Tập Lái
11/3/19
0
233
39
Tp. Hồ Chí Minh
Em xin lang nghe !

Gửi bác Macheda:

I.2.8 Bơm tăng áp.

Máy bơm nước tăng áp là loại máy bơm được sử dụng để tăng áp lực nước lưu thông trong đường ống, giúp nước chảy ra tại đầu vòi được mạnh hơn, nhiều hơn so với khi không dùng máy bơm.

Hiện tại, các máy bơm tăng áp sử dụng cho quy mô Gia đình thường là loại máy bơm tự động. Nguyên lý hoạt động của nó là dựa vào cảm biến dòng chảy hoặc áp suất nước thay đổi trong đường ống. Khi các bác mở vòi nước, thì sẽ làm dòng nước trong đường ống di chuyển, khi vượt một mức cho phép, thì máy bơm sẽ tự động bật và tạo ra áp lực thêm trong đường ống, đẩy lượng nước di chuyển mạnh hơn. Khi các bác khóa vòi nước, dòng chảy ngừng lại, bơm cũng tự động ngừng.

Khi nào cần sử dụng bơm tăng áp:
  • Khi vòi sen chảy nước yếu
  • Khi mở van vòi rửa yếu
  • Nước vào máy giặt yếu
  • Nước vào bình máy nước nóng yếu.
Nguyên nhân chủ yếu là do bồn nước lạnh trên mái thường không đủ độ cao, ngoài ra, đường ống cấp nước trong nhà quá dài, nhiều đường rẽ, gấp khúc, đường kính ống nhỏ… khiến tổn thất áp trên đường ống cao. Việc lắp đặt bơm tăng áp này tương đương với việc các Bác đưa bồn nước lên cao. Ví dụ bơm tăng áp Panasonic duy trì áp suất tối thiểu 1.1 kg/cm3

View attachment 1998680

Điều này tương đương với việc các bác nâng bồn nước lên cao tối thiểu thêm 11m, tương đương với nóc nhà 3 tầng

View attachment 1998681

Vì vậy, nước ở vòi hoa sen, máy giặt… ở tầng áp mái sẽ khá mạnh, đảm bảo việc sử dụng nước của Gia đình các bác được dễ dàng và thoải mái.

Phân loại:

I.2.8.1 Máy bơm tăng áp cơ:

