Diễn đàn nào mà có quà cho phụ nữ ????Chúc mừng ngày 8 tháng 3
Vui lòng phụ nữ – chết quà đàn ông
Chị nào tốt số có chồng
Ngày này thong thả vì ông đã làm
Chị nào vất vả gian nan
Ngày này thui thủi vì chàng có đâu
Nhưng mà đừng có vội rầu
Diễn đàn luôn có mày râu tặng quà
Việt Nam có nhiều Su-30MK2 nhất thế giới, gấp 1,5 lần Trung Quốc
Mới đây Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 2 chiến đấu cơ Su-30MK2 cuối cùng theo hợp đồng được ký năm 2013.
Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, Không quân Việt Nam đang có trong biên chế tổng cộng 36 chiếc Su-30MK2 (4 chiếc đầu tiên nhận năm 2004, 8 chiếc tiếp theo trong giai đoạn 2010 - 2011 và 12 chiếc sơn rằn ri xanh lá tiếp nhận trong năm 2010 thuộc đợt thứ ba).
Tiêm kích Su-30MKK của Không quân Trung QuốcVào năm 2009, Trung Quốc đã đặt hàng lô chiến đấu cơ Su-30MKK đầu tiên, 38 chiếc này được giao trong giai đoạn 2000 - 2001, giá trị hợp đồng ước tính 1,5 - 2 tỷ USD.
Tiêm kích J-16 - Bản sao của Su-30MK2 do Trung Quốc thực hiệnCũng như trường hợp Su-27, sau khi làm chủ quy trình thiết kế ngược, Trung Quốc đã nhanh chóng cho ra đời "Su-30MK2 nội địa".
Mới đây Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 2 chiến đấu cơ Su-30MK2 cuối cùng theo hợp đồng được ký năm 2013.
- Đánh bom xe quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ làm ba binh sỹ thiệt mạng
- Máy bay quân sự rơi ở Indonesia: Đã tìm thấy 12 thi thể
- Philippines cho Mỹ mở 5 căn cứ quân sự đối trọng Trung Quốc
Hôm 6/2/2016, hãng tin Interfax-AVN cho biết, máy bay vận tải hạng nặng An-124-100 Ruslan đã vận chuyển 2 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 có số khung 88520 và 88521 sang bàn giao cho Không quân Việt Nam.
Đây là 2 chiến đấu cơ cuối cùng nằm trong khuôn khổ hợp đồng mua sắm 12 máy bay loại này được ký kết giữa Việt Nam và Liên bang Nga từ tháng 8/2013, với giá trị ước tính nằm trong khoảng 450 - 600 triệu USD.
Ngoài việc vươn lên trở thành quốc gia có phi đội tiêm kích hạng nặng đông đảo nhất khu vực Đông Nam Á với 47 chiếc Flanker (bao gồm 11 Su-27SK/UBK cùng với 36 Su-30MK2), Việt Nam còn chính thức trở thành nước đang vận hành nhiều Su-30MK2 nhất thế giới.
Cụ thể, Không quân Venezuela đã mua 24 chiếc Su-30MK2, Không quân Indonesia là 5 chiếc, 8 chiếc khác đang phục vụ trong Không quân Uganda.
Trong khi đó, Không quân Trung Quốc (PLAAF), lực lượng đứng đầu châu Á và thứ hai thế giới mặc dù sở hữu tới 100 máy bay Su-30 nhưng cũng chỉ có 24 chiếc thuộc biến thể MK2.
Ngay trong năm 2001, họ lại ký hợp đồng 2 tỷ USD mua thêm 38 chiếc Su-30MKK nữa, việc giao hàng diễn ra trong hai năm 2002 và 2003.
Đơn hàng mua Su-30 cuối cùng là để trang bị cho Không quân Hải quân Trung Quốc (PLANAF), hợp đồng ký năm 2003, PLANAF đã nhận đủ 24 chiếc vào năm 2004.
Đây chính là biến thể nâng cấp Su-30MK2 tối ưu hóa cho tác chiến không đối hải, cấu hình được cho là tương tự Su-30 Nga bán cho Việt Nam.
Tháng 4/2014, nước này chính thức thành lập một trung đoàn không quân được trang bị 24 chiếc J-16 - loại máy bay chế tạo dựa trên nền tảng tiêm kích J-11BS với một vài sửa đổi theo tiêu chuẩn Su-30.
