em mới lấy bằng...các bác cho e hỏi ngu tí tại e chưa chạy AT bao giờ...mỗi khi dừng ngang dốc thì AT làm sao để leo dốc mà k bị tuột...giống bài thi dừng cho xe khởi hành ngang dốc trong thi sát hạch ak...xe MT thì e biết để lái qua tình huống đó nhưng AT thì hơi ngu...mạo muội để các bác khai sáng...
Mod chia sẻ vài trường hợp để bác tham khảo
Dừng xe và khởi hành ngang dốc đối với số sàn
Trường hợp 1:
Đối với những con dốc vừa phải thì chúng ta chỉ cần phối hợp giữa chân phanh và phân côn:
Bước 1: Chân phải chúng ta sẽ giữ chân phanh để xe không trôi về sau
Bước 2: Đạp côn, gài số 1, hạ phanh tay
Bước 3: Xác định điểm tiếp xúc của bộ ly hợp (hay chúng ta còn gọi là rà côn) bằng cách thả chân côn ra thật chậm rãi và dò cho đến khi nào cảm nhận chiếc xe rung lên và muốn tiến về phía trước
* Điểm tiếp xúc (biting point) của bộ ly hợp là khi động cơ và hộp số bắt đầu tiếp xúc, ma sát với nhau thông qua bộ côn hay còn gọi là bộ ly hợp.
Bước 4: Giữ nguyên chân côn tại điểm tiếp xúc này sao cho đừng làm tắt máy và bắt đầu nhả chân phanh ra từ từ để giữ xe tại vị trí đứng yên bằng chính chân côn
Bước 5: Chân phải di chuyển nhanh qua bàn đạp ga và đệm thêm ga để xe tiến về phía trước
Trường hợp 2:
Đối với những con dốc khó nhai hơn và không thể thắng bằng côn được thì chúng ta phải chuyển sang phương án kết hợp phanh tay, chân côn và chân ga. Trường hợp 2 sẽ nâng cao hơn so với trường hợp 1.
Bước 1: Giữ phanh tay ở vị trí khóa bánh xe, thường là kéo lên trên
Bước 2: Đạp côn, gài số 1
Bước 3: Cũng xác định trước điểm tiếp xúc của bộ ly hợp bằng cách rà chân côn
Bước 4: Giữ chân ga sao cho vòng tua máy rơi vào khoảng 1500-2000 vòng
Bước 5: Nhả phanh tay đồng thời kết hợp thả chân côn ra từ từ
Một số lưu ý:
- Nếu lần đầu luyện tập kỹ năng này và sợ chiếc xe bị trôi về phía sau, thì bạn có thể kiếm 1 cục đá hay gạch chêm vào 2 bánh xe sau. Điều này sẽ ngăn chiếc xe trôi ngược về sau và tạo cho bạn cảm giác an toàn hơn.
- Độ dốc càng lớn thì hành trình chân côn càng dài ra dễ gây cảm giác hoang mang. Các bạn cứ bình tĩnh và từ từ dò tìm điểm tiếp xúc chân côn và áp dụng các thao tác tiếp theo.
- Nên dành thêm thời gian tập luyện để cho quen cảm giác chân côn và khả năng xử lý thêm nhạy bén.