Em có hỏi seo tại công ty đông dương thì có vài nền sang lại giá 8.5T, 1 lô nằm hướng lộ 7.5T và các Bác cho hỏi liệu dự án này có liên quan gì tới vụ tranh chấp này không.
Văn phòng Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan tố tụng TW kiểm tra đơn tố cáo của ông Liên Khui Thìn
Vừa qua, Văn phòng Chủ tịch nước đã có Công văn số 417, gửi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (TANDTC), TANDTC đề nghị hai cơ quan này chỉ đạo, xem xét, giải quyết đơn tố cáo của ông Liên Khui Thìn, nguyên Giám đốc Công ty Epco về việc tài sản của ông bị câu kết chiếm đoạt và thông báo cho Văn phòng Chủ tịch nước biết kết quả.
Theo ông Liên Khui Thìn, tại cả hai phiên tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm, đều nhận định Liên Khui Thìn cùng Nguyễn Tuấn Phúc, Phạm Nhật Hồng, Nguyễn Ngọc Bích phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường cho Nhà nước 1.051 tỉ đồng. Ông Liên Khui Thìn, nói: "Thời điểm ấy, ông Nguyễn Lộc Ri đang làm Phó giám đốc Epco nên được chỉ định là người đại diện Epco để phối hợp với các cơ quan chức năng cùng những cá nhân liên quan, giải quyết việc thi hành án".
Thế nhưng, tháng 6/2003, ông Nguyễn Lộc Ri đã lặng lẽ bán lô đất 5.000m[sup]2[/sup] cho ông Huỳnh Anh Kiệt với giá 3 tỉ đồng. Theo lời Liên Khui Thìn, thì: "Chỉ bằng 1/10 giá thị trường thời điểm đó". Chưa hết, tháng 5/2003, cũng ông Nguyễn Lộc Ri tự chuyển nhượng 3 ha đất tại phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM cho ông Vũ Đình Đạt, Giám đốc Công ty TNHH Vũ Tân với giá 21 tỉ đồng.
Nhưng một năm sau, hai bên ký lại một hợp đồng khác, và lần này giá chuyển nhượng chỉ còn là 4,1 tỉ - thay vì 21 tỉ! Điều đáng nói là sau khi Liên Khui Thìn bị bắt, UBND quận 3 đưa ông Nguyễn Chúng sang nắm quyền điều hành Công ty Epco. Đến năm 2002, Epco phải đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp thì ông Nguyễn Chúng xin nghỉ, rồi ông Nguyễn Lộc Ri - lúc ấy là Phó giám đốc, lên thay.
Và mặc dù ông Ri không phải là thành viên sáng lập Công ty Epco, đồng thời theo lời ông Liên Khui Thìn, thì suốt thời gian ông bị bắt, ra tòa, đi tù rồi được đặc xá, Hội đồng quản trị Công ty Epco chưa hề có cuộc họp nào nhằm bãi miễn chức vụ giám đốc, phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Liên Khui Thìn, nhưng ông Nguyễn Lộc Ri vẫn cho bán một số tài sản của Công ty Epco mà không hề hỏi ý kiến của Liên Khui Thìn...
Vụ việc được báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, và Thủ tướng đã yêu cầu Ban thường trực chỉ đạo thi hành án vụ Minh Phụng - Epco kiểm tra, làm rõ. 3 tháng sau đó, đoàn kiểm tra có văn bản báo cáo rồi ngày 26/1/2007, Văn phòng Chính phủ có công văn, thông báo ý kiến của Thủ tướng, là đồng ý với đề xuất của Ban chỉ đạo, giao Bộ Công an điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật với ông Nguyễn Lộc Ri.
Vẫn theo lời ông Liên Khui Thìn, thì: "Công ty Hồng Long (HL) thành lập năm 1995, trụ sở đặt tại 282 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP HCM, là nhà tôi mua của ông Nguyễn Đăng Quang với giá 6,8 tỉ đồng, có 4 thành viên, gồm tôi, ông Nguyễn Xuân Kỳ, ông Đỗ Hữu Cảnh và bà Trần Kim Lệ, theo điều lệ thì mỗi người góp 1 tỉ nhưng thực tế tất cả vốn góp là của tôi. Trong công ty này, tôi giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng quản trị, còn ông Đỗ Hữu Cảnh được tôi thuê làm giám đốc”.