Mặc dù được coi là bản copy của Su-30MK2 nhưng J-16 vẫn có nhiều khác biệt ở khung thân hay hệ thống điện tử, trong đó đáng chú ý là radar quét mảng pha chủ động (AESA) lắp trên J-16 được đánh giá tiên tiến hơn N001 VEP (PESA) của Su-30MK2.
Nếu gộp cả Su-30MKK, Su-30MK2 lẫn J-16 đang hoạt động trong PLAAF cũng như PLANAF thì con số này lên tới 124 chiếc, nhưng nếu chỉ tính riêng số lượng Su-30MK2 "xịn" thì Trung Quốc vẫn xếp sau Việt Nam.
Ôtô Nga sắp vào Việt Nam với thuế suất 0%
Một số dòng xe nguyên chiếc và linh kiện phụ tùng của Nga vào Việt Nam sẽ không bị áp thuế trong vòng 5 năm theo Nghị định thư hợp tác về ôtô.
Bộ trưởng Công Thương - Vũ Huy Hoàng và người đồng cấp Nga - Denis Valentinovich Manturov vừa chính thức ký Nghị định thư Hợp tác về ôtô. Trước đó, Việt Nam cũng đã ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA) mà Nga là một thành viên.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Nhiều loại xe ôtô từ Nga sẽ có giá rẻ tại Việt Nam do được miễn thuế.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo Nghị định hợp tác về ôtô, các doanh nghiệp sản xuất của Nga (Kamaz, Gaz, UAZ...) sẽ cùng các đối tác Việt Nam thành lập một số liên doanh để sản xuất, lắp ráp ôtô tải, xe từ 10 chỗ trở lên, xe địa hình và một số loại xe chuyên dụng tại Việt Nam.
Ôtô do liên doanh sản xuất phải phù hợp với các định hướng của Chính phủ tại quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, tiêu chí tỷ lệ nội địa hóa với Nga đạt 25-35% vào năm 2020 và sẽ tăng theo từng giai đoạn.
Nếu một liên doanh không đạt được mức nội địa hóa đã cam kết nêu trên sau 10 năm thì sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động.
Ngoài thị trường trong nước, các liên doanh còn định hướng sản xuất ôtô để xuất khẩu sang các nước thứ ba, trước hết là các nước Đông Nam Á, do ôtô có tỷ lệ nội địa hóa từ 40% của Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào các nước ASEAN.
Để thực hiện mục tiêu xuất khẩu trên, Việt Nam sẽ cho phép các liên doanh được nhập khẩu miễn thuế một số xe nguyên chiếc để bán thăm dò dung lượng và thị hiếu của thị trường, đồng thời cho hưởng hạn ngạch miễn thuế cụ thể đối với linh kiện, phụ tùng lắp ráp ôtô trong vòng 5 năm. Đây là khoảng thời gian trước khi thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô theo VN – EAEU FTA được cắt giảm dần về 0%.
Theo lộ trình, Nga sẽ xuất khẩu sang Việt Nam 2.550 xe trong 3 năm đầu và 13.500 phụ kiện trong 5 năm đầu. Trong năm 2016, nước này dự định xuất sang Việt Nam 800 chiếc xe hơi được miễn thuế.
Để được hưởng ưu đãi thuế quan như nêu trên, các liên doanh phải đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể trong các Nghị định thư hợp tác về ôtô.
Ngoài ra, việc sản xuất ôtô của các liên doanh phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và cam kết chuyển giao công nghệ theo các thỏa thuận về li-xăng (license) giữa doanh nghiệp hai bên, đóng góp cho việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất linh kiện và công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, phát triển hệ thống bảo dưỡng và dịch vụ sửa chữa ôtô, đào tạo công nhân kỹ thuật.
Dự kiến Nghị định thư hợp tác về ôtô sẽ có cùng hiệu lực với hiệu lực của Hiệp định VN-EAEU FTA, tức là vào khoảng giữa năm 2016.
Bạch Dương
Một số dòng xe nguyên chiếc và linh kiện phụ tùng của Nga vào Việt Nam sẽ không bị áp thuế trong vòng 5 năm theo Nghị định thư hợp tác về ôtô.