Máy bơm tăng áp cơ là loại bơm tăng áp sử dụng rơ le cơ học (dạng má vít) để bật, tắt máy bơm. Nguyên lý hoạt động của loại bơm này dựa vào sự thay đổi áp suất của nước trong hệ thống đường ống. Khi các bác mở vòi nước, nước chảy ra khỏi vòi khiến áp suất trong đường ống giảm đi, xuống dưới một mức cài đặt (như hình trên là 1.1 kg/cm3), rơ le nhảy về bật cho bơm chạy. Áp trong đường ống được duy trì trên mức tối thiểu 1.1 kg/cm3 này (có thể cao hơn). Khi bác đóng vòi nước lại, áp suất trong đường ống tăng lên, vượt qua mức cài đặt trên là 1.8 kg/cm3, rơ le bị nén lại, 2 má vít tách nhau ra ngắt điện cấp cho bơm làm bơm tắt. Phần áp cộng thêm này được tích trong bình tích áp. Bình tích áp đi kèm với máy bơm có tác dụng giữ áp trong hệ thống đường ống ổn định, duy trì trong mức cài đặt. Nếu sử dụng bình tích áp lớn, thì bình tích áp có thể làm giảm số lần đóng mở bơm, tăng tuổi thọ cho bơm.
Ưu điểm bơm tăng áp cơ:
  • Giá thành rẻ
  • Áp nước luôn duy trì cao hơn mức cài đặt, nên khi mở vòi nước là có nước sử dụng mạnh ngay, trong mọi điều kiện sử dụng.
  • Phổ biến, dễ dàng mua, lắp đặt, sửa chữa.
  • Chất lượng bền bỉ, đã được khẳng định trong nhiều năm.
  • Dễ dàng căn chỉnh mức cài đặt cho rơ le.
Nhược điểm:
  • Nhược điểm lớn nhất là tiếng ồn khi hoạt động. Đặc biệt là tiếng rơ le đập vào nhau tạo thành tiếng tạch tạch, gây khó chịu cho Gia đình, đặc biệt trong đêm.
  • Do có bình tích áp, hệ thống luôn duy trì áp lực cao trong đường ống, dễ gây bể, rò rỉ, nếu thành ống mỏng. Trường hợp đường ống rò rỉ nước, lượng nước thất thoát nhanh, bơm hoạt động liên tục, gây lãng phí.
I.2.8.2 Bơm tăng áp điện tử:
Là loại bơm sử dụng rơ le điện tử để nhận biết dòng chảy, từ đó bật tắt điện cho máy bơm. Nguyên lý hoạt động là khi ta mở vòi nước, dòng nước chuyển động trong ống, vượt qua một vận tốc nhất định, hệ thống cảm biến sẽ nhận biết, và khởi động máy bơm. Khi ta đóng vòi nước, dòng chảy sẽ ngừng lại và rơ le sẽ ngắt điện, làm máy bơm ngừng hoạt động.
Ưu điểm:
  • Hoạt động rất êm.
  • Độ bền cao.
  • Khi không sử dụng, máy không duy trì áp suất trong hệ thống đường ống, nên khó gây vỡ ống.
  • Khi bể chứa hết nước, không có dòng chảy, bơm sẽ ngừng, do đó không làm cháy bơm.
Nhược điểm:
  • Giá thành cao hơn so với bơm tăng áp sử dụng rơ le cơ.
  • Không duy trì áp lực nước liên tục, nên nếu các phòng ở xa, sau khi mở vòi phải mất một lúc để bơm khởi động, và đẩy nước áp lực cao tới.
  • Phải lắp bơm thấp hơn bồn nước lạnh, khuyến cáo thấp hơn từ 1.5m trở lên để hệ thống cảm biến bơm hoạt động tối ưu.
I.2.8.3 Bơm tăng áp biến tần:

Là loại máy bơm tăng áp có sử dụng biến tần – công nghệ biến đổi tần số dòng điện để tự động điều chỉnh số vòng quay của trục máy bơm, từ đó sẽ duy trì sự ổn định áp lực trong các điều kiện mở vòi nước lớn hay nhỏ, mở một hay nhiều vòi nước. Đây là loại bơm hiện đại, có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với hai loại bơm nêu trên. Nguyên lý làm việc của bơm tăng áp biến tần là sử dụng rơ le điện tử cảm biến áp suất. Khi các bác mở vòi nước, rơ le điện tử sẽ nhận biết sự thay đổi áp suất và tín hiệu này được chuyển tới bộ phận điều khiển, kích hoạt bơm hoạt động (tương tự bơm điện tử). Ưu điểm của bơm biến tần là có thêm thiết bị điều khiển vòng quay của động cơ máy bơm để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Khi các bác mở vòi nươc nhỏ, bộ phận điều khiển biến tần sẽ điều chỉnh số vòng quay của bơm ở mức thấp, ví dụ là 500 vòng/phút, nhằm đảm bảo áp lực duy trì ở mức cài đặt. Khi các bác mở vòi lớn, hoặc mở nhiều vòi cùng lúc, biến tần sẽ điều khiển bơm tăng số vòng quay động cơ lên, ví dụ 800 vòng, 1.000 vòng, 1.200 vòng, nhằm duy trì ổn định áp suất trong đường ống, đủ cung cấp cho các vòi sử dụng.

Ưu điểm:
  • Hoạt động rất linh hoạt, khi mở nhỏ, lớn, ít hoặc nhiều thiết bị sử dụng nước.
  • Sử dụng tiện nghi, áp lực nước luôn ổn định, không quá mạnh cũng không quá nhẹ.
  • Tiết kiệm điện.
Nhược điểm:
  • Nhược điểm lớn nhất là giá thành rất cao. Hiện tại có một số dòng máy bơm có biến tần của Trung Quốc có giá thành dễ chịu hơn.
  • Chi phí thay thế, sửa chữa rất mắc.
I.2.8.4 Bơm tăng áp mini.

