Giao Thông
22/3/19
1.111
2.713
131
34
Bộ công an đang lấy ý kiến dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất trước khi trình lên Quốc hội. Dự thảo mới sẽ có nhiều các thay đổi so với luật giao thông đường bộ 2008. Đáng chú ý nhất là quy định trẻ em dưới 10 tuổi không được ngồi ghế trước bên phụ và khi phương tiện chuyển hướng phải bật xi-nhan liên tục.

Screen Shot 2023-09-05 at 14.37.50.png


Bộ Công an đang lấy ý kiến về Dự thảo Luật Trật Tự, ATGT đường bộ cho tới ngày 13/9 trước khi trình Quốc hội cho ý kiến.

Sau đây là những thay đổi của dự thảo mới so với luật giao thông đường bộ 2008.

ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮ DỰ THẢO LUẬT TRẬT TỰ, ATGT ĐƯỜNG BỘ VÀ LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2008
*Lưu ý: Chữ màu đỏ là sự khác nhau

Dự thảo luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Luật giao thông đường bộ năm 2008​

Điều 9: Quy tắc chungĐiều 9: Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ.1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
3. Trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 mét được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ, trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường hoặc có tín hiệu qua đường thì phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Điều 14: Chuyển hướng xeĐiều 15: Chuyển hướng xe
1. Chuyển hướng xe là tình huống giao thông mà phương tiện rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc quay đầu xe.
2. Trước khi chuyển hướng, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải quan sát, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau, giảm tốc độ và bật tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu bằng tay đối với xe thô sơ. Tín hiệu báo hướng rẽ hoặc tín hiệu bằng tay phải được sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng.1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ
3. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường đường cho người đi bộ, xe thô sơ, xe đi ngược chiều và chỉ chuyển hướng khi không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người, phương tiện khác.2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạpđang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, nơi có biển báo cấm quay đầu, trên đường một chiều, trừ khi có sự chỉ huy, điều khiển của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Điều 13: Vượt xe và nhường đường cho xe xin vượtĐiều 14: Vượt xe
1. Vượt xe là tình huống giao thông mà xe đi phía sau di chuyển sang làn đường hoặc phần đường bên cạnh để lên trước xe phía trước, sau đó trở lại làn đường hoặc phần đường đã di chuyển ban đầu.
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi, trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.​
2. Khi vượt, chỉ được phép vượt một xe và phải vượt về bên trái theo chiều di chuyển,trừ các trường hợp sau đây thì được vượt về bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
3. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác, đã bật tín hiệu rẽ phải và tránh về bên phải.2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
4. Khi có xe xin vượt, người điều khiển phương tiện phía trước phải quan sát phần đường phía trước, nếu đủ điều kiện an toàn thì phải giảm tốc độ, bật tín hiệu rẽ phải báo hiệu cho người điều khiển xe phía sau biết là được vượt và đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây cản trở đối với xe xin vượt.

Trường hợp có chướng ngại vật hoặc không đủ điều kiện an toàn thì người điều khiển phương tiện phía trước bật tín hiệu rẽ trái báo hiệu cho người điều khiển xe phía sau biết là chưa được vượt.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
5. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn chiếu sáng phía trước hoặc còi, khi chuyển làn phải có tín hiệu báo hướng chuyển, trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
6. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này:
b) Trên cầu hẹp có một làn xe
c) Đường cong có tầm nhìn bị hạn chế, trên đường hai chiều tại khu vực đỉnh dốc có tầm nhìn bị hạn chế.
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt
e) Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ
g) Nơi có biển báo cấm vượt.
h) Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường

i) Khi có người đi bộ qua đường
k) Ở gầm cầu hoặc đường hầm.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này
b) Trên cầu hẹp có một làn xe
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Screen Shot 2023-09-05 at 14.38.37.png


Như vậy luật dự thảo mới sẽ có nhiều điều thay đổi so với luật giao thông đường bộ năm 2008.

Đáng chú ý trong dự thảo mới là quy định trẻ em dưới 10 tuổi được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe, trẻ dưới 4 tuổi được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em.

Ngoài ra dự thảo mới cũng tăng cường bảo vệ người đi bộ người khuyết tật khi tham gia giao thông đường bộ quy định tại khoản 4 Điều 9 quy định Tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường hoặc có tín hiệu qua đường thì phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Các bác có nhận xét gì về những điểm khác nhau của dự thảo mới về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới và luật giao thông đường bộ cũ 2008?

Xem thêm:
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
6/3/08
3.963
8.061
113
Sàigòn
Luật cũ “Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi”
Luật mới “Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn chiếu sáng phía trước hoặc còi”

xưa giờ mình vượt toàn xin bằng xinhan trái, giờ phải nhá pha nữa? :( :( :(
 
Hạng D
22/12/09
3.282
19.937
113
Thái Bình
Luật cũ “Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi”
Luật mới “Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn chiếu sáng phía trước hoặc còi”

xưa giờ mình vượt toàn xin bằng xinhan trái, giờ phải nhá pha nữa? :( :( :(
Đá pha nhiều nó lại xuống đấm vỡ mồm, thật khó nghĩ :D
 
Hạng D
3/3/16
1.724
3.160
113
40
Dự thảo mới về Luật Trật Tự, ATGT: Rẽ trái, phải hoặc quay đầu xe phải bật xi-nhan liên tục


Nhờ ơn các bác ngồi phòng máy lạnh, giờ lái xe ra đường phải kiêm người điều khiển cho thằng sau chạy.

3. -> thế thằng trước nó không mở signal phải là không được vượt à???
4. -> vậy mấy anh chạy chậm: 1 là mở signal phải liên tục mà không có quẹo
-> sẽ có những anh nói không rảnh canh trước canh sau, rồi lúc nào cũng mở signal trái cho khoẻ :D
5. -> vậy sắp tới sẽ đá đèn, đánh còi in ỏi hết