Bộ trưởng Công Thương - Vũ Huy Hoàng và người đồng cấp Nga - Denis Valentinovich Manturov vừa chính thức ký Nghị định thư Hợp tác về ôtô. Trước đó, Việt Nam cũng đã ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA) mà Nga là một thành viên.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Nhiều loại xe ôtô từ Nga sẽ có giá rẻ tại Việt Nam do được miễn thuế.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo Nghị định hợp tác về ôtô, các doanh nghiệp sản xuất của Nga (Kamaz, Gaz, UAZ...) sẽ cùng các đối tác Việt Nam thành lập một số liên doanh để sản xuất, lắp ráp ôtô tải, xe từ 10 chỗ trở lên, xe địa hình và một số loại xe chuyên dụng tại Việt Nam.
Ôtô do liên doanh sản xuất phải phù hợp với các định hướng của Chính phủ tại quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, tiêu chí tỷ lệ nội địa hóa với Nga đạt 25-35% vào năm 2020 và sẽ tăng theo từng giai đoạn.
Nếu một liên doanh không đạt được mức nội địa hóa đã cam kết nêu trên sau 10 năm thì sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động.
Ngoài thị trường trong nước, các liên doanh còn định hướng sản xuất ôtô để xuất khẩu sang các nước thứ ba, trước hết là các nước Đông Nam Á, do ôtô có tỷ lệ nội địa hóa từ 40% của Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào các nước ASEAN.
Để thực hiện mục tiêu xuất khẩu trên, Việt Nam sẽ cho phép các liên doanh được nhập khẩu miễn thuế một số xe nguyên chiếc để bán thăm dò dung lượng và thị hiếu của thị trường, đồng thời cho hưởng hạn ngạch miễn thuế cụ thể đối với linh kiện, phụ tùng lắp ráp ôtô trong vòng 5 năm. Đây là khoảng thời gian trước khi thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô theo VN – EAEU FTA được cắt giảm dần về 0%.
Theo lộ trình, Nga sẽ xuất khẩu sang Việt Nam 2.550 xe trong 3 năm đầu và 13.500 phụ kiện trong 5 năm đầu. Trong năm 2016, nước này dự định xuất sang Việt Nam 800 chiếc xe hơi được miễn thuế.
Để được hưởng ưu đãi thuế quan như nêu trên, các liên doanh phải đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể trong các Nghị định thư hợp tác về ôtô.
Ngoài ra, việc sản xuất ôtô của các liên doanh phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và cam kết chuyển giao công nghệ theo các thỏa thuận về li-xăng (license) giữa doanh nghiệp hai bên, đóng góp cho việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất linh kiện và công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam, phát triển hệ thống bảo dưỡng và dịch vụ sửa chữa ôtô, đào tạo công nhân kỹ thuật.
Dự kiến Nghị định thư hợp tác về ôtô sẽ có cùng hiệu lực với hiệu lực của Hiệp định VN-EAEU FTA, tức là vào khoảng giữa năm 2016.
Bạch Dương
Nghe nói xe Nga không đánh thuế , nhưng giá cũng không phải là hạt dẻ đâu bác ...giờ chuyền sang chơi xe nga hả ta
Những mẫu ôtô rẻ nhất thị trường Việt
Từ khoảng dưới 300 triệu, khách hàng có thể tìm tới những mẫu xe phục vụ nhu cầu di chuyển hàng ngày trong đô thị.
Thị trường xe hơi tăng trưởng đều qua các năm, đặc biệt 2015 lập doanh số kỷ lục khi toàn ngành vượt ngưỡng 200.000 xe bán ra. Nhưng mức giá không có dấu hiệu giảm nhiệt khiến cơ hội mua xe với những người thu nhập trung bình khó khăn hơn.
Với khách hàng không muốn mua xe cũ, lựa chọn phân khúc A là những xe có mức giá thấp nhất với khoảng từ dưới 300 triệu. Phân khúc này là cuộc chiến của những Chevrolet Spark, Kia Morning và Hyundai Grand i10.
1. Chevrolet Spark
Chevrolet Spark là mẫu xe có mức giá dễ chịu nhất trong phân khúc. Xe sử dụng động cơ 1 lít công suất 67 mã lực. Bản rẻ nhất là Chevrolet Spark van với chỉ 253 triệu.
Các phiên bản hatchback 5 chỗ gồm LS và LTZ có mức giá lần lượt là 329 và 354 triệu. Trang bị trên bản LTZ có ghế da, vô-lăng da, màn hình hiển thị đa thông tin, kết nối MP3, AUX. Công nghệ an toàn gồm chống bó cứng phanh, 4 túi khí, cảm biến lùi.