Các loại bơm tăng áp nêu trên là máy bơm tăng áp tổng, dùng cho cả căn nhà, công suất khá lớn. Tuy nhiên, có một số Gia đình hiện nay không có nhu cầu sử dụng bơm tăng áp lớn vậy, mà chỉ có nhu cầu sử dụng tăng áp cho một nhà vệ sinh, hoặc một thiết bị sử dụng như máy giặt. Khi đó bơm tăng áp mini là sự lựa chọn hoàn hảo. Bơm tăng áp mini tương tự như bơm tăng áp điện tử, hoạt động rất êm ái, công suất nhỏ, không tốn nhiều điện, lực nước vừa phải, lắp đặt dễ dàng, linh hoạt. Thường được lắp ngay gần nơi có nhu cầu tăng áp để giảm thất thoát trên đường ống. Nhược điểm của loại bơm này có lẽ là khi lắp nổi, dễ gây mất thẩm mỹ của khu vực đó, đồng thời cần cẩn thận trong việc phòng chống rò rỉ điện.

Trên đây em đã nêu sơ bộ về hệ thống nước nóng NLMT. Với các thông tin trên, em chỉ bổ sung thêm vào rất nhiều những bài viết giới thiệu về hệ thống nước nóng này, để các bác có thể dễ dàng hơn lựa chọn một hệ thống phù hợp với nhu cầu của Gia đình. Phần tiếp theo em sẽ nêu một số tính toán, cũng như giải pháp xử lý đối với các vấn đề thường gặp phải khi lắp đặt hệ thống NNNLMT này.

Nếu có điều kiện, thì sử dụng bơm tăng áp biến tần, nếu nhu cầu không lớn thì sử dụng bơm tăng áp mini.

Do giá máy bơm tăng áp giờ rất hợp lý, nên nghiên cứu sử dụng, để tăng trải nghiệm, tiện ích và mức độ thoải mái khi sử dụng nước trong nhà. :)
 
Hạng D
26/8/05
3.771
25.270
133
Gửi bác Macheda:



Nếu có điều kiện, thì sử dụng bơm tăng áp biến tần, nếu nhu cầu không lớn thì sử dụng bơm tăng áp mini.

Do giá máy bơm tăng áp giờ rất hợp lý, nên nghiên cứu sử dụng, để tăng trải nghiệm, tiện ích và mức độ thoải mái khi sử dụng nước trong nhà. :)
Vài nhà người quen mình đã xài bơm tăng áp rồi. Và đều chuyển qua gắn bình tích áp + bơm thường để tránh việc khởi động bơm nhiều lần.
Bình tích áp cung cấp lượng nước áp lực đều và đỡ hại bơm (dù có biến tần, vì biến tần mắc và hư là tốn bộn), nhược điểm là phải đầu tư nghiêm túc và có không gian.
 
  • Like
Reactions: V8888
Tập Lái
11/3/19
0
233
39
Tp. Hồ Chí Minh
Vài nhà người quen mình đã xài bơm tăng áp rồi. Và đều chuyển qua gắn bình tích áp + bơm thường để tránh việc khởi động bơm nhiều lần.
Bình tích áp cung cấp lượng nước áp lực đều và đỡ hại bơm (dù có biến tần, vì biến tần mắc và hư là tốn bộn), nhược điểm là phải đầu tư nghiêm túc và có không gian.
Dạ, đúng rồi ạ Bác @alibabaxxx2000 . Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước, số lần mong muốn bơm chạy, hệ thống nước trong nhà... để tính ra bình tích áp phù hợp. Bình tích áp càng lớn, số lần đóng mở bơm càng ít. Mấy cái bình tích áp đi kèm máy có dung tích quá nhỏ, chỉ có tác dụng duy trì áp trong đường ống thôi ạ. Nhưng đầu tư bình tích áp cũng khá là tốn kém, thường thì em hay thấy ở quy mô gia đình, mọi người đầu tư 2 bơm tăng áp ghép với nhau, cài đặt cho hoạt động luân phiên, như vậy bơm sẽ rất bền, đáp ứng tốt cho nhu cầu của một căn hộ. Bình tích áp thì thường sử dụng cho công trình lớn, vì áp suất trong ống cao, cung cấp áp tốt cho lượng lớn người sử dụng. :)

