoàn toàn không thể phạt được người TGGT, vì người TGGT không hiểu phải chấp hành hiệu lực của đèn CHÍNH nào, và phải đi thế nào cho đúng luật.

Cám ơn các bác đã chịu khó đọc bài viết khá dài và khá …khó hiểu này, rất mong được đóng góp, bổ sung hoặc phản biện nếu không đồng ý.
Với góc nhìn của em, em sửa đổi một chút như sau
TH1: Vi phạm lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường

Với TH1, Khi tín hiệu mũi tên màu đỏ được bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì phương tiện không được đi theo hướng mũi tên.
Nên nếu như xe rẽ phải khi đèn rẽ phải đỏ, đấy mới vi phạm lỗi không tuân thủ theo đèn.

Em chỉ là một đứa làm văn phòng, không rành mấy luật cho lắm, chỉ có thể đọc nghiên cứu mấy cái quy chuẩn, nghị định, rồi tự suy ngẫm phân tích thôi. Forums này bác nào làm luật sư hay bên bộ ngành thì may ra ;)
 
  • Like
Reactions: thichmexe
Tập Lái
4/2/21
28
33
13
d. Trường hợp 4:
  • Đèn trên làn đi thẳng ĐỎ, đèn trên làn rẽ phải XANH:
Ô tô đi thẳng trên làn rẽ phải này không cần quan tâm đến đèn trên các làn khác và chỉ phải chấp hành hiệu lệnh của đèn trên làn đường này và như vậy ô tô này đã tuân thủ đúng hiệu lệnh của đèn rẽ phải XANH là được phép đi nên KHÔNG vi phạm lỗi VƯỢT ĐÈN ĐỎ (của làn giữa) mà chỉ vi phạm lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường.
Wow, wow, wow, wow, wow......
So amazing.....

Em chỉ phân tích thế này cho những ai ghé ngang qua đọc.
Hãy tưởng tượng
- Đèn rẽ phải/ hoặc đèn rẽ trái bật xanh
- Đèn đi thẳng bật đỏ
- Cùng với dòng xe hai bên đang bật xanh lưu thông
Tại phần đường rẽ phải/ trái (đang đèn xanh). Ô tô đi thẳng, cắt ngang qua dòng xe đông đúc. Chúng ta sẽ chỉ bị phạt lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường. == 400K

Nhưng, nếu tại phần đường đi thẳng (đang đèn đỏ). Ô tô đi thẳng, cắt ngang qua dòng xe đông đúc. Chúng ta sẽ bị phạt lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông. == 4M


"Someone So Damn Amazing"

Một trick để vượt đèn đỏ nhưng ít tốn tiền hơn. Hãy vượt bằng hai bên làn rẽ trái/phải

 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
29/10/16
12.243
26.255
113
Pháp

Em có bài nầy khá hay, mong các bác comment, nhưng nhớ đừng chưởi hay chỉ trích cá nhân nhé ...
Có thể lấy thông tin của các bác ở VN và nước ngoài để bình luận và chia sẽ ..

Ở đây cứ theo clip, không dùng chữ nếu, giả định ...nha
 
Hạng F
29/10/16
12.243
26.255
113
Pháp
Không có ai comment cả thì ... em tạm ...mở màng. Dùng để giao lưu học hỏi, không chừng ngày nào đó mình sẽ rơi vào trường hợp nầy (khá phổ biến do xứ nào cũng kẹt xe)

Nhìn theo hướng của phương tây ,

- Khi tai nạn như clip trên thì bên em xử xe Lexus sẽ sai hoàn toàn, vì xin đi ra (đổi lane) không phải là ưu tiên, mặc dầu để đèn signal, do đó phải tuân theo luật lệ giao thông

- Phản luận : Có rất nhiều bạn viết, nếu kẹt đường mà mình từ đường không được ưu tiên (như stop, nhường đường) thì không lẽ đợi cả ngày. ????
* Vâng, theo nguyên tắc là ...bạn phải đợi cả ngày , trong trường hợp kẹt xe thì cứ bình tỉnh xin ra, nếu người ta không cho thì đành chịu, đứng đợi, và đợi có ai đó cho phép thì mới được ra. 10 xe không cho thì chắc chắn xe thứ 11 sẽ chịu nhường cho bạn. Theo bạn xe Lexus thì nên xuống kiếng tài, nhìn ra ngoài, phối hợp với kính hậu và giơ tay xin phép (đồng thời với signal là bắt buộc), nếu như họ nhá đèn (tuỳ vào quốc gia) là mình có thể ra hay không.
Bên EU thường nhá 1 cái là cho ra, còn đá đèn liên tục là nó không nhường đâu nhé


Thí dụ : nhất là các bùng binh lớn, thì họ sẽ làm thế nào khi kẹt xe ? Nhất là tây âu có số lượng bùng binh nhiều nhất thế giới

Em xin mời các bác tham gia giao thông cho ý kiến, và các bác không chỉ ở VN mà ở các quốc gia khác ...
 