Tuy không có trang bị phong phú như hai đối thủ xe Hàn cùng phân khúc nhưng Spark có lợi thế giá rẻ. Những phiên bản gần đây hướng tới trang bị an toàn nhiều hơn như truyền thống các hãng xe Mỹ.
2. Kia Morning
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kia Morning luôn nằm trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường Việt những năm gần đây, giá bán 330-425 triệu cho 5 phiên bản lựa chọn. Morning đến Việt Nam từ 2007 với thế mạnh lớn nhất là nhiều trang bị. Mẫu xe nhỏ cũng nhận những đánh giá tích cực sau thời gian dài sử dụng, mức tiêu hao nhiêu liệu chấp nhận được và không hỏng vặt.
Phiên bản thấp nhất của Morning có giá 330 triệu, lắp động cơ 1 lít. Những phiên bản tiếp theo đều lắp máy xăng Kappa 1,25 lít 4 xi-lanh thẳng hàng DOHC cho công suất 86 mã lực, hộp số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp.
Phiên bản cao cấp nhất là Si số tự động 4 cấp giá 425 triệu, với những trang bị như gương chiếu hậu chỉnh điện, ghế da, vô-lăng da tích hợp nút bấm, đầu DVD, kết nối bluetooth. Tính năng an toàn như chống bó cứng phanh, phân phối lực phanh điện tử, cảm biến lùi, khóa cửa từ xa.
Mức giá là 425 triệu nhưng chi phí đẻ xe lăn bánh xuống đường khi đóng đủ các loại thuế phí sẽ lên gần 500 triệu.
3. Hyundai Grand i10
Mẫu xe cỡ A của Hyundai nổi lên trong vài năm trở lại đây, khi Grand i10 ra đời thay thế i10 trước đó. Nhiều người sử dụng xe nhận xét, Grand i10 có thiết kế bắt mắt nhất phân khúc khi có vẻ mượt mà và thành thị phù hợp với cả nam và nữ.
Grand i10 không chỉ có dáng hatchback mà thêm cả lựa chọn sedan cho khách hàng. Xe lắp động cơ 1 lít hoặc 1,25 lít. Bản rẻ nhất giá 359 triệu, tức cao hơn cả bản đắt nhất của Chevrolet Spark (354 triệu).
Bản cao nhất dáng hatchback là 457 triệu, đắt nhất là Grand i10 sedan 4AT 479 triệu. Phiên bản này trang bị 2 túi khí, ghế da, vô-lăng trợ lực điện, khởi động nút bấm, kết nối Bluetooth, chống bó cứng phanh, camera lùi. Mẫu xe của Hyundai còn có lợi thế nhập khẩu, và thiết kế mượt mà phù hợp giới trẻ.
>> Đánh giá chi tiết Hyundai Grand i10
4. Những lựa chọn khác
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Mitsubishi Lancer đời 2005 cũ có giá khoảng 300 triệu.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài 3 mẫu xe mới thuộc phân khúc A, khách hàng tìm có thể mua xe đã qua sử dụng với giá khoảng 300 triệu với lợi thế không tốn thêm những chi phí phải nộp ban đầu. Tuy nhiên xe cũ đồng nghĩa đi liền với rủi ro hư hỏng cao hơn, đặc biệt những trường hợp xe tai nạn nặng và sửa bán lại như đâm đụng hay thủy kích.
Đức Huy
Từ khoảng dưới 300 triệu, khách hàng có thể tìm tới những mẫu xe phục vụ nhu cầu di chuyển hàng ngày trong đô thị.
Thị trường xe hơi tăng trưởng đều qua các năm, đặc biệt 2015 lập doanh số kỷ lục khi toàn ngành vượt ngưỡng 200.000 xe bán ra. Nhưng mức giá không có dấu hiệu giảm nhiệt khiến cơ hội mua xe với những người thu nhập trung bình khó khăn hơn.
Với khách hàng không muốn mua xe cũ, lựa chọn phân khúc A là những xe có mức giá thấp nhất với khoảng từ dưới 300 triệu. Phân khúc này là cuộc chiến của những Chevrolet Spark, Kia Morning và Hyundai Grand i10.