Về bơm biến tần thì không thể phủ nhận ưu điểm tuyệt vời của nó được ạ. Sử dụng nước theo đúng nhu cầu, mở vòi nhẹ nước chảy nhẹ nhàng, mở lớn nước chảy ào ào, vẫn tăng áp nhưng rất linh hoạt, đáp ứng rất tốt cho những bác có yêu cầu cực cao khi sử dụng, thường sử dụng cho villa, biệt thự, khách sạn lớn...:D

P/s: Cách tính dung tích bình tích áp có rất nhiều trên mạng, nói chung khá phức tạp, bác nào có nhu cầu, có thể yêu cầu bên cung cấp tính toán cho ạ.
 
Hạng B2
6/8/09
498
2.593
93
BÁc tư vấn em : nhà 1 trệt 3 lầu.
dùng NLMT, tăng áp.

BÁc cụ thể cho em nhé !
 
  • Like
Reactions: V8888
Hạng B2
28/10/13
407
5.089
93
45
Dạ, đúng rồi ạ Bác @alibabaxxx2000 . Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước, số lần mong muốn bơm chạy, hệ thống nước trong nhà... để tính ra bình tích áp phù hợp. Bình tích áp càng lớn, số lần đóng mở bơm càng ít. Mấy cái bình tích áp đi kèm máy có dung tích quá nhỏ, chỉ có tác dụng duy trì áp trong đường ống thôi ạ. Nhưng đầu tư bình tích áp cũng khá là tốn kém, thường thì em hay thấy ở quy mô gia đình, mọi người đầu tư 2 bơm tăng áp ghép với nhau, cài đặt cho hoạt động luân phiên, như vậy bơm sẽ rất bền, đáp ứng tốt cho nhu cầu của một căn hộ. Bình tích áp thì thường sử dụng cho công trình lớn, vì áp suất trong ống cao, cung cấp áp tốt cho lượng lớn người sử dụng. :)

Về bơm biến tần thì không thể phủ nhận ưu điểm tuyệt vời của nó được ạ. Sử dụng nước theo đúng nhu cầu, mở vòi nhẹ nước chảy nhẹ nhàng, mở lớn nước chảy ào ào, vẫn tăng áp nhưng rất linh hoạt, đáp ứng rất tốt cho những bác có yêu cầu cực cao khi sử dụng, thường sử dụng cho villa, biệt thự, khách sạn lớn...:D

P/s: Cách tính dung tích bình tích áp có rất nhiều trên mạng, nói chung khá phức tạp, bác nào có nhu cầu, có thể yêu cầu bên cung cấp tính toán cho ạ.
Bơm biến tần hiệu nào tốt vậy bác, rổ giá khoảng nhiêu cho nhà 2 lầu, 4 phòng, 4 người và 1 con chó :D:D:D
 
  • Like
Reactions: V8888
Hạng D
2/3/11
2.337
32.431
113
Sao không làm cái chân đế thêm 1-2m nữa cho bồn nước và nlmt luôn ta? Bơm biếc chi cho nguy hỉm vậy.
 
  • Like
Reactions: V8888
Tập Lái
11/3/19
0
233
39
Tp. Hồ Chí Minh
BÁc tư vấn em : nhà 1 trệt 3 lầu.
dùng NLMT, tăng áp.

BÁc cụ thể cho em nhé !
Chào bác @Macheda : Thường lượng nước nóng tính theo số người sử dụng ạ Bác, nếu không sử dụng bồn tắm thì khoảng 30 - 40 lít/người/ngày. Nhà Bác như vậy chắc tầm 4, 5 người, sử dụng tầm 150 lít - 220 lít là ổn. Dư một chút để phòng trường hợp những ngày mưa gió, lạnh, có nước sử dụng cho hai ngày sau.

