Công nhận nhìn các bác trên OS bơm thổi Vincity thật khủng khiếp. Ai say máu giờ mới lao vào dễ ôm bom lắmDạo này báo nhà nước cũng đăng nhiều tin hay như :
_ Sốt giá ảo so với thị trường vì lãi suất chắc chắn đang và sẽ lên.
_ Dòng vốn ngân hàng tàu bơm cho ngân hàng nội.
_ Mỹ đề nghị san bằng thâm hụt mậu dịch với vn- ngôn ngữ ngoại giao là đề nghị nhưng thử mà không đáp ứng thì nhìn gương đồng minh cật ruột là can và mexico mà coi.
... Nhưng mà lẽ loi so với xu hướng bơm cầu vàm thuận và vincity quá nên thôi.
Có ai ít bị động chạm như anh ấy kg?Anh Vượng giờ thành Thánh Sống của dân BDS
Làm ăn mà được dễ như vậy thì VN còn nhiều a dám bung lắm.
Nên biết thời thế, đu theo ăn ké thôi
Tui cũng có cảm nhận như mợ...em nghĩ ít nhất từ đây tới cuối năm vẫn ổn. Như 2 khu em có đầu tư là q9 và q12 thì sau tháng ngâu bà con lại bắt đầu đi tìm và mua đất trở lại rồi.
giờ sắp vào quý 4 rồi mà bđs đang quay đầu trở lại..
có lẽ năm nay chắc là không sao..
Kệ. Cứ xơi được lúc nào thì hay lúc ấy...
Tui cũng thế !
Hehe...
Theo minh, nó không là nguy cơ mà là tình hình thật sự diễn ra.
Đi từ nguồn cội 2013, ngân sách dành chủ yếu để chi thường xuyên , một cách gọi khác ám chỉ trả lương công chức, thì khi bội chi 400k tỷ thì tiền này cũng dành trả lương, nếu nợ lương, chậm lương sẽ ảnh hưởng đầu tư ngoại quốc và tình hình an ninh. Trong những năm này, một vài tỉnh đã có dấu hiệu như: các công ty chiêu sáng, gom rác, nạo vét kênh rạch bị nợ lương hơn 2 tháng.
Trước tình hình đó, chính phủ thời đó được các chuyên gia tư vấn - cũng là mấy chuyên gia bây giờ , xét thấy giải pháp in tiền gây hệ lụy quá nặng, họ đã chọn là ăn cắp âm thầm 425k tỷ baỏ hiêm xã hội- hiện đã quy ra trái phiếu và tan thành mây khói, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của vài chục triệu lao động.
Xin nói thêm, quỹ bảo hiểm xã hội ở những nước phương tây được coi là thánh kinh, mà không, phải gọi là kinh cohran, đứa nào bắng bổ - xà xẻo nửa chữ thì đưa đi tử hình, cho nên người ra lệnh này phải bị đem đi bắn, bắn xong dựng lên bắn tiếp cho đủ xxx lần ( như biệt danh của ảnh )
Chính phủ hiện giờ còn gì để chơi: từng bước sẽ buông tay .
Cấm tăng lãi suất nhưng lãi suất vẫn tăng từ từ.
Nâng đỡ chứng khoán nhưng vẫn bị bán tháo từng ngày.
Cầm giữ tỷ giá nhưng bất lực.
=>Từ giờ đến cuối năm, mình nghĩ là đủ độ trễ để thấy, còn bds đến cuối năm sẽ hẩm hiu tới...tới khi nào mà dòng vốn ngoại trở lai.