Hạng D
9/1/16
1.748
3.800
123
Sài Gòn
Đa số bình luận đều vote là lexus sai mà anh. Ku lái lexus chắc cũng láo quen rồi, chuyển làn mà nó ngoặc gấp cái đầu xe qua, cái kiểu xấn qua rồi bắt người khác nhường (ở góc nhìn đó tài xế lexus tự đưa người khác vô điểm mù của mình, hắn không hạ kiếng nên không thể nói hắn đang ngoái đầu nhìn). Đúng ra hắn phải cho xe bò theo cái góc mở nhỏ hơn, xe đỏ vừa qua thì xe hắn phải tiến xong xong với xe đỏ rồi bò vô làn đó, nếu có va chạm (điểm va chạm sẽ nằm ở phần từ trục B xuống đuôi xe, lúc này hắn đúng vì xe hắn ở trên làn đường rồi).
Cái kiểu cúp đầu này xảy ra thường xuyên ở VN. Bị táng nguyên cái vô đầu xe, thì hắn ăn cho hết.
 
  • Like
Reactions: Osin
Hạng F
29/10/16
12.243
26.255
113
Pháp
Đa số bình luận đều vote là lexus sai mà anh. Ku lái lexus chắc cũng láo quen rồi, chuyển làn mà nó ngoặc gấp cái đầu xe qua, cái kiểu xấn qua rồi bắt người khác nhường (ở góc nhìn đó tài xế lexus tự đưa người khác vô điểm mù của mình, hắn không hạ kiếng nên không thể nói hắn đang ngoái đầu nhìn). Đúng ra hắn phải cho xe bò theo cái góc mở nhỏ hơn, xe đỏ vừa qua thì xe hắn phải tiến xong xong với xe đỏ rồi bò vô làn đó, nếu có va chạm (điểm va chạm sẽ nằm ở phần từ trục B xuống đuôi xe, lúc này hắn đúng vì xe hắn ở trên làn đường rồi).
Cái kiểu cúp đầu này xảy ra thường xuyên ở VN. Bị táng nguyên cái vô đầu xe, thì hắn ăn cho hết.
À ...nếu xem thì có một số nói Vios sai, không giử khoảng cách an toàn, ...vân vân, xe đã mở signal ... Nói chung là nhiều bình luận khác nhau.

Cái khó là VN mình cứ mặc định, còn Tây là luật là luật, nó mà không cho ra thì đứng đợi cả buổi thôi (nhưng trường hợp nầy bên tây thì không có, nó sẳn sàng nhường, mặc dầu ưu tiên với vài ba xe qua) Tây nó không quan tâm biết bố mày là ai không ...:):)

Ngoái đầu nhìn, hay xem kiếng hậu là quang trọng .... khi đổi lane, không phải là signal rồi thôi

Do đó em muốn xem các bác khi tham gia giao thông thế nào khi gặp sự cố nầy. Nhất là khi lái ngoài VN ..còn trong VN thì đến giờ không có bài báo nào viết kết quả ai đúng ai sai hầu hết các tai nạn giửa 2 bên. em để ý, trừ khi thấy quá rỏ

Do đó em nghĩ nên để mấy cái clip (như kiểu nầy) để bàn luận, và em biết chắc có rất nhiều bác khi cầm lái, khi xãy ra tai nạn mà không biết là ai đúng ai sai .... Đó mới là vấn đề ... Mong chia sẽ với những clip khác
 
Hạng D
9/1/16
1.748
3.800
123
Sài Gòn
Vios đang đi trên làn quẹo trái, tốc độ theo quy định 60km/h, gần tới giao lộ đã giảm tốc, bang luôn vì lexus ở đâu chui ra. Nên giờ em lại thích lấy xe cỏ đi ngoài đường là vậy, mấy case này là em hông có nhường (cùng lắm thiệt hại vật chất _bh lo_ chứ nhường riết nó tưởng đâu nó đúng. Trường hợp này là làn ô tô, làn hỗn hợp chắc nó ép banh càng xe máy). Cũng gặp trường hợp đi lố như vậy, hạ kiếng vẫy tay xin (bên tài quá dễ mà), người ta nhường thì sẵn tiên vẫy tay cảm ơn. Sân si chi cho mệt.
Mấy tay bình luận vios lạng lách là do dùng cái tư duy xe máy để nhận xét xe ô tô.