Nhìn về quá khứ thì có thể nhìn qua nhiều lăng kính khác nhau. Nhưng chúng ta đã quen (được) nhìn bằng một lăng kính một chiều, đơn giản hóa mọi chuyện, chia thế giới này ra làm 2 màu đen và trắng rõ ràng, cũng như chia con người và các dân tộc rõ ràng làm hai loại: một loại tốt có chính nghĩa 100% và một loại rất xấu, sai 100%!
Một đứa trẻ mới lớn lên hay được dạy dỗ như thế, có lẽ vì đó là cách đơn giản nhất để giải thích mọi việc. Khi nó thích thắc mắc, táy máy hay hỏi lại thì sẽ được một câu trả lời đầy bí hiểm: "lớn lên con sẽ biết con ạ, cuộc đời này còn nhiều cái phức tạp lắm” hay đại loại như vậy …"
Thế giới này có phải đơn giản như thế không? Nếu đơn giản thế thì từ trước tới nay tại sao lại có lắm chuyện như vậy?
Cho tới hôm nay thì quan điểm chính thống về Liên-xô và WW2 vẫn là như sau: xin xem bài "Vũ khúc hào hùng của Đàn sếu bay" với tóm tắt về Lịch sử WW2 được trình bày hoành tráng như thường lệ trên báo SGGP mấy hôm nay, cũng mượn hình ảnh của "Đàn sếu bay qua" do tính chất vị tha và sự gần gũi quen thuộc với các khán giả VN của bài hát và cuốn film sô-viết này:
link
Thật ra thì thế nào? Film "Đàn sếu bay qua" được đạo diễn Kalatozov dàn dựng năm 1957 theo kịch bản của Rozov đã nhận nhiều giải thưởng: cành cọ vàng tại LHP QT Cannes lần thứ XI, giải Nữ diễn viên chính xuất sắc cho nữ diễn viên Samoilova, giải quay phim và giải về kỹ thuật, giải đặc biệt tại LHP toàn liên bang, tổ chức tại Matxcơva v.v...
Cảnh đầu film là một khung cảnh ảm đạm trên bầu trời Matxcơva vào cuối mùa thu. Những cánh sếu nối đuôi nhau thành đàn bay về phương Nam để tránh cái lạnh mùa đông đang đến gần. Nhìn cảnh đó con người ta có những xúc cảm về sự xa cách, về những nỗi nhớ mong vô hình. "Đàn sếu bay, tựa như những chiếc tàu đang ra đi", cô gái trong phim đã nói với người yêu như thế khi nhìn lên các cánh sếu trên bầu trời thu.
Rồi chàng trai lên đường ra mặt trận, cô gái không đợi chờ được nhưng cả cuộc đời còn lại mang nỗi day dứt, thương nhớ khôn nguôi. Kết thúc câu chuyện tình này cũng không bằng một chuyện cổ tích happy end mà cũng chỉ "tầm thường" như bao câu chuyện khác trong cuộc sống không chỉ có màu hồng và sự vĩ đại! Như nhiều đồng đội, người lính hồng quân không trở lại khi chiến tranh kết thúc mà đã nằm lại ở đâu đó trong cuộc chiến tranh.
Nhưng người ta vẫn cứ ao ước là linh hồn của họ đã không bị hóa thành cát bụi, tan ra dưới lòng đất mà đã hóa thành những con sếu trắng (white cranes), đem ước vọng cuôc sống và trở về cùng mùa xuân trên bầu trời Matxcơva sau bao đắng cay, mất mát, khổ đau và tủi nhục ...
Đó là motiv chủ đạo của "Đàn sếu bay qua" - một tác phẩm đã trở thành kinh điển của điện ảnh Liên Xô và được chấp nhận rộng rãi vì thế, mặc dù không có gì quá lên gân, không có gì quá hoành tráng như ta thường thấy ở nhiều film tuyên truyền khác.
Chúng ta xem lại clip film và nghe bản "Đàn sếu bay qua" lần thứ 3 để thấy rằng bộ film không hề muốn đề cập gì tới cái gọi là "Vũ khúc hào hùng của Đàn sếu bay".
Đọng lại sau bộ film có chăng chỉ là một nỗi buồn thương nhớ mênh mang tới thắt con tim, nói như Nhà văn Bảo Ninh của VN chúng ta thì đây chính là "Nỗi buồn chiến tranh" (tác phẩm này cũng đã được dịch ra tiếng Anh, xuất bản ở Mỹ và hình như cũng đã lên phim?)
"Và có thể một ngày kia mệt mỏi,
Cùng đàn chim tôi bay giữa trời chiều,
Bằng tiếng chim, tôi sẽ lên tiếng gọi
Nhắc những người phía dưới đứng nhìn theo.
Tôi cứ nghĩ: những chàng trai đẹp nhất
Từ chiến tranh không trở lại ngày nào
Không phải chết đang nằm sâu dưới đất,
Mà biến thành đàn sếu trắng trên cao…"
(R. Gamzatov – Thái Bá Tân dịch)
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=yB1J7JBszys&feature=related[/tube]
Các bác yêu nước Nga, yêu tâm hồn Nga cõ như bác hcivic có thể ... khóc một chút
!
Cám ơn các bác đã hưởng ứng. Nhờ bác Gùa cho sống thêm 1-2h nữa rồi hãy cho "đi điện"