1. Chevrolet Spark
Chevrolet Spark là mẫu xe có mức giá dễ chịu nhất trong phân khúc. Xe sử dụng động cơ 1 lít công suất 67 mã lực. Bản rẻ nhất là Chevrolet Spark van với chỉ 253 triệu.
Các phiên bản hatchback 5 chỗ gồm LS và LTZ có mức giá lần lượt là 329 và 354 triệu. Trang bị trên bản LTZ có ghế da, vô-lăng da, màn hình hiển thị đa thông tin, kết nối MP3, AUX. Công nghệ an toàn gồm chống bó cứng phanh, 4 túi khí, cảm biến lùi.
Tuy không có trang bị phong phú như hai đối thủ xe Hàn cùng phân khúc nhưng Spark có lợi thế giá rẻ. Những phiên bản gần đây hướng tới trang bị an toàn nhiều hơn như truyền thống các hãng xe Mỹ.
2. Kia Morning
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kia Morning luôn nằm trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường Việt những năm gần đây, giá bán 330-425 triệu cho 5 phiên bản lựa chọn. Morning đến Việt Nam từ 2007 với thế mạnh lớn nhất là nhiều trang bị. Mẫu xe nhỏ cũng nhận những đánh giá tích cực sau thời gian dài sử dụng, mức tiêu hao nhiêu liệu chấp nhận được và không hỏng vặt.
Phiên bản thấp nhất của Morning có giá 330 triệu, lắp động cơ 1 lít. Những phiên bản tiếp theo đều lắp máy xăng Kappa 1,25 lít 4 xi-lanh thẳng hàng DOHC cho công suất 86 mã lực, hộp số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp.
Phiên bản cao cấp nhất là Si số tự động 4 cấp giá 425 triệu, với những trang bị như gương chiếu hậu chỉnh điện, ghế da, vô-lăng da tích hợp nút bấm, đầu DVD, kết nối bluetooth. Tính năng an toàn như chống bó cứng phanh, phân phối lực phanh điện tử, cảm biến lùi, khóa cửa từ xa.
Mức giá là 425 triệu nhưng chi phí đẻ xe lăn bánh xuống đường khi đóng đủ các loại thuế phí sẽ lên gần 500 triệu.
3. Hyundai Grand i10
Mẫu xe cỡ A của Hyundai nổi lên trong vài năm trở lại đây, khi Grand i10 ra đời thay thế i10 trước đó. Nhiều người sử dụng xe nhận xét, Grand i10 có thiết kế bắt mắt nhất phân khúc khi có vẻ mượt mà và thành thị phù hợp với cả nam và nữ.
Grand i10 không chỉ có dáng hatchback mà thêm cả lựa chọn sedan cho khách hàng. Xe lắp động cơ 1 lít hoặc 1,25 lít. Bản rẻ nhất giá 359 triệu, tức cao hơn cả bản đắt nhất của Chevrolet Spark (354 triệu).
Bản cao nhất dáng hatchback là 457 triệu, đắt nhất là Grand i10 sedan 4AT 479 triệu. Phiên bản này trang bị 2 túi khí, ghế da, vô-lăng trợ lực điện, khởi động nút bấm, kết nối Bluetooth, chống bó cứng phanh, camera lùi. Mẫu xe của Hyundai còn có lợi thế nhập khẩu, và thiết kế mượt mà phù hợp giới trẻ.
>> Đánh giá chi tiết Hyundai Grand i10
4. Những lựa chọn khác
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Mitsubishi Lancer đời 2005 cũ có giá khoảng 300 triệu.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngoài 3 mẫu xe mới thuộc phân khúc A, khách hàng tìm có thể mua xe đã qua sử dụng với giá khoảng 300 triệu với lợi thế không tốn thêm những chi phí phải nộp ban đầu. Tuy nhiên xe cũ đồng nghĩa đi liền với rủi ro hư hỏng cao hơn, đặc biệt những trường hợp xe tai nạn nặng và sửa bán lại như đâm đụng hay thủy kích.
Đức Huy
Ấn Độ phóng thử tên lửa đạn đạo dành cho tàu ngầm
Mỹ bày tỏ quan ngại trước việc Ấn Độ tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân dành cho tàu ngầm.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Hình ảnh tên lửa đạn đạo tầm trung K-4 được Ấn Độ phóng thử từ ống phóng đặt dưới biển. Ảnh: huanqiu.com{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hải quân Ấn Độ hôm 24/3 phóng tên lửa đạn đạo tầm trung K-4 từ ống phóng đặt dưới nước ở vịnh Bengal, quả tên lửa có tầm bắn 2.000 km, theo Thời báo Hoàn cầu.