Về lý thuyết phần nhiều những gì bạn nói hoàn toàn đúng. Nhưng nếu nói theo trường phái của các nước " tư bổn " thì có lẽ bây giờ và mãi về sau, không có khái niệm quốc gia vỡ nợ. Vay mượn nợ đến hạn mà không trả được thì nâng trần nợ 1 thuật ngữ nếu mình không nhầm nó chẳng khác gì chữ " tái cấu trúc " của các thầy lang vườn hay dùng trên báo lá " phải ". Các quốc gia phần lớn sẽ tiếp tục " chìm " trong biển nợ của mình với cách vay mượn như thế nầy. Người ta sẽ tìm cách cân bằng cho việc " trả góp " hàng tháng hay hàng năm nó không vượt quá " sức làm ra tiền " của 1 nền kinh tế quốc gia , cho dù nó quặt quẹo. Tổng các khoản nợ ( đáo hạn) không bao giờ đến cùng 1 lúc + với kiểu " tái cấu trúc nợ " thì còn lâu mới có việc chính phủ vỡ nợ. Mình vốn quá chán ngán đọc các tờ "bướm " biểu diễn sức mạnh kinh tế của cái xứ èo ọp chuyên mượn để "ăn " như nầy. Nhưng có những chuyện chỉ nghe 1 chiều thường không bao giờ như vậy cả.
Năm 2010 , giai đoạn gần 1 năm sau khủng hoảng. Có người đã từng " dự đoán " rất chính xác về số liệu cũng như tình huống kinh tế Việt Nam. Về số liệu nó đúng đã đành, tình huống là thứ tranh vẽ mà nó hoàn toàn khớp mới thực sự làm mình phải " kính nể" vị chuyên gia nầy. Nói vậy chắc bạn biết rõ , vì cách bạn dùng chữ " credited crowded " mình thấy nó trùng hợp quá. Sự đời lại có thêm chữ nhưng. Sau cái gọi là deadline của việc " dự đoán " , trị giá 1 đồng đô la không vượt qua nổi con số 21000 VND ( theo " dự đoán " =25000, 27000 hoặc hơn). 1 lượng vàng cũng không quá 44 triệu rồi lại về 36,7 như bây giờ , ngược với dự đoán trên 50,60 triệu / 1 lượng. Tất cả tiên lượng nầy có thể seacrh lại theo ngày tháng của 2010 , có lẽ số liệu chi li từng số thập phân , mình không có chắc lắm . Nhưng hoàn toàn việc tăng gấp đôi , gấp ba tỷ giá hay trị giá của 1 lượng vàng đã không hoàn toàn diễn ra như vậy.
Chuyện ngoài lề. Tôi có dự định mua 1 căn nhà trên Dalat năm đó. Vì sau khi là đọc giả trung thành của vị chuyên gia tài chánh nọ. Thấy mình cũng nên mua 1 nơi trú ẩn cho ít tiền tiết kiệm và cả cho sức khỏ. Đô la và vàng thì nhẩy múa. 1 căn mặt tiền đường bình thường trên đó khoảng 4 tỷ bạc Việt Nam thời 2010. Rộng chừng 60m2 1 sàn, nó có 3 sàn, mà tôi nhớ không lầm là chủ nhà sẵn sàng hạ giá còn 3,8 tỷ để bán. Ai cũng hối hả vì bán đổ bán tháo 1 thứ gì đó để cầm tiền mặt và đổi lấy đô la và vàng. Xứ nầy , người ta đã quen với chạy loạn nên vàng hay đô la là thứ dễ sử dụng , di chuyển nếu cần. Chủ nhà chưa bán thì vàng từ 43 xuống lại 39 ( tôi nhớ chỉ có vài ngày , nó ngắn như vậy , nên ai mua hay bán cũng sợ hớ ) rồi về hẳn 37 như bây giờ chưa kể 1 đống lạm phát. Tôi không mua được căn nhà đó. Giờ cũng chẳng có nhu cầu nữa vì nghe đâu 1 người bạn cũng mua 1 căn tương tự như vậy năm 2017 giá 9,5 tỷ. 1 cái giá chẳng thể nào làm ra tiền kịp với ngay cả số vốn ít ỏi ngày trước. Chuyện ngoài lề thôi , nhưng để thấy 1 điều. Chẳng thể nào tin vào các phân tích ở 1 thị trường mà sự can thiệp quá nhiều của các sếp thuộc nhóm owned state như Việt Nam cả. Cho dù phân tích đó đã từng đúng đến 95% như thế nào, nhưng khổ nỗi sự việc diễn ra hoàn toàn không phải như vậy.
