Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Food stamp

Lần đầu tiên Mỹ chạm ngưỡng 34 triệu người lãnh phiếu trợ cấp thực phẩm. Dự báo cuối năm này kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên có lấy lại sức như trước khi khủng hoảng hay không thì không ai dám chắc.
Chỉ biết chắc 1 điều là sau kỳ khủng hoảng này, vị thế Mỹ tụt giảm, và anh hàng xóm TQ của chúng ta thì đang lên rõ rệt. TQ đang có chính sách ưu đãi cho các hãng sx định giá xuất khẩu bằng đồng nd tệ. Và họ đanh tính toán để nd tệ cũng là 1 ngoại tệ mạnh để cạnh tranh cùng Mỹ. Không biết chừng VN ta sẽ dự trữ đồng nd tệ trong tương lai.:D

Một nuớc Mỹ khác qua góc nhìn TS Trịnh Sinh:

Người Mỹ sợ nhất điều gì? Đó là mất "job", tức mất việc làm. Vì mất việc sẽ dần dần dẫn đến những nỗi sợ khác: mất nhà, gia nhập đội quân vô gia cư (homeless) đang ngày càng... "hùng mạnh" ở xứ sở này.

Một nỗi sợ khác mà sang đây tôi mới hiểu. Đó là mất việc làm cũng có nghĩa là không có bảo hiểm y tế. Bệnh nhẹ thì còn có bệnh viện làm phúc, còn bệnh nặng thì chỉ còn có nước vái trời, vì chăm sóc y tế ở Mỹ cực kỳ đắt. Nếu đi làm các sở thì được bảo hiểm toàn phần, còn không thì phải tự trang trải. Chính vì vậy mà mới có chuyện nhiều Việt kiều về nước để chữa răng hay mổ dạ dày vì ở trong nước rẻ hơn Mỹ nhiều lần.

Người Mỹ không có thói quen mua nhà dứt điểm như ở ta mà là mua trả dần. Lương cao cũng cứ mua nhà trả dần hàng tháng, mà ngân hàng cũng sẵn sàng cho vay, chỉ cần có việc làm là mua ngay được nhà và sắm sửa đầy đủ tiện nghi trả sau. Nhưng chính đấy cũng là một... cái bẫy, khi mà kinh tế đang khủng hoảng như hiện tại.

Giá nhà đang xuống quá thấp trong một năm nay. Thậm chí, số tiền trả dần hàng tháng cộng lại cũng có thể mua ngay căn nhà mình đang trả góp. Nhưng vẫn phải trả lãi ngân hàng vì chưa đáo hạn. Nếu không có tiền trả thì lập tức bị "kéo nhà" tức là ngân hàng đến tịch thu nhà thẳng cánh.

Một làn sóng dân tình mất nhà cửa khắp các tiểu bang nước Mỹ đang diễn ra. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay: ngân hàng cứ tưởng cho vay mua nhà là chắc ăn, nhưng giá nhà xuống thì ngân hàng cũng vỡ nợ dây chuyền và cũng mới vỡ lở ra là nước Mỹ lại là con nợ lớn nhất hoàn cầu.

Người vô gia cư ở Mỹ cũng lắm dạng. Ngồi giữa quảng trường Harvard ở Cambridge (tiểu bang Massachusetts) là một vị đeo kính trắng rất trí thức, sạch sẽ, bày trước mặt là một lon bia Heineken, tay giơ tấm bảng với dòng chữ: "Ai có tiền lẻ, xin bỏ vào hộp bia này". Một người khác ngồi bên lề đường New York thì mang theo tấm các tông nguệch ngoạc dòng chữ: "Xin giúp người vô gia cư đói khát này, Chúa sẽ phù hộ bạn!".

Nhưng thường người ta hay gặp người vô gia cư trong công viên hơn với "đống" tài sản bất di bất dịch là một cái xe đẩy có đủ loại thập cẩm đồ lặt vặt mà có vứt ra đường cũng chả có ai thèm nhặt.
Thành phố San Francisco là thành phố có khá nhiều người vô gia cư. Họ ra riêng một tờ báo và có cả địa chỉ trên mạng Internet. Ban ngày dọc phố Chợ trung tâm, người vô gia cư nằm ngồi la liệt. Chính quyền thành phố mỗi ngày lại mang ôtô chở họ ra ngoại thành, cho ăn ở không mất tiền. Nhưng rồi vì nhớ cảnh phố xá, lại dễ xin tiền nên được vài hôm, họ lại về và lại thêm... đông vui đáo để.