K-4 là loại tên lửa thuộc hệ thống tên lửa đạn đạo K mà Ấn Độ đang triển khai thử nghiệm. Ban đầu Ấn Độ sẽ thử tên lửa từ ống phóng đặt dưới nước, sau đó tên lửa sẽ được đặt hoàn toàn trên tàu ngầm.
Phát ngôn viên chính phủ Mỹ, Mark Toner, tuyên bố Washington "không khuyến khích bất cứ quốc gia nào có hành vi gây mất ổn định khu vực". Mỹ khẳng định sẽ thúc giục các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, trong đó có Ấn Độ, không phát triển loại vũ khí này.
Theo các chuyên gia quân sự, trong bộ ba hạt nhân, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) là vũ khí khó bị phát hiện và ngăn chặn nhất. Sức công phá của các SLBM trên một tàu ngầm hạt nhân chiến lược đủ để phá hủy hoàn toàn một quốc gia.
Văn Việt
Mỹ bày tỏ quan ngại trước việc Ấn Độ tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân dành cho tàu ngầm.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Hình ảnh tên lửa đạn đạo tầm trung K-4 được Ấn Độ phóng thử từ ống phóng đặt dưới biển. Ảnh: huanqiu.com{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hải quân Ấn Độ hôm 24/3 phóng tên lửa đạn đạo tầm trung K-4 từ ống phóng đặt dưới nước ở vịnh Bengal, quả tên lửa có tầm bắn 2.000 km, theo Thời báo Hoàn cầu.
K-4 là loại tên lửa thuộc hệ thống tên lửa đạn đạo K mà Ấn Độ đang triển khai thử nghiệm. Ban đầu Ấn Độ sẽ thử tên lửa từ ống phóng đặt dưới nước, sau đó tên lửa sẽ được đặt hoàn toàn trên tàu ngầm.
Phát ngôn viên chính phủ Mỹ, Mark Toner, tuyên bố Washington "không khuyến khích bất cứ quốc gia nào có hành vi gây mất ổn định khu vực". Mỹ khẳng định sẽ thúc giục các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, trong đó có Ấn Độ, không phát triển loại vũ khí này.
Theo các chuyên gia quân sự, trong bộ ba hạt nhân, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) là vũ khí khó bị phát hiện và ngăn chặn nhất. Sức công phá của các SLBM trên một tàu ngầm hạt nhân chiến lược đủ để phá hủy hoàn toàn một quốc gia.
Văn Việt
Ông Đinh La Thăng muốn 'TP HCM trở thành đặc khu như Thượng Hải'
Theo Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, để phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, TP HCM phải trở thành một đặc khu kinh tế như Thượng Hải với những cơ chế đặc biệt.
Sáng 27/3, tại hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng TP HCM từng là số 1 khu vực. Trước đây Singapore, Thái Lan nhìn về Sài Gòn với một sự ngưỡng mộ, khao khát, bao giờ mới được như Sài Gòn. Nhưng nay thành phố đã tụt hậu không những so với khu vực mà còn thua một số tỉnh trong nước về chỉ số PCI - chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
"Trong khi đó chúng ta dẫn đầu nhiều thứ nhưng không đáng dẫn đầu như tội phạm, ô nhiễm môi trường, giao thông... Chúng ta đã nỗ lực hết sức chưa? Chúng ta đang thiếu cái gì? Chúng ta có đủ điều kiện về dân số, con người cần cù, sáng tạo, truyền thống cách mạng kiên trung từ bao đời. Không thể chấp nhận TP HCM không đứng số 1", ông Thăng nói.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Theo Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng, thành phố phải kiên trì kiến nghị bằng được Mô hình chính quyền đô thị, tiến tới xây dựng luật TP HCM giống như Luật Thủ đô. Ảnh: Hữu Công{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo người đứng đầu Thành ủy TP HCM, phải chăng thành phố đang thiếu chí khí quật cường, sự đoàn kết, lòng dũng cảm đã có từ thời chiến tranh. Vì vậy, phải tạo ra sức mạnh tinh thần, khí thế hừng hực như thời chiến tranh, đồng thuận xã hội để dẹp mọi gian khó, đưa thành phố tiến nhanh, mạnh hơn.