Người Việt Nam thì làm gì đi nữa , cách duy nhất cũng là cách họ từng sử dụng khi có khủng hoảng , cho dù đó là thiên tai hay địch họa thì cũng chỉ có 3 kênh như mấy ông tầu Chợ Lớn ngày trước là nhà , đất , tiền vàng, rồi đời muốn ra sao thì ra. Trước đây . Giai đoạn 1986-91. Việt Nam 1 mình 1 chợ , đói kém , thiếu hụt , bế quan tỏa cảng vì tự sống bằng " sức mạnh kinh tế " của chính mình , nên muốn làm gì thì làm. Kể cả có lăn ra như Chí Phèo cũng chẳng mấy ai quan tâm. Bây giờ với 1 nền kinh tế mở như vậy , việc dự đoán chẳng hề đơn giản với hàng trăm nhà đầu tư tới từ vài chục quốc gia khác nhau. Việt Nam ngập trong nợ nếu tính theo các phân tách tài chánh của các tổ chức trực thuộc WB hay IMF. Nhưng nếu là 3 chủ nợ của Việt Nam, người ta có để con nợ tan vỡ như bọt xà phòng chứ ? Điều mình chẳng hiểu và chẳng tìm thấy ở sách nào dạy cả. Thanks bạn vì đã dài dòng.
Tui thì nghĩ các đội lái ôm tiền qua nước ngoài mua bđs để bảo toàn tài sản hết rồi
Vincity giờ dòm CC thôi: giá trên dưới 1 tỏi thì chơi dăm bảy căn lướt 6-8 tháng kiếm tiền mua sửa cho cháu. Chứ ôm nền là khóc thét ....ko dám chơi (lại làm trò cười cho đội lái nựa )
Chỉnh sửa cuối:
7 năm lời 2.3x cũng bình thường thôi bác, (13%/năm lãi xuất kép): vì Dallat thị trường thanh khoản hơi kém, ít giao dịch1 căn mặt tiền đường bình thường trên đó khoảng 4 tỷ bạc Việt Nam thời 2010. Rộng chừng 60m2 1 sàn, nó có 3 sàn, mà tôi nhớ không lầm là chủ nhà sẵn sàng hạ giá còn 3,8 tỷ để bán. Ai cũng hối hả vì bán đổ bán tháo 1 thứ gì đó để cầm tiền mặt và đổi lấy đô la và vàng. Xứ nầy , người ta đã quen với chạy loạn nên vàng hay đô la là thứ dễ sử dụng , di chuyển nếu cần. Chủ nhà chưa bán thì vàng từ 43 xuống lại 39 ( tôi nhớ chỉ có vài ngày , nó ngắn như vậy , nên ai mua hay bán cũng sợ hớ ) rồi về hẳn 37 như bây giờ chưa kể 1 đống lạm phát. Tôi không mua được căn nhà đó. Giờ cũng chẳng có nhu cầu nữa vì nghe đâu 1 người bạn cũng mua 1 căn tương tự như vậy năm 2017 giá 9,5 tỷ. 1 cái giá chẳng thể nào làm ra tiền kịp với ngay cả số vốn ít ỏi ngày trước.
.
uhm , giờ muốn mua 1 căn nhỏ để dưỡng già cũng khó. Xứ buồn và chẳng có nền kinh tế tự túc gì đủ mạnh. Chỉ nhà nghỉ , nhà trọ rồi lại nhà trọ nhà nghỉ. Nhưng giá tiền thì đắt ngoài tầm với của những người như mình.7 năm lời 2.3x cũng bình thường thôi bác: vì Dallat thị trường thanh khoản hơi kém, ít giao dịch
Thật ra SG 13-14 triệu dân thì cơ hội nhà đất luôn luôn có. Bác bám sát và ra vô đúng lúc bác vẫn có tiền đấy ạuhm , giờ muốn mua 1 căn nhỏ để dưỡng già cũng khó. Xứ buồn và chẳng có nền kinh tế tự túc gì đủ mạnh. Chỉ nhà nghỉ , nhà trọ rồi lại nhà trọ nhà nghỉ. Nhưng giá tiền thì đắt ngoài tầm với của những người như mình.