Chính quyền cũng có một sáng kiến nữa là... triệt đường xin tiền của họ bằng cách thiết lập một loạt hòm từ thiện to và nặng như hòm thư bưu điện để dọc phố trung tâm, làm quỹ giúp người vô gia cư. Nhưng xem ra người qua đường lại có vẻ thích cho tiền một cách trực tiếp hơn là bỏ vào hòm.

Không phải người vô gia cư nào cũng xấu cả, nhưng nhiều băng nhóm tội phạm ở Mỹ cũng từ chỗ vô gia cư, thất nghiệp mà ra. Không biết có phải nói quá lên không mà một giáo sư đại học nói rằng cứ 4 tù nhân trên thế giới thì có 1 người có quốc tịch Mỹ. Đáng lưu ý là trong số băng đảng tội phạm có sự tham gia của khá nhiều con lai, sản phẩm của cuộc chiến tranh Việt Nam, sang đến Mỹ bị bơ vơ thiếu nơi nương tựa.

Để cho tôi dễ hình dung sự phân hoá xã hội ở Mỹ, anh Baker chủ nhà mà tôi ở giải thích: thu nhập ở Mỹ có mô hình kim tự tháp. Đỉnh là một nhóm rất nhỏ chiếm chưa đầy 5% dân số nhưng chiếm đến hơn 80% của cải xã hội. Đáy là đa số dân Mỹ thì lại chẳng có gì nhiều nhặn lắm.

Một ví dụ, thu nhập của một công nhân hiện nay ở thành phố Boston của tiểu bang Massachusetts trung bình là 16 đôla một giờ, làm việc 40 giờ một tuần. Nếu một gia đình có 2 vợ chồng làm công nhân và 2 đứa con thu nhập khoảng 64 ngàn đôla thì chi tiêu một năm cũng chỉ vừa vặn số này.

Công nhân Mỹ không thể mua được mọi thứ, ngoại trừ lương thực, tiền nhà và tiền sưởi ấm mùa đông. Trước kia thì thu nhập của công nhân Mỹ có vẻ khá hơn, nhưng gần đây, do sự toàn cầu hoá, các nhà máy của Mỹ đã chuyển đi Mexico, Nam Mỹ hay Châu Á là những nơi có nhân công rẻ hơn tất thu được nhiều lợi nhuận hơn. Một số nhà máy ở tại Mỹ vì thế bị bỏ hoang thực sự.

Người Mỹ dường như chuyển sang thương mại và dịch vụ mà hầu như không sản xuất hàng hoá như trước đây nữa. Chính vậy mà công nhân Mỹ mất việc cũng nhiều. Nhiều người mất việc lại bị mất nhà, có đến hơn triệu người Mỹ không trả tiền nổi cho nhà băng. Chỉ riêng ở tiểu bang Massachusetts, mỗi tuần cũng có đến hơn 600 gia đình bị "kéo nhà".

Chính vì đi làm chỉ đủ tiêu pha tùng tiệm, nên anh Baker hết sức tiết kiệm. Chiếc xe ôtô mà anh sử dụng chỉ có giá... 900 đôla, đồ cũ nhưng vẫn đi tốt, mà miễn là đi tốt. Thế mới biết người Mỹ khá thực dụng chứ không hoa hoè hoa sói.

Phân hoá xã hội Mỹ khá sâu sắc. Mô hình kim tự tháp giàu nghèo ngày càng giãn cách nhau xa hơn. Nói như anh Jack - một nhà nghiên cứu xã hội học - thì người giàu lại càng muốn giàu thêm, người nghèo mỗi ngày một đông hơn. Một số người Mỹ không chấp nhận thực tế như vậy và một số hội ái hữu công nhân được thành lập do những người tình nguyện giúp công nhân và người nghèo, người nhập cư học tiếng Anh, giúp quần áo, lương thực... Những tổ chức như vậy sinh hoạt công khai và mọc khắp nước Mỹ.

