- Status
- Không mở trả lời sau này.
Re:Đổi rẻ đất "vàng"
thằng hàn quốc làm bên marketing / sale là bạn em , nó nói cũng khổ lắm chứ ko sung sướng gì đâu , mỗi lần họp cty là cãi nhau um xùm, xếp nóng tính đập bàn đập ghế vì những thủ tục và thay đổi của XXX VN con đường đó nếu đúng tiến độ giải tỏa thì bọn GS nó làm không ỳ ạch đâu , nhưng chính quyền bó tay với dân trong việc tranh chấp giải tỏa đền bù nên có hộ dân họ ko chịu giải tỏa , chơi trò cù nhầy , thằng tung của mà vậy thì XXX nó đập cho hộc máu mồm.
thằng hàn quốc làm bên marketing / sale là bạn em , nó nói cũng khổ lắm chứ ko sung sướng gì đâu , mỗi lần họp cty là cãi nhau um xùm, xếp nóng tính đập bàn đập ghế vì những thủ tục và thay đổi của XXX VN con đường đó nếu đúng tiến độ giải tỏa thì bọn GS nó làm không ỳ ạch đâu , nhưng chính quyền bó tay với dân trong việc tranh chấp giải tỏa đền bù nên có hộ dân họ ko chịu giải tỏa , chơi trò cù nhầy , thằng tung của mà vậy thì XXX nó đập cho hộc máu mồm.
Re:Đổi rẻ đất "vàng"
Dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài:
Phản hồi của UBND TP Hồ Chí Minh
18/06/2010 0:37
Báo Thanh Niên số ra ngày 16.6.2010 có bài Đổi rẻ đất “vàng” phản ánh về việc đầu tư dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (TSN-BL-VĐN) của UBND TP.HCM với Công ty GS E&C (Hàn Quốc). Sau khi báo đăng, UBND TP.HCM đã phản hồi các vấn đề được bài báo đề cập.
Ông Trần Quang Phượng - Ủy viên UBND TP.HCM, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết:
- Do GS là nhà đầu tư nước ngoài nên tổng vốn đầu tư dự án 495 triệu USD như bài báo nêu cần hiểu là bao gồm 2 nguồn: 340 triệu USD là vốn đầu tư của GS và phần còn lại là kinh phí đền bù giải tỏa mặt bằng của TP.HCM. Vì vậy theo quy định tại Nghị định 78, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không thấp hơn 10% tổng vốn đầu tư dự án được tính trên số vốn 340 triệu USD của GS chứ không phải trên 495 triệu USD.
Về tiến độ của dự án đường TSN-BL-VĐN, ông Trần Quang Phượng cho biết hiện nhà đầu tư đang triển khai thi công cầu Bình Lợi, hoàn thành 60/60 cọc D2000 dưới sông, 166/362 cọc D1500 trên cạn và 6/60 bệ trụ. Đến nay đã có 3.453 hộ trên tổng số 3.843 hộ (gồm nhà dân và tổ chức) bị ảnh hưởng bởi dự án đã bàn giao mặt bằng, hiện Khu quản lý giao thông số 1 đang tổ chức di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Về việc nhà đầu tư phải thực hiện bảo lãnh hợp đồng tối thiểu là 1% tổng vốn đầu tư, do GS đã ứng trước cho TP.HCM 120 triệu USD để TP thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng nên không cần thiết phải giữ phần bảo lãnh hợp đồng là 3,4 triệu USD của nhà đầu tư, vì vậy TP đã có văn bản đề nghị Thủ tướng miễn thực hiện bảo lãnh hợp đồng và đã được Thủ tướng chấp thuận.
Trong hợp đồng BT đã ký với GS có điều khoản quy định nhà đầu tư phải chịu các chi phí phát sinh cũng như chịu phạt do việc thi công chậm trễ gây ra. Quy định như vậy đảm bảo công bằng và minh bạch về trách nhiệm của TP cũng như của nhà đầu tư.
- Về vấn đề định giá 5 khu đất giao cho GS, việc tác giả bài báo tính giá đất chung cho toàn bộ diện tích các khu đất là không chính xác. Thực tế là trong số 1.020.000m2 tổng diện tích 5 khu đất giao cho GS, tỷ lệ đất thương phẩm chỉ từ 35 - 40%, phần còn lại là đất hạ tầng, cây xanh, công trình công cộng... Bên cạnh đó, có đến hơn 90% tổng diện tích nói trên là đất khu Long Bình (Thủ Đức) có giá trị thấp do là đất vùng ven, trường bắn (917.913m2). Quá trình định giá 5 khu đất được TP thực hiện đúng quy trình, minh bạch với sự tham gia của 3 tổ chức định giá gồm Trung tâm Dịch vụ thẩm định giá và bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tài chính TP.HCM; Trung tâm Thông tin tư vấn dịch vụ về tài sản và bất động sản thuộc Bộ Tài chính và Công ty cổ phần bất động sản TOGI. Đại diện nhiều ban ngành tham gia Hội đồng thẩm định kể cả tham khảo giá nhà đất được đăng, rao trên báo chí ở thời điểm định giá.
Vấn đề cuối là việc thay đổi tiêu chuẩn thiết kế đường từ đường phố chính cấp 1 thành đường phố chính cấp 1 có châm chước. Việc thay đổi thiết kế này thuộc thẩm quyền của UBND TPHCM, nhằm phù hợp hơn với thực tế giao thông của đô thị. Thực chất là các chỉ tiêu chính của đường phố chính cấp 1 vẫn được giữ nguyên, chỉ giảm tiêu chuẩn tốc độ lưu thông từ 100 km/giờ (cấp 1) xuống 80 km/giờ (cấp 2). Quan trọng là chi phí thi công được thanh toán dựa theo kết quả thực tế chứ không phải theo dự kiến ban đầu.
