Người ta vẫn nói: Chê thì dễ hiến kế thì khó.
Thật ra hiến kế không khó. vấn đề là các Bô có muốn làm hay không, tại sao lại không muốn làm?
Ai cũng hiểu một đất nước muốn phát triển thì nền sản xuất kinh doanh dịch vụ phải phát triển, nền sản xuất kinh doanh muốn phát triển thì phải làm thương hiệu.
Muốn thúc đẩy người ta làm thương hiệu trước tiên phải có cách định giá được thương hiệu. Định giá thương hiệu để làm gì? đương nhiên là để bán, sát nhập, góp vốn bằng thương hiệu, cái gì bán được mà chả thúc đẩy người ta làm.
Muốn định giá thương hiệu điều kiện tiên quyết là phải có một thị trường cạnh tranh tự do và lành mạnh.
Muốn cạnh tranh tự do trước tiên bỏ sự can thiệp thô bạo của Chính Phủ, thứ hai bỏ Doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo. Muốn có một thị trường lành mạnh phải bỏ giao dịch tiền mặt thiếu minh bạch, bỏ giao dịch tiền mặt thì ai cũng biết tài sản của mình có bao nhiêu.
Các Bô đang có tấn Vàng trong nhà, và dự kiến có vài tấn nữa, bỏ mấy cái kia đi các bô đi tù đầu tiên. Nên bao nhiêu năm, bao nhiêu hiệp định, bao nhiêu sức ép từ trong đến ngoài nước nhưng các Bô nhất quyết không bỏ.
Thúc đẩy làm thương hiệu chỉ là nền tảng cho mọi sự phát triển. Thực chất thế giới phẳng không ai làm từ đầu đến cuối một sản phẩm. Vì thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu mỗi nước, mỗi ngành hàng phải xác định chính sách vĩ mô ta đứng ở đâu trong đó.
Nếu muốn đứng ở khâu đầu tiên R&D thì sang châu âu, Mỹ, Nhật, Hàn mà học hỏi cách họ làm và đầu tư.
Muốn đứng ở khâu thứ 2 là Gia công chế tạo thì sang Thái Lan, Trung Quốc mà học.
Muốn đứng ở khâu cuối là Phân phối có thương hiệu thì bỏ tiền ra mà học những tập đoàn phân phối toàn cầu như Amazon, Goldmart...
Muốn đứng ở khâu trung chuyển thì sang Singapor mà xem họ quy hoạch sân bay cảng biển như nào.
Muốn đi hót phân, làm bãi rác cho thế giới thì học... lãnh đạo Việt Nam
Tuy nhiên mọi nguồn gốc của sự phát triển đều đến từ con người. Mọi chính sách vi mô đến những người thực thi trực tiếp đều do con người, con người phải là trọng tâm.
Vì thế phải phát triển con người để theo sát với thị trường, chứ không phải đào tạo ra bỏ đấy như giáo dục VN hiện nay. Muốn theo sát thị trường phải có sự liên kết giữa nơi đào tạo nghiên cứu với thị trường. đặc biệt đặt đầu ra cho đào tạo và phát triển nhân lực làm mục tiêu chính, thay vì đè nặng quy trình, quy định, áp đặt ở đầu vào.
Những ví dụ điển hình hiện này là: Tôi bổ nhiệm con ông này, cháu ông kia, hậu duệ ông nọ đúng quy trình (đầu vào). Còn làm được việc hay không mặc kệ (đầu ra).
Giáo dục VN cơ bản theo Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba nên nó như vậy. Cũng có bác đi học mót không đến nơi đến trốn về vẽ ra cái Khu công nghệ cao Hòa Lạc, nhưng tiêu tốn bao nhiêu nghìn tỉ của nhân dân bây giờ bỏ đấy.
Xem Singapore áp nguyên hệ thống giáo dục của Anh, hay Hàn áp nguyên hệ thống giáo dục của Nhật đủ biết cách họ làm hiệu quả như nào.
Muốn phát triển tổng thể từ con người đến thị trường, thì thắp hương mời bác Nguyễn Bá Thanh về bác chỉ cho.
Tính em là hay bức xúc với những gì nó ngáng lù lù trước mặt mà không làm gì được. Nên chuyện này nó cứ hay link ra chuyện khác. Các bác thông cảm nhé