Một nước Mỹ giàu vô bờ bến với hình ảnh một rừng nhà chọc trời trên đảo Manhattan, trung tâm New York, nhưng cũng có một nước Mỹ nghèo của đa số những công nhân, những người thất nghiệp, vô gia cư... như một góc khuất mà nếu chỉ đi du lịch dăm bữa ở Mỹ chắc khó có thể cảm nhận được.
 
imc
Hạng C
1/9/06
934
1
18
Người VN mình ở Mỹ gian lận lấy food stamp đổi ra tiền mặt để mua mấy thứ khác cũng khá nhiều.
Còn BS VN gian lận tiền bảo hiểm y tế để bom v cũng có
 
Hạng D
28/4/06
3.333
19
0
40
AG
Gian lận food stamp. Giàn cảnh đụng xe gian lận tiền bảo hiểm, và còn vô số những trò gian lận khác.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Cái food stamp gian lận làm sao nhỉ? Em nghĩ người nào thu nhập thấp mới xin được. Phải vào cửa hàng mua hàng chứ không đổi ra tiền.
Trò của người Việt thì nhiều, những nước mở cửa cho di dân như Mỹ, Canada thì thấy họ dễ chịu. Dân gốc Âu thì họ ghét, họ không nói thẳng nhưng có sự ám chỉ, em gặp vài lần. Nhiều khi họ không biết mình VN nên nói ra, ngẫm cũng buồn.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Mấy hôm nay báo Mỹ đăng nhận định các chuyên gia là kinh tế Mỹ đã qua khủng hoảng, bắt đầu đi lên. Giá CK tăng đều.
Tuy nhiên có cảm giác nghi ngờ từ giới doanh nghiệp, thất nghiệp vẫn tăng, tỷ lệ công việc mới không chuyển biến. tâm lý lo ngại làm cho mua sắm không tăng. Kỳ giáng sinh tới đây, hy vọng có chút chuyển biến lấy đà cho năm mới.
Mình sống qua thời thịnh vượng, nay khủng hoảng đã thấy mệt. Dân Mỹ tiêu sài đã quen, nay bắt họ tiết kiệm chắc còn khổ hơn.

Mỹ hiện thâm thủng ngân sách 13%, nợ quốc gia tăng 1% mỗi tháng. Tổng số nợ của Mỹ, 20% là vay của TQ, 30% là từ tiền tiết kiệm của dân, còn lại là từ máy in tiền của FED. Không thể lạc quan với Mỹ được.
http://www.usdebtclock.org/[link=http://www.usdebtclock.org/]
[/link]
Tặng các bác 1 cái đồng hồ của nước Mỹ. Công dân Mỹ dù sắp chết hay vừa chào đời đều phải gánh khoảng nợ $38,220.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/7977/index.aspx

Một bài viết hay về con số thống kê của TQ. Người ta ví TQ như người khổng lồ đi trên xe đạp. Chạy chậm sẽ bị ngã. Họ phải có 1 mức tăng trưởng cao để duy trì ổn định.
Để có tăng trưởng GDP trong thời khủng hoảng, cách dễ nhất và hình như duy nhất chính là tăng chi tiêu của chính phủ. Các khoản tiền cứu trợ được nhà băng bung ra, phần lớn sẽ chạy vào chứng khoán, địa ốc. 1 phần cho các doanh nghiệp. Gian lận giữa mua bán trao tay trong các cty nhà nước tạo nên thị trường nội địa sôi động. Trong khi thị trường chung ảm đạm thì Ck lại tăng giá 70% trong năm nay. Hình như Vn cũng tăng khá tốt trong thời gian này, không biết nên mừng không?

Vì sao TQ không sợ tình trạng bong bóng? Họ hy vọng Mỹ và EU sẽ phục hồi vào năm sau. Khi đó thị trường xuất khẩu của TQ được khơi thông. Họ sẽ bắt đầu rút bớt tiền ra để điều chỉnh lại.
Nhưng chuyện gì sẽ đến khi Mỹ phục hồi không như dự đoán? Mỹ chậm sẽ kéo theo Eu chậm.