"Thành phố phải xây dựng một cơ chế đột phá, tiếp tục phối hợp với các bộ ngành để kiến nghị trung ương phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho thành phố nhiều hơn. Mục đích của việc phân cấp là để phát huy hết tiềm năng, lợi thế của thành phố chứ không phải việc dễ thành phố giành làm, việc khó đẩy trung ương", ông Thăng nói.
Theo ông Thăng, TP HCM không thể mặc chung một cái áo như các tỉnh miền núi, đồng bằng khác bởi đây là một đô thị lớn, đầu tàu kinh tế nên cần phải có cơ chế riêng. Do đó, thành phố phải kiên trì kiến nghị bằng được Mô hình Chính quyền đô thị, tiến tới xây dựng luật TP HCM giống như Luật Thủ đô.
"TP HCM phải trở thành một đặc khu kinh tế như Thượng Hải với những cơ chế đặc biệt để phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình. Ngoài ra, thành phố phải xây dựng cơ chế quản trị, phải học tập mô hình từ các thành phố hiện đại trên thế giới, đi tắt và đi trước luôn chứ không đi tắt đón đầu", ông Thăng nhấn mạnh.
Liên quan đến việc lập đường dây nóng, Bí thư Thành ủy thành phố Đinh La Thăng đề nghị các đơn vị phải tổ chức thật tốt, làm thật nghiêm túc, chứ không phải lập rồi để ngăn bàn. "TP HCM lập đường dây nóng không phải để lừa dân, mị dân mà phải làm sao cho đường dây nóng thực sự làm một kênh để lắng nghe dân, doanh nghiệp", ông Thăng nói.
Bí thư Đinh La Thăng cũng đặc biệt lưu ý chính quyền là phải bỏ cơ chế xin - cho, chuyển bộ máy công quyền sang bộ máy phục vụ dân, doanh nghiệp. "Dân và doanh nghiệp là người đóng thuế nuôi chúng ta, chứ bộ máy chính quyền không thể 'đẻ' ra được ngân sách. Mọi chuyện được phép công khai minh bạch thì phải công khai, hạn chế đóng dấu mật bừa bãi", ông Thăng nói và đề nghị cán bộ, công chức phải thay đổi tư duy làm việc, phải xuống cơ sở, xuống với dân, doanh nghiệp, xem họ cần gì, thiếu gì để phục vụ chứ không phải ngồi "trên" đợi họ đến.
Phát biểu tại hội nghị trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TP HCM cho rằng, qua công tác điều tra và thống kê tội phạm gần đây cho thấy, phần lớn tội phạm cướp giật ở thành phố đều do người địa phương gây ra. "Đây đều là những đối tượng nghiện hút, thất nghiệp, vô công rỗi nghề rồi tụ tập, lôi kéo nhau phạm tội. Thực tế là như vậy chứ chúng ta không nên đổ thừa cho đối tượng khác gây ra cướp giật. Trách nhiệm này thuộc về lực lượng công an ở địa phương trong việc đưa ra giải pháp phòng ngừa", ông Phong nói.
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng khẳng định TP HCM đang xây dựng thành phố đáng sống thì không thể có tội phạm hoành hành. Ông đề nghị Công an thành phố tiếp tục tập trung toàn lực vào việc tấn công trấn áp tội phạm, bên cạnh đó quan tâm đến những giải pháp lâu dài để kéo giảm tội phạm trên địa bàn.
Hữu Công
Theo Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng, để phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, TP HCM phải trở thành một đặc khu kinh tế như Thượng Hải với những cơ chế đặc biệt.
