RE: Dual Battery System - Thiết bị nối hai acquy
Nhân vài sản phẩm mới của Bác Vuhn vừa giới thiệu , xin được bàn thêm tý chút về việc giải quyết việc nạp nhiều ac quy trên xe :
Khác với việc bố trí ac quy song song đơn giản theo mục đích tăng dung lượng , cách phân chia ac quy chính phụ với mục đích sử dụng cho tải khác nhau rõ ràng đem đến lắm điều bất ngờ ! Không tính tới những nhược điểm đã được bác Vuhn nêu lên ở các giải pháp chia nạp trong bài nêu trên , hiện tượng mà chúng ta rất cần quan tâm chính là việc
nạp các ac quy ( Cụ thể là 2 chiếc ) có điện áp khác nhau và dung lượng khác nhau trong cùng một thời điểm với cùng một máy phát với điện áp ra duy nhất ! .
Ngọai trừ phương pháp sử dụng chỉnh lưu ( Điot )
sẽ bàn tới sau , trong các trường hợp còn lại , chúng ta có một bộ ba đấu song song thông dòng với nhau rất nghiệt ngã , đó là máy phát , ac quy chính và ac quy phụ ...[8|] Bây giờ ta giả thiết rằng , ac quy phụ có điện áp rất thấp do tụt áp vì xài thiết bị ngọai vi nhiều và lâu , 11,0 Volt DC chẳng hạn , còn ac quy chính nghỉ ngơi nên vẫn duy trì điện áp chừng 13 Volt Volt DC , giờ đây máy phát được đóng mạch để sạc cho hệ thống này thì nó có mức điện áp bao nhiêu đây ? Nếu để nạp được cho cả hai bình , điện áp máy phát phải lớn hơn 13 Volt , nhưng với điện áp lớn hơn 13 Volt như thế thì dòng điện nạp qua bình phụ đã cạn kiệt là rất lớn , lắm khi vượt qua khỏi ngưỡng của IC tiết chế khiến việc nạp không thể thực hiện được , còn nếu máy phát đảm bảo dòng nạp không được lớn quá , nó sẽ có điện áp ra được điều chỉnh để phù hợp với ác quy phụ đang rất cạn và như vậy thì điện áp của máy phát
có thể phải thấp hơn điện áp của bình ác-quy chính !!!??? Thế thì hóa ra lúc này ac-quy chính đang nạp cho ác quy phụ hay sao ?? Vì nó là kẻ có điện áp cao nhất trong bộ ba nói trên !?[8|] . Cần phân biệt rõ việc hai Ac-quy ngay từ đầu đấu song song , cùng cung cấp dòng tải , cùng duy trì điện áp hai cực mọi thời điểm như nhau và cùng chịu điện áp nạp thường trực giống nhau , có nghĩa là cặp song sinh này tuy có thể dung lượng khác nhau ( Ah khac nhau ) nhưng không có đột biến về điện áp trên các đôi cực như trường hợp " Kẻ ăn , Người làm " lâu lâu đấu chung lại với nhau như đang nói trên kia ...
Một bộ chia nạp hòan chỉnh rõ ràng phải
ngăn được việc dòng điện chạy quẩn giữa hai ac quy do chênh lệch áp lớn đồng thời
tránh được xung đột về nhu cầu điện áp nạp lúc chúng mới được đấu nối cùng nhau vô máy phát bởi vì xung đột và rối lọan này
dù chỉ xảy ra trong ít phút nhưng cũng đủ gây những ảnh hưởng xấu và lâu dài đên HT điện .
Một bình điện thuờng xuyên không được nạp đầy . một bình điện thường xuyên quá nạp hay là một máy phát thường xuyên xuất hiện những xung dòng nạp quá cao đều là điều phải tránh , việc bố trí hệ thống chia nạp cho hai nguồn điện rõ ràng tiềm ẩn những nguy cơ vừa nêu , tuy nhiên , những thiết bị chia hòan chỉnh sẽ khống chế được những yếu điểm trên , bộ xài Diot là một ví dụ , tuy thế , nó lại có những mặt khác để bàn cãi !!!
Hy vọng là bác Vuhn cung cấp cho OS những bộ ngon lành đó !