Hiện nay Mỹ vẫn còn vật lộn với bài toán thất nghiệp. Tỷ lệ sụt giảm mức tín dụng tiêu dùng làm Mỹ lo ngại, Trong tháng 7 đã giảm 21 tỷ so với tháng 6. Trong 6 tháng liên tục giảm. 1 mức giảm khủng khiếp kể từ 1943.
Như vậy hy vọng vào kích thích tiêu dùng để thoát khỏi khủng hoảng của Mỹ coi như gặp khó khăn lớn. Khi àm tiêu dùng chiếm 70% sức mạnh nên kinh tế. Không có tiêu dùng thì cũng không thể có việc làm. 1 vòng tròn lẩn quẩn rất khó thoát khỏi.

Việc này làm người ta nhớ lại thời kỳ 1929-1933. Khi gặp đại khủng hoảng Roosevelt đã áp dụng nhiều biện pháp để vượt qua khủng hoảng. Nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tăng lên tới mức 19%. Chỉ đến khi thế chiến 2 bùng nổ thì Mỹ mới có đà để tăng trưởng mạnh. Chấm dứt giai đoạn đại khủng hoảng.
Hiện nay có lẽ không có đại chiến dễ dàng, nhưng điều đó làm cho vấn đề khó nghĩ hơn. Vì đại khủng hoảng cần 1 đại chính sách để dập tắc khủng hoảng, hay là big shock với chiều hướng tích cực. Tung tiền cứu trợ cũng là giải pháp nhưng nó không cải thiện tình hình nhanh chóng. Cần thời gian dài để kinh tế trở lại quỹ đạo cũ.

Như vậy sự mong đợi của TQ rất bấp bênh. Mỹ mà không mau chóng vượt qua khủng hoảng thì TQ khó có thể hành động theo kiểu bơm thêm 1000tỷ đô như đã làm. Khi TQ mà đổ vỡ thì không biết thế nào?
Hiện tại họ vẫn phải giả mạo con số để làm tạo 1 chút lòng tin vào chính phủ. Nhưng khó mà duy trì lâu dài.
 
Hạng D
28/4/06
3.333
19
0
40
AG
Hiện giờ các hãng ô tô vẫn bán ế ẩm như vậy thôi. Nhờ đợt hỗ trợ tiền mua xe cho những người đang đi xe đời cũ đổi xe mới vừa rồi của chính phủ Mỹ mới giải quyết được một phần xe tồn kho. Nhưng chủ yếu chỉ là những chiếc xe Mỹ được bán ra chứ những chiếc xe Nhật và Đức thì vẫn như vậy. Chương trình đó chỉ hỗ trợ cho các hãng xe Mỹ mà thôi.

Báo nói vậy chứ em thấy thực tế vẫn đang thất nghiệp gia tăng. Người Mỹ đang tính toán tiết kiệm trong việc chi tiêu lắm. Vấn đề chính là hiện nay shopping đang trở nên chán "boring". Khách hàng đang trở nên lười shopping họ ko thấy hứng thú đi shopping nhiều. Và chính vì vấn đề này khiến cho số lượng các mặt hàng bán lẻ giảm đáng kể. Và các hãng bán lẻ đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn này.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Bởi thế mới thấy FED cũng phải lên gân khi an ủi mọi người kinh tế đang lên. Hãy mua sắm đi rồi kinh tế sẽ phục hồi.
Nhưng 6 tháng sụt giảm nguồn tín dụng tiêu dùng cho thấy dân ứ thèm nghe. :D
Mà vấn đề lại nằm ở đó, cho dân tiền thi biết bao nhiêu cho đủ? Nội cứu các căn nhà bị kéo, tức là nhà nước bù lỗ cho ngân hàng còn không làm nổi. Làm sao cho dân tiền tiêu dùng kích thích kinh tế.

Quả thật lúc đầu mọi người hơi coi nhẹ kỳ khủng hoảng này. Căn bản thì nó không phải quá lớn, nhưng nó làm suy giảm lòng tin. Bộc lộ những cái xấu của nền tài chính chạy theo lợi nhuận mà hy sinh lợi ích dân nghèo. Ai cũng đua nhau đấy giá trị những ngành mình đang khai thác, dù biết sẽ đến 1 lúc sẽ đụng trần u đầu. Quá sức chịu đựng và sức hấp thụ của nền kinh tế.
Sự phá sản của Iceland là ví dụ.
Khủng hoảng là thời cơ vàng để tẩy rửa cái xấu. Mọi cái xấu sẽ được hợp pháp hóa.
 
Status
Không mở trả lời sau này.