Sáng 27/3, tại hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng TP HCM từng là số 1 khu vực. Trước đây Singapore, Thái Lan nhìn về Sài Gòn với một sự ngưỡng mộ, khao khát, bao giờ mới được như Sài Gòn. Nhưng nay thành phố đã tụt hậu không những so với khu vực mà còn thua một số tỉnh trong nước về chỉ số PCI - chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
"Trong khi đó chúng ta dẫn đầu nhiều thứ nhưng không đáng dẫn đầu như tội phạm, ô nhiễm môi trường, giao thông... Chúng ta đã nỗ lực hết sức chưa? Chúng ta đang thiếu cái gì? Chúng ta có đủ điều kiện về dân số, con người cần cù, sáng tạo, truyền thống cách mạng kiên trung từ bao đời. Không thể chấp nhận TP HCM không đứng số 1", ông Thăng nói.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Theo Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng, thành phố phải kiên trì kiến nghị bằng được Mô hình chính quyền đô thị, tiến tới xây dựng luật TP HCM giống như Luật Thủ đô. Ảnh: Hữu Công{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo người đứng đầu Thành ủy TP HCM, phải chăng thành phố đang thiếu chí khí quật cường, sự đoàn kết, lòng dũng cảm đã có từ thời chiến tranh. Vì vậy, phải tạo ra sức mạnh tinh thần, khí thế hừng hực như thời chiến tranh, đồng thuận xã hội để dẹp mọi gian khó, đưa thành phố tiến nhanh, mạnh hơn.
"Thành phố phải xây dựng một cơ chế đột phá, tiếp tục phối hợp với các bộ ngành để kiến nghị trung ương phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho thành phố nhiều hơn. Mục đích của việc phân cấp là để phát huy hết tiềm năng, lợi thế của thành phố chứ không phải việc dễ thành phố giành làm, việc khó đẩy trung ương", ông Thăng nói.
Theo ông Thăng, TP HCM không thể mặc chung một cái áo như các tỉnh miền núi, đồng bằng khác bởi đây là một đô thị lớn, đầu tàu kinh tế nên cần phải có cơ chế riêng. Do đó, thành phố phải kiên trì kiến nghị bằng được Mô hình Chính quyền đô thị, tiến tới xây dựng luật TP HCM giống như Luật Thủ đô.
"TP HCM phải trở thành một đặc khu kinh tế như Thượng Hải với những cơ chế đặc biệt để phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình. Ngoài ra, thành phố phải xây dựng cơ chế quản trị, phải học tập mô hình từ các thành phố hiện đại trên thế giới, đi tắt và đi trước luôn chứ không đi tắt đón đầu", ông Thăng nhấn mạnh.
Liên quan đến việc lập đường dây nóng, Bí thư Thành ủy thành phố Đinh La Thăng đề nghị các đơn vị phải tổ chức thật tốt, làm thật nghiêm túc, chứ không phải lập rồi để ngăn bàn. "TP HCM lập đường dây nóng không phải để lừa dân, mị dân mà phải làm sao cho đường dây nóng thực sự làm một kênh để lắng nghe dân, doanh nghiệp", ông Thăng nói.
Bí thư Đinh La Thăng cũng đặc biệt lưu ý chính quyền là phải bỏ cơ chế xin - cho, chuyển bộ máy công quyền sang bộ máy phục vụ dân, doanh nghiệp. "Dân và doanh nghiệp là người đóng thuế nuôi chúng ta, chứ bộ máy chính quyền không thể 'đẻ' ra được ngân sách. Mọi chuyện được phép công khai minh bạch thì phải công khai, hạn chế đóng dấu mật bừa bãi", ông Thăng nói và đề nghị cán bộ, công chức phải thay đổi tư duy làm việc, phải xuống cơ sở, xuống với dân, doanh nghiệp, xem họ cần gì, thiếu gì để phục vụ chứ không phải ngồi "trên" đợi họ đến.
Phát biểu tại hội nghị trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TP HCM cho rằng, qua công tác điều tra và thống kê tội phạm gần đây cho thấy, phần lớn tội phạm cướp giật ở thành phố đều do người địa phương gây ra. "Đây đều là những đối tượng nghiện hút, thất nghiệp, vô công rỗi nghề rồi tụ tập, lôi kéo nhau phạm tội. Thực tế là như vậy chứ chúng ta không nên đổ thừa cho đối tượng khác gây ra cướp giật. Trách nhiệm này thuộc về lực lượng công an ở địa phương trong việc đưa ra giải pháp phòng ngừa", ông Phong nói.
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng khẳng định TP HCM đang xây dựng thành phố đáng sống thì không thể có tội phạm hoành hành. Ông đề nghị Công an thành phố tiếp tục tập trung toàn lực vào việc tấn công trấn áp tội phạm, bên cạnh đó quan tâm đến những giải pháp lâu dài để kéo giảm tội phạm trên địa bàn.
Hữu Công
từ hồi ổng chỉ đạo trấn áp tội phạm thì tội phạm nhiều hơn vãi , hình như bọn tội phạm không coi bác # ra cái gì