Từ phản hồi của UBND TP, sau khi đối chiếu các tài liệu liên quan, Thanh Niên nhận thấy bài báo Đổi rẻ đất “vàng” đăng ngày 16.6.2010 có nhiều thông tin thiếu chính xác, nhận định chưa đúng với thực tế. Xin chân thành cáo lỗi UBND TP cùng độc giả.
>> hên quá a Tổng biên tập hỏng đi, chỉ xin lỗi thôi...chấm hết.
Dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài:
Phản hồi của UBND TP Hồ Chí Minh
18/06/2010 0:37
Báo Thanh Niên số ra ngày 16.6.2010 có bài Đổi rẻ đất “vàng” phản ánh về việc đầu tư dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (TSN-BL-VĐN) của UBND TP.HCM với Công ty GS E&C (Hàn Quốc). Sau khi báo đăng, UBND TP.HCM đã phản hồi các vấn đề được bài báo đề cập.
Ông Trần Quang Phượng - Ủy viên UBND TP.HCM, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết:
- Do GS là nhà đầu tư nước ngoài nên tổng vốn đầu tư dự án 495 triệu USD như bài báo nêu cần hiểu là bao gồm 2 nguồn: 340 triệu USD là vốn đầu tư của GS và phần còn lại là kinh phí đền bù giải tỏa mặt bằng của TP.HCM. Vì vậy theo quy định tại Nghị định 78, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không thấp hơn 10% tổng vốn đầu tư dự án được tính trên số vốn 340 triệu USD của GS chứ không phải trên 495 triệu USD.
Về tiến độ của dự án đường TSN-BL-VĐN, ông Trần Quang Phượng cho biết hiện nhà đầu tư đang triển khai thi công cầu Bình Lợi, hoàn thành 60/60 cọc D2000 dưới sông, 166/362 cọc D1500 trên cạn và 6/60 bệ trụ. Đến nay đã có 3.453 hộ trên tổng số 3.843 hộ (gồm nhà dân và tổ chức) bị ảnh hưởng bởi dự án đã bàn giao mặt bằng, hiện Khu quản lý giao thông số 1 đang tổ chức di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Về việc nhà đầu tư phải thực hiện bảo lãnh hợp đồng tối thiểu là 1% tổng vốn đầu tư, do GS đã ứng trước cho TP.HCM 120 triệu USD để TP thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng nên không cần thiết phải giữ phần bảo lãnh hợp đồng là 3,4 triệu USD của nhà đầu tư, vì vậy TP đã có văn bản đề nghị Thủ tướng miễn thực hiện bảo lãnh hợp đồng và đã được Thủ tướng chấp thuận.
Trong hợp đồng BT đã ký với GS có điều khoản quy định nhà đầu tư phải chịu các chi phí phát sinh cũng như chịu phạt do việc thi công chậm trễ gây ra. Quy định như vậy đảm bảo công bằng và minh bạch về trách nhiệm của TP cũng như của nhà đầu tư.
- Về vấn đề định giá 5 khu đất giao cho GS, việc tác giả bài báo tính giá đất chung cho toàn bộ diện tích các khu đất là không chính xác. Thực tế là trong số 1.020.000m2 tổng diện tích 5 khu đất giao cho GS, tỷ lệ đất thương phẩm chỉ từ 35 - 40%, phần còn lại là đất hạ tầng, cây xanh, công trình công cộng... Bên cạnh đó, có đến hơn 90% tổng diện tích nói trên là đất khu Long Bình (Thủ Đức) có giá trị thấp do là đất vùng ven, trường bắn (917.913m2). Quá trình định giá 5 khu đất được TP thực hiện đúng quy trình, minh bạch với sự tham gia của 3 tổ chức định giá gồm Trung tâm Dịch vụ thẩm định giá và bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tài chính TP.HCM; Trung tâm Thông tin tư vấn dịch vụ về tài sản và bất động sản thuộc Bộ Tài chính và Công ty cổ phần bất động sản TOGI. Đại diện nhiều ban ngành tham gia Hội đồng thẩm định kể cả tham khảo giá nhà đất được đăng, rao trên báo chí ở thời điểm định giá.
Vấn đề cuối là việc thay đổi tiêu chuẩn thiết kế đường từ đường phố chính cấp 1 thành đường phố chính cấp 1 có châm chước. Việc thay đổi thiết kế này thuộc thẩm quyền của UBND TPHCM, nhằm phù hợp hơn với thực tế giao thông của đô thị. Thực chất là các chỉ tiêu chính của đường phố chính cấp 1 vẫn được giữ nguyên, chỉ giảm tiêu chuẩn tốc độ lưu thông từ 100 km/giờ (cấp 1) xuống 80 km/giờ (cấp 2). Quan trọng là chi phí thi công được thanh toán dựa theo kết quả thực tế chứ không phải theo dự kiến ban đầu.
Từ phản hồi của UBND TP, sau khi đối chiếu các tài liệu liên quan, Thanh Niên nhận thấy bài báo Đổi rẻ đất “vàng” đăng ngày 16.6.2010 có nhiều thông tin thiếu chính xác, nhận định chưa đúng với thực tế. Xin chân thành cáo lỗi UBND TP cùng độc giả.
>> hên quá a Tổng biên tập hỏng đi, chỉ xin lỗi thôi...chấm hết.
- Status
- Không mở trả lời sau này.