Nếu bác yêu cầu cao về việc lúc nào cũng có nước nóng trong mọi điều kiện thời tiết trong năm thì có thể sử dụng thêm bộ điện trở gia nhiệt thêm vào. Nếu bác không muốn liên quan đến điện, thì nên sử dụng hệ có dung tích lớn lớn một chút, để cấp nước được lâu. :)

Bơm tăng áp: Nếu như tầng áp mái bác ít sử dụng, cách âm tốt thì có thể sử dụng bơm tăng áp cơ, Panasonic 125W hoặc 200W (nên dùng). Vì tiếng bơm hoạt động ồn, và tiếng role đập nhả khá vang khi đêm tối, dễ ảnh hưởng đến sinh hoạt, và giấc ngủ Gia đình bác. Nếu tầng giáp mái sử dụng nhiều, có phòng ngủ ở đó, thì nên dùng bơm điện tử, mắc hơn chút, nhưng hoạt động êm ái hơn, không có tiếng rơ le đập nhả. :D

Về chi phí cụ thể, cần khảo sát để tính vật tư kết nối mới tính toán được chính xác ạ.

Chi phí tạm tính:
máy ống 200l + bơm tăng áp Pana 200W: khoảng 10 - 14tr.
Máy tấm phẳng 220l + bơm tăng áp Pana 200W: Khoảng gần 30tr.
Nếu thêm bộ điện trở gia nhiệt cần chú ý an toàn, đặc biệt bộ chống ròng dò ELCB, bác nên yêu cầu tư vấn kỹ ạ.

Bác @Macheda cần thêm thông tin gì nữa không ạ???
 
  • Like
Reactions: Macheda
Hạng D
2/3/11
2.337
32.431
113
À nhân thớt này cho hỏi là lắp máy bơm đẩy pana bao nhiêu w cho cái bồn nước 2000l nằm trên st cao độ 16m vậy mấy anh?
 
Tập Lái
11/3/19
0
233
39
Tp. Hồ Chí Minh
Bơm biến tần hiệu nào tốt vậy bác, rổ giá khoảng nhiêu cho nhà 2 lầu, 4 phòng, 4 người và 1 con chó :D:D:D
Chào bác @Mai Siêu Phong : Với nhà bác như vậy thì nên xài bơm tăng áp công suất 125W thôi. Có thể lên 200W nếu cần, vì chênh nhau không nhiều. :) Em tạm liệt kê vài loại bơm có thương hiệu và được rất nhiều người tin dùng nhé bác, giá cả thì bác có thể tham khảo trên mạng, rất nhiều ạ, nếu lắp nhớ hỏi kỹ khoản bảo hành, bảo trì. Vì nếu có nhiều nhà cung cấp quá, khó biết gọi bên nào xử lý: bên cung cấp bồn, bên cung cấp bơm, bên cung cấp máy nước nóng... :p

  • Bơm tăng áp cơ Panasonic:
  • Bơm tăng áp Hitachi
  • Bơm tăng áp điện tử Wilo.

Trân trọng!
 
  • Like
Reactions: Mai Siêu Phong
Tập Lái
11/3/19
0
233
39
Tp. Hồ Chí Minh
Sao không làm cái chân đế thêm 1-2m nữa cho bồn nước và nlmt luôn ta? Bơm biếc chi cho nguy hỉm vậy.
Vì xét về hiệu quả, khi bác nâng chân đế bồn lên 1 - 2m, thì áp nước chỉ gia tăng thêm khoảng 0.1 - 0.2 bar (tương đương 0.1 - 0.2 kgf/cm2). Còn khi bác dùng bơm tăng áp, ví dụ như Pana, áp đẩy lên tối thiểu 1.1 kgf/cm2, tương đương việc bác nâng bồn lên tối thiểu 11m ạ. Nên áp lực nước chảy trong hệ thống sẽ mạnh hơn hẳn.

Về chi phí, thì việc bác nâng chân đế cũng mất hơn 1tr rồi, còn bác dùng bơm thì mất khoảng 2tr, không chênh nhau nhiều cho việc sử dụng. :)

Ah, còn một điều nữa, em nghĩ bồn cao quá cũng nguy hiểm á. ^_^