Tháng 8/2005, khi Liên Khui Thìn đang chấp hành hình phạt trong trại giam, thì Công ty HL tự ý xóa tên ông Thìn ra khỏi danh sách thành viên góp vốn, đồng thời sau đó tại trụ sở Công ty HL, xuất hiện thêm nhóm "Công ty cổ phần Đông Dương", gồm 12 thành viên như Công ty Tư vấn thiết kế Đông Dương, Trung tâm Du lịch Rồng Đông Dương, Công ty cổ phần Đông Dương...
Phải chăng sự ra đời của "nhóm công ty" này, là nhằm mục đích tiêu hóa số tài sản của Liên Khui Thìn bởi lẽ lô đất 107.456m[sup]2[/sup] thuộc phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, đã bị Cơ quan thi hành án (THA) kê biên, nhưng vẫn được Công ty HL xẻ ra bán. Ông Thìn, nói: "Mảnh đất này tôi dùng danh nghĩa Công ty HL, liên doanh với Công ty Đông Phương của Trần Văn Giao nhưng sau đó, liên doanh tan vỡ".
Khi xảy ra vụ án Minh Phụng - Epco và sau bản án phúc thẩm, ngày 25/11/2002, Cơ quan THA đã ra quyết định kê biên toàn bộ mảnh đất vừa nói. Nhưng, từ giữa năm 2003, Công ty HL cho phân mảnh đất thành 484 nền nhà rồi ông Đỗ Trường Sơn (con ông Đỗ Hữu Cảnh), lúc là Giám đốc Trung tâm giao dịch, kinh doanh địa ốc, lúc là Phó giám đốc Công ty HL, ký hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng chuyển nhượng, mà thực chất để bán cho hàng trăm người khác với giá từ 1,4 đến 1,7 triệu đồng/m[sup]2[/sup] mà đến nay vẫn không ra sổ đỏ được vì mua bán bất hợp pháp.
Riêng Công ty Hồng Long Nha Trang (HLNT), trụ sở đặt tại số 16 đường Phước Long, phường Bình Tân, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cũng do ông Liên Khui Thìn bỏ vốn ra thành lập, bao gồm nhiều nhà kho, xưởng chế biến, nhà xe, máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải... được xây dựng tổng diện tích mặt bằng là 20.573m[sup]2[/sup].
Khi vụ án Epco - Minh Phụng xảy ra, bản án phúc thẩm buộc phải thu hồi số vốn Liên Khui Thìn đã đầu tư vào Công ty HLNT, và đã được UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý giao tài sản trên đất cho Cơ quan THA, còn quyền sử dụng 20.573m[sup]2[/sup] đất thì ngày 5/3/2003, UBND Khánh Hòa thu hồi lại và giao cho Công ty Công ích địa chính của tỉnh quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, đây là mảnh đất "vàng" nên ngày 22/4/2004, đã diễn ra việc đấu giá tài sản trên đất của Công ty HLNT, do ông Bùi Liên Hiệp - chấp hành viên Phòng THA TP HCM - chủ trì.
Điều đáng nói, khi hình thành Công ty HLNT, ông Liên Khui Thìn đã bỏ ra gần 5 tỉ đồng để xây dựng, mua sắm trang thiết bị, thì khi đấu giá, nó chỉ còn là 450,5 triệu đồng. Cuối cùng, người mua là ông Nguyễn Đức Hợp, ngụ tại số 151 đường 2/4, phường Vạn Thắng, TP Nha Trang, với giá... 458 triệu đồng.
Hy vọng với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - và mới đây là Văn phòng Chủ tịch nước, việc có hay không một số cá nhân câu kết, chiếm đoạt tài sản của ông Liên Khui Thìn sẽ được trả lời cụ thể, rõ ràng
Theo CANN.COM