Chuyên
16/6/22
630
538
93

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tổng mức đầu tư hơn 58 tỷ USD, tốc độ chạy tàu tối đa 320km/h, chạy qua 20 tỉnh, thành phố.


Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự kiến tháng 9/2022 sẽ trình Bộ Chính trị xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Theo đó, nếu được triển khai, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM. Điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (TP.Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM).

Báo cáo cho thấy, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ là đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, chiều dài 1.545km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320km/h. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán.

b4n.jpg


Tuyến đường này có tổng mức đầu tư dự kiến toàn bộ dự án khoảng 58,71 tỷ USD. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng là 1,98 tỷ USD, chi phí xây dựng 31,58 tỷ USD, chi phí thiết bị 15 tỷ USD, chi phí quản lý dự án, tư vấn, khác 5,82 tỷ USD, chi phí dự phòng 4,07 tỷ USD...

Để bảo đảm hiệu quả đầu tư và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, nhu cầu vận tải, Bộ Giao thông vận tải cũng đưa ra phương án phân kỳ đầu tư. Cụ thể, giai đoạn 1 đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP.HCM chiều dài 665km, dự kiến đưa vào khai thác khoảng năm 2032.

Giai đoạn 2 đầu tư đoạn Vinh - Nha Trang để nối thông toàn tuyến, chiều dài 894km, tổng mức đầu tư dự kiến 33,99 tỷ USD, dự kiến khoảng năm 2040 đưa vào khai thác đoạn Vinh - Đà Nẵng, khoảng năm 2045-2050 khai thác đoạn Đà Nẵng - Nha Trang.

Bộ Giao thông Vận tải cho hay, từ năm 2005 đến nay, Bộ đã triển khai nhiều nghiên cứu về tuyến đường sắt tốc độ cao này. Cụ thể, năm 2009, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đã được Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua và Bộ Chính trị tán thành về chủ trương đầu tư, nhưng chưa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5/2010.

Thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã rà soát, cập nhật bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, thông qua việc tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học và đã thống nhất bằng văn bản với 20 địa phương có dự án đi qua.

Xem thêm;
Theo VTC News
 
  • Love
  • Haha
Reactions: AeroInn and nta139
Hạng B1
10/5/18
80
775
83
124
Hụ hị, lập dự án 60 tỷ vậy thì huê hồng bao nhiêu? Metro 1 chỉ chưa đầy 20km ở SG 15 năm chưa xong vậy tuyến xe lửa cao tốc bắc nam dài gần 2000km này nếu được cuốc hội thông qua tháng 9/2022 thì hy vọng cuối thế kỷ 21 này con cháu hưởng, miễn đừng gọi thầu Trung+
 
  • Like
Reactions: Perenco
Hạng D
16/11/20
2.984
9.486
113
38
Thôi, sợ mấy ông ĐS CT lắm rồi, nhìn vào cái đường sắt trên cao ở SG đã sợ. Chiếm dụng đất xây dựng, sửa chữa, tốn chi phí biết bao nhiêu mà giờ còn chưa biết khi nào hoạt động được. Ấy mới là một đoạn ngắn thực hiện trong TP đóng góp ngân sách nhất cả nước còn như thế thì nói chi đến cả nước. Toàn dự án khủng để lấy nguồn kinh phí xong treo để đó.
 
Tập Lái
25/7/22
26
57
13
24
làm cho xài mà sao đòi hỏi, thúc giục người ta quá à
hay quá ra làm đi
 
Hạng C
21/12/19
556
1.547
93
41
58 củ tỏi là cho đường sắt cao tốc. Sau đó thêm 580 củ tỏi nữa để xây bức tường chống ném đá đoàn tàu.
Làm cho ngon lành đường bộ cao tốc bắc nam thấy còn khả thi hơn.
 
Hạng D
22/1/19
4.460
8.235
113
Hụ hị, lập dự án 60 tỷ vậy thì huê hồng bao nhiêu? Metro 1 chỉ chưa đầy 20km ở SG 15 năm chưa xong vậy tuyến xe lửa cao tốc bắc nam dài gần 2000km này nếu được cuốc hội thông qua tháng 9/2022 thì hy vọng cuối thế kỷ 21 này con cháu hưởng, miễn đừng gọi thầu Trung+
em thấy đất nước đang trong giai đoạn cần hạ tầng để phát triển, nên chọn phương án đầu tư nào gọn gàng, đáp ứng kịp các nhu cầu. Chứ đợi 30 năm nữa, chưa tính delay thì thời cơ để phát triển sợ nó trôi tuột đi đâu mất rồi. Không biết con cháu lúc đó nó có đủ giàu để dùng đường sắt cao tốc này như phương tiện hằng ngày không ... Chưa kể là công nghệ càng cao thì người Việt càng khó nắm bắt, và toàn bộ thiết bị vật tư đều phải phụ thuộc vào nước ngoài. Rủi ro là không hề nhỏ ... Năm ngoái bộ tài chính đề xuất một phương án rất hay là đầu tư đường sắt tốc độ 200km/h, dùng kết hợp chở cả người và hàng hóa. Kinh phí chỉ bằng một nửa so với phương án 320km/h của Bộ GTVT, nhưng có vẻ như họ không mấy quan tâm tới phương án này.
 
Hạng B1
22/6/22
67
88
18
29
cái metro xây lâu một phần là do thiếu vốn và ko giải phóng được mặt bằng do ko đền bù được, thêm covid quần quật cho 2 năm hơn nữa nên lâu là phải rồi