Re: RE: Fansiphan - Một chuyến đi nhiều kỷ niệm
LEO NÚI
Hành trình của chúng tôi 3 ngày, 2 đêm. Đi cùng chúng tôi là anh Sáu và chú Ư, hai người sẽ gùi đồ trong suốt chặng đường. Hai người dân tộc Tày này, chỉ nhìn chúng tôi, không nói gì cả. Trong mắt họ không hiểu có ý nghĩ gì? nhưng nhìn dáng vẻ của họ tôi chỉ thấy ở họ những nét thật thà, chất phác của một người dân tộc chính hiệu. Không biết họ có coi chúng tôi như một tộc người kỳ lạ ko? đang yên đang lành lại leo lên núi!
Anh Kiên ko đi cùng chúng tôi, đây là thông tin khác biệt duy nhất tôi nhận được so với lịch trình ban đầu khi ở Hà Nội. Hơi thất vọng. Bác chỉ đưa chúng tôi đến cửa rừng cách sapa chừng 20 cây số. Dọc đường đến là hàng loạt các điểm sạt lở sau cơn lũ vừa qua, trông mà khiếp, chúng tôi mà gặp phải núi sạt thế này chỉ có nước củ tỏi, nghĩ thế thôi nhưng tôi không nói ra. Kệ, đã đến đây roài, cứ thế mà làm thôi! “Chúc thành công nhé!” bác Kiên bắt tay từng người. Chúng tôi chụp một kiểu ảnh ở trạm kiểm lâm, cửa rừng, rồi hồ hởi bước. Lúc này là 10h30, ngày 5/9/2008.
Ảnh chụp cửa rừng, trước khi leo
Cửa rừng, gọi là cửa chứ thực ra là một lối mòn, ở bên ngoài có làm cái cổng xi măng hoành tráng, chắc do phục vụ du lịch. Từ đường cái vào ước chừng chỉ 100m, lối vào Trạm Tôn lúc đầu hơi đi xuống, qua một đoạn rừng trúc (chắc là trúc vì tôi thấy cây chỉ cỡ hai ngón ngay, không có gai, cao chừng quá đầu người một chút). Tôi hơi sững sờ, cửa rừng không đi thành hàng ngang được các bác ợ ! đau răng thế ! mỗi người 1 ba lô, người này bám đít người kia đi trong đường mòn. bác Phong, Cún con đi đầu, tôi giữa, sau có Dũng béo, Linh, Bách đầu to – Anh tạm đặt cho chú cái tên này nhé (thú thật với chú là anh định đặt cái tên Bách Ruồi nhưng nhìn kỹ chú chả có cái nốt ruồi duyên nào cả). Đầu đoàn, chốt đoàn là hai bác người dân tộc. Lúc đầu chúng tôi đi nhanh lắm, chắc là amakong còn có hiệu lực, được một lúc ngoảnh lại, không thấy chú Bách đầu to đâu, chúng tôi dừng lại chờ. Lát sau mới thấy cu cậu dò dò đến nơi, mặt tái mét, mồ hôi dòng dòng chua loét, ướt hết cả đít, miệng phều phào: “Các ..các anh đi nhanh quá, chậm thôi, chờ em với !”, nghỉ chút xíu là bước tiếp.
Thở tí.
Chúng tôi lội dọc theo một con suối, nước trong vắt, mát lạnh tôi để ý kỹ chả thấy một mống cá hoặc ốc nào cả. Bụng bảo dạ “rừng thiêng nước độc, lội suối thế này nếu ngã một phát về khéo rụng hết lông !”. Tôi dò dẫm bước dọc con suối, chỗ nào nhìn sang sáng thì đặt chân vào, thế mà tý nữa oạch đấy. Sau mới rút ra là độ dốc cao, chỗ nào có sỏi thì không có bùn, cứ đặt chân vào đây là ngon! Đoạn suối dài khoảng 300m, chúng tôi lúc trên bờ, lúc xuống suối, đầu tiên còn rón rén sợ ướt giầy sau thì chỉ còn nước lội suối, đạp nước oàm oạp mà đi. Rồi cũng đến lối mòn, bắt đầu leo lên ....
Con suối ấy đây !
