Cám ơn báctoyo2630 nói:bác chủ đến 450 cộng hoà, có đường Thân nhân Trung quẹo vào 1 đoạn khoảng 300mét bên tay trái có ngã ba ,bác quẹo ra Ngô Bệ là ra lại ngã tư Cộng Hoà-Ấp Bắc rồi bác quẹo đi đâu cũng được
oto_bangb2 nói:Em hỏi ngu một cái: Thân nhân Trung và Ngô Bệ là thằng nào thế nhỉ???.. sao em coi phim kiếm hiệp Kim Dung hoài không thấy tên zậy....
Coi chơiXuanque nói:..........
P/s: 2 ông kia là ai ư? CÔng nhận bác đúng vừa ngu và vừa lười. Google ra, xem phim chưởng riết tối óc chăng?
Ngô Bệ (… - Canh Thìn 1360)
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất đời Trần. Quê ở Trà Hương, tỉnh Hải Dương (nay là Ninh Thanh, tỉnh Hải Dương).Khoảng năm 1343-1344, xã hội thời Trần suy kém, nhân dân đói khổ, loạn lạc khắp nới. Ông tụ họp dân phiêu tán ở vùng núi Yên Phụ (Hải Dương) dựng cờ lớn ở trên đỉnh núi, yết bảng “Chẩn cứu dân nghèo”, chống lại quan lại, địa chủ.Nghĩa quân phát động càng lâu càng mạnh thế, ông chỉ huy đánh chiếm cả một vùng rộng lớn từ xã Thiên Liêu đến huyện Chí Linh. Triều đình sai tướng đem binh đàn áp. Ông cầm quân chống cự ráo riết.Năm Canh Thân 1360, binh triều đại cử tấn công, đàn áp dữ dội, ông bị bắt đưa về kinh hành hình, nghĩa quân tan vỡ.
Thân Nhân Trung ( 1419 - 1499), tự Hậu Phủ , là một danh sĩ Việt Nam, đứng địa vị Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú của Lê Thánh Tông. Ông từng đỗ Tiến sĩ, làm quan nhà Hậu Lê dưới hai đời vua là Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông, từng giữ các chức Đông các Đại học sĩ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, kiêm Thượng thư bộ Lễ, trưởng Hàn lâm viện sự, Thượng thư bộ Lại, nhập nội phụ chính.hân Nhân Trung đỗ muộn, năm Quang Thuận thứ 10 đời vua Lê Thánh Tông, tức là năm Kỷ Sửu (1469), ông mới thi đậu Hội nguyên, Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân. Ngay sau khi thi đỗ tiến sĩ, ông được cử làm Hàn lâm viện thị độc, sau đó thăng Hàn lâm viện thừa chỉ, kiêm Đông các Đại học sĩ, kiêm Quốc tử giám tế tửu. Vua Lê Thánh Tông đánh giá tài năng của Thân Nhân Trung rất cao: ông được vua cử làm độc quyển cho các khoa thi Đình năm Ất Mùi (1475), năm Canh Tuất (1490), năm Quý Sửu (1493), năm Bính Thìn (1496), là các niên hiệu Hồng Đức từ thứ 6 đến thứ 27.
Last edited by a moderator:
oto_bangb2 nói:Em hỏi ngu một cái: Thân nhân Trung và Ngô Bệ là thằng nào thế nhỉ???.. sao em coi phim kiếm hiệp Kim Dung hoài không thấy tên zậy....
Câu hỏi của bác này cũng bình thường, không biết thì hỏi, nhưng cách dùng từ (từ 'thằng" ) thì có vấn đề. Đọc tiểu sử hai nhân vật này, bác không thấy có lỗi với tiền nhân sao bác?
Hồi chiều em có dịp đi taxi từ sân bay về Bàu Cát, anh taxi đi Cộng Hòa rẽ trái vào Bình Giã nhưng kẹt cái cầu vượt nên cấm rẽ. Thế là anh ấy cho xe rẽ phải vào 1 hẻm rồi quay ngược lại rẽ trái. Vất vả thật.
Last edited by a moderator:
Em không nhớ báo cáo của ai, nhưng từ 7h-8h xe 4B ra vào trường Á Châu là khoảng 300 chiếc. Hix.minhtuantkh nói:Híc! em đón con ở đấy, nhưng họ ( Trường Á Châu và bên Quân Đội,...) phân tuyến 1 chiều cho xe ô tô. Chỉ cho xe ô tô đi từ đường Cộng Hòa vào thôi ạ. Đúng là chỗ này lộn xộn thật, nhưng trường học mà... giờ tan học đón con thì ở đâu cũng thế.tipster_vip nói:Còn cái trường Quốc Tế gì gì ấy cũng góp phần ùn tắc, đề nghị nhà trường và hội phụ huynh bàn bạc và giải quyết.
Em thấy không kẹt mới lạ thôi.
xuống cầu vượt HHT trước khi tới Ấp Bắc cũng ùn quá trời chỉ vì 2B rẻ trái hay quay đầu, theo lời bác chủ mà mở ra tùm lum chắc kẹt kinh luôn.
Một phần lớn nguyên nhân gây ùn ứ giao thông là do hạ tầng giao thông kiểu "bàn cờ", có quá nhiều giao lộ, quá nhiều đường nhánh. Em chấp nhận chạy một mạch (50km/h thôi, hơn càng tốt) vài km để đến chỗ quay đầu.
chuậntoyo2630 nói:bác chủ đến 450 cộng hoà, có đường Thân nhân Trung quẹo vào 1 đoạn khoảng 300mét bên tay trái có ngã ba ,bác quẹo ra Ngô Bệ là ra lại ngã tư Cộng Hoà-Ấp Bắc rồi bác quẹo đi đâu cũng được