RE: Đi về đâu hỡi em?
Ý bác quá đúng, và tp đang ra sức làm, mà làm o nổi.
ôi giời bác ơi, mấy ông còn lo chuyện khác, chuyện trọng đại của mấy ổng, còn xã hội thì sao cũng được, tội gì mà phải lo kẹt đường vì đi đâu cũng có cả đoàn xe dẫn đường, nếu mà trời mưa ngập thì không đi... thế nên mọi thứ vẫn như xưa.
Đất còn đâu mà dời, dời thì đi về mô??? Và ai là người chịu dời, và đâu thì dời được...???
Đúng là đất chật người đông nhưng vùng ngoại thành và các tỉnh lân cận còn nhiều đất có thể quy hoạch KCN lắm. Nói đâu xa, khu làng đại học ngoài trạm 2 quy hoạch từ năm em chưa vô học đến giờ đi làm qua bao nhiêu công ty rùi mà làng đại học cũng chẳng ra hồn.
nếu nói là không ai chịu di dời thì cũng không đúng, nếu có chính sách ưu hỗ trợ về mặt bằng, về nhà xưởng... thì cũng dễ thôi, nếu không tự nguyện thì thực hiện biện pháp mạnh : thực hiện lộ trình bắt buộc di dời đối với cty hay cơ sở sản xuất trực tiếp, không gia hạn giấy phép kinh doanh, tăng thuế môi trường trong nội thành, giới hạn số lượng lao động của các cty sản xuất...
=> giảm dần dân số, giảm số người cung cấp những dịch vụ đi kèm, giảm phương tiện giao thông, giảm xe hơi và xe tải ra vào thành phố => giảm kẹt xe.
Tiến dần tới giảm vai trò siêu đô thị của TP. HCM sản sẻ cơ hội và đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng sự hấp dẫn của các TP nhỏ khác trong cả nước.
tăng phí giao thông, phí trước bạ, đánh thuế môi trường đối với các phương tiện tham gia giao thông để tái đầu tư lại cho hạ tầng giao thông.
Nhà nước có thể kết hợp, kêu gọi hoặc liên kết các tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước, các ngân hàng cùng tham gia hỗ trợ, quy hoạch và phát triển mạng lưới giao thông trong cả nước.
nghỉ trưa chút các bác.