Chúng tôi dừng chân ở một sườn núi thoai thoải, cách cửa rừng chừng 30 phút, vừa là nghỉ chân vừa đợi chú út – Bách đầu to.
bắn thôi
Xung quanh hoa sim, mua nở tím thật đẹp, tôi lôi máy ảnh ra cùng bác Phong bắt đầu chụp, lúc thì người, lúc thì cảnh, xa có, gần có. Đợi lâu quá chú Ư dẫn đường đi xuống rồi đi lên thông báo “Chú Bách ko đi được nữa xin quay về !”; Cún con quay lại, động viên, dùng đủ các cách (không biết dùng mỹ nhân kế chưa ?) nhưng cuối cùng, tiu nguỷu quay lại thông báo. “Bách không đi nổi, kêu buồn nôn, nhất quyết đòi về Anh Sáu đưa Bách xuống cửa rừng rồi”. Chúng tôi alô cho anh Kiên quay lại đón. Thế là rớt mất chú Út, trẻ nhất đoàn. Thế mà chú dám khoe với các anh thi bơi mấy cây số ! Chúng tôi động viên nhau lên đường (sau mới biết Dũng béo lúc ấy cũng có tư tưởng đảo ngũ !) lúc này đã là gần 1h trưa. Tổng cộng thời gian đợi mất hơn 1h đồng hồ ở cái sườn núi ấy.
LEO NÚI
Hành trình của chúng tôi 3 ngày, 2 đêm. Đi cùng chúng tôi là anh Sáu và chú Ư, hai người sẽ gùi đồ trong suốt chặng đường. Hai người dân tộc Tày này, chỉ nhìn chúng tôi, không nói gì cả. Trong mắt họ không hiểu có ý nghĩ gì? nhưng nhìn dáng vẻ của họ tôi chỉ thấy ở họ những nét thật thà, chất phác của một người dân tộc chính hiệu. Không biết họ có coi chúng tôi như một tộc người kỳ lạ ko? đang yên đang lành lại leo lên núi!
Anh Kiên ko đi cùng chúng tôi, đây là thông tin khác biệt duy nhất tôi nhận được so với lịch trình ban đầu khi ở Hà Nội. Hơi thất vọng. Bác chỉ đưa chúng tôi đến cửa rừng cách sapa chừng 20 cây số. Dọc đường đến là hàng loạt các điểm sạt lở sau cơn lũ vừa qua, trông mà khiếp, chúng tôi mà gặp phải núi sạt thế này chỉ có nước củ tỏi, nghĩ thế thôi nhưng tôi không nói ra. Kệ, đã đến đây roài, cứ thế mà làm thôi! “Chúc thành công nhé!” bác Kiên bắt tay từng người. Chúng tôi chụp một kiểu ảnh ở trạm kiểm lâm, cửa rừng, rồi hồ hởi bước. Lúc này là 10h30, ngày 5/9/2008.
Cửa rừng, gọi là cửa chứ thực ra là một lối mòn, ở bên ngoài có làm cái cổng xi măng hoành tráng, chắc do phục vụ du lịch. Từ đường cái vào ước chừng chỉ 100m, lối vào Trạm Tôn lúc đầu hơi đi xuống, qua một đoạn rừng trúc (chắc là trúc vì tôi thấy cây chỉ cỡ hai ngón ngay, không có gai, cao chừng quá đầu người một chút). Tôi hơi sững sờ, cửa rừng không đi thành hàng ngang được các bác ợ ! đau răng thế ! mỗi người 1 ba lô, người này bám đít người kia đi trong đường mòn. bác Phong, Cún con đi đầu, tôi giữa, sau có Dũng béo, Linh, Bách đầu to – Anh tạm đặt cho chú cái tên này nhé (thú thật với chú là anh định đặt cái tên Bách Ruồi nhưng nhìn kỹ chú chả có cái nốt ruồi duyên nào cả). Đầu đoàn, chốt đoàn là hai bác người dân tộc. Lúc đầu chúng tôi đi nhanh lắm, chắc là amakong còn có hiệu lực, được một lúc ngoảnh lại, không thấy chú Bách đầu to đâu, chúng tôi dừng lại chờ. Lát sau mới thấy cu cậu dò dò đến nơi, mặt tái mét, mồ hôi dòng dòng chua loét, ướt hết cả đít, miệng phều phào: “Các ..các anh đi nhanh quá, chậm thôi, chờ em với !”, nghỉ chút xíu là bước tiếp.
Chúng tôi lội dọc theo một con suối, nước trong vắt, mát lạnh tôi để ý kỹ chả thấy một mống cá hoặc ốc nào cả. Bụng bảo dạ “rừng thiêng nước độc, lội suối thế này nếu ngã một phát về khéo rụng hết lông !”. Tôi dò dẫm bước dọc con suối, chỗ nào nhìn sang sáng thì đặt chân vào, thế mà tý nữa oạch đấy. Sau mới rút ra là độ dốc cao, chỗ nào có sỏi thì không có bùn, cứ đặt chân vào đây là ngon! Đoạn suối dài khoảng 300m, chúng tôi lúc trên bờ, lúc xuống suối, đầu tiên còn rón rén sợ ướt giầy sau thì chỉ còn nước lội suối, đạp nước oàm oạp mà đi. Rồi cũng đến lối mòn, bắt đầu leo lên ....
Chúng tôi dừng chân ở một sườn núi thoai thoải, cách cửa rừng chừng 30 phút, vừa là nghỉ chân vừa đợi chú út – Bách đầu to.