Hạng D
5/5/12
1.540
214
63
15
niềm đam mê
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

em thấy cái này hay nên copy lại xem!
Nguyên nhân vì sao phải thay phuột nhún? Thường có các lý do sau để chúng ta phải can thiệp vào phuột của xe:

1. Hạ gầm cho xe thấp xuống
2. Nâng gầm khi đi 1 thời gian bị xệ
3. Cạ vỏ xe mỗi khi vào ổ gà
4. Phuột cứng và shock khi vào các đoạn đường không êm ái
5. Vào các đoạn giảm chấm bị thốn nghe cụp cụp
6. Vào cung tốc độ cao bị bê xe hay chạy nhanh thấy bồng bềnh

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Nâng cấp hệ thống giảm xóc [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Trong hàng chục ngàn linh kiện cấu tạo nên một chiếc xe, có một số bộ phận nếu được thay thế bằng những linh kiện của các nhà sản xuất ’Aftermarket’ hay còn gọi là nhà sản xuất linh kiện không dành cho nhà máy, sẽ thay đổi chất lượng của chiếc xe so với lúc mới xuất xưởng. Vấn đề còn lại là phải xác định bộ phận nào quan trọng hơn và nên được ưu tiên thay thế trước để có được chiếc xe tốt hơn lúc mới xuất xưởng và xứng đáng với số tiền bỏ ra đầu tư nâng cấp? [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Khi xe lăn bánh trên đường gồ ghề, vào cua ở tốc độ cao bộ phận giảm xóc đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tiện nghi, độ ổn định và sự an toàn của xe. Bộ phận giảm xóc bao gồm 4 phuộc và lò xo hoặc thanh xoắn cho 2 bánh trước và nhíp hoặc lò xo cho hai bánh sau, ngoài ra còn có các vòng đệm cao su giảm chấn. Trong hệ giảm xóc thì thay phuộc nhún là dễ dàng cảm nhận được hiệu quả nhất. [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Nếu quan sát loài chim đà điểu chạy trên bề mặt sa mạc gồ ghề ở vận tốc 60 km/h, ta sẽ thấy hai bàn chân đà điểu sẽ di chuyển cao thấp theo mặt đất trong khi đầu của chúng vẫn tịnh tiến trên một đường thẳng. Điều này nhờ vào đôi chân dài có các khớp uyển chuyển giữ cho phần trên luôn ổn định, về nguyên lý hệ thống giảm xóc độ cũng cho kết quả tương tự. [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Trong khi đó nếu xe di chuyển trên đường gập gềnh, nếu người ngồi trên xe bị văng quật theo mặt đường bên dưới do hệ thống giảm xóc không đủ hành trình và độ đàn hồi để hấp thu và triệt tiêu lực tác động của mặt đường lên bánh xe thì chẳng bao lâu sau hành khách sẽ từ từ mất hết hứng thú đi du lịch khám phá trên một chiếc xe có hệ thống giảm xóc tồi. [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Một đặc điểm rõ nét khác khiến hệ thống giảm xóc độ đáng giá hơn hệ thống giảm xóc nguyên bản theo xe là chiều dài hành trình lớn và khả năng hấp thu lực tác động từ mặt đường lên bánh xe. Chiều dài hành trình là khoản cách di chuyển cao thấp của bánh xe so với trục nằm ngang khi xe đậu trên một mặt phẳng trong tình trạng không tải. Những bộ phận liên quan đến chiều dài hành trình của bánh xe bao gồm phuộc, nhíp hoặc lò xo, đôi khi bao gồm cả thanh dằn ngang hoặc dọc. Khi đi trên đường không bằng phẳng hệ thống giảm xóc sẽ di chuyển theo trình trạng của mặt đường, khi hết hành trình giảm xóc thân xe bắt đầu nghiên theo, vì vậy nếu hành trình của hệ giảm xóc ngắn thì cơ hội thân xe bị tác động trực tiếp càng cao và ngược lại. [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Điểm khác biệt giữa phuộc nguyên bản mono tube theo xe và phuộc độ twin tube. [/font]

img_tigai.gif


[font="arial,helvetica,sans-serif"]Cấu tạo và đặc điểm của phuộc rin theo xe [/font]


tan_anime01.gif


[font="arial,helvetica,sans-serif"]Phần lớn phuộc theo xe là loại mono tube tức chỉ có 1 ống chứa dầu, bên trong là 2 piston và 1 van đóng vai trò như thắng. Nhược điểm của phuộc mono tube là sau một đoạn đường nhất là ở những nước có khí hậu nóng như ở Việt Nam, dầu bên trong bị nóng và thể tích tăng lên, trong khi đó thể tích của ống thâm phuộc không thay đổi, hậu quả là dầu làm cho piston di chuyển ít hơn (hành trình của piston giảm) phuộc đàn hồi rất kém. Ngoài ra do cấu tạo vỏ phuộc chỉ có 1 ống nên nếu chẳng may bề mặt phuộc bị móp vì một lý do nào đó thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành trình của các van và piston bên trong. [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Cấu tạo và đặc điểm của phuộc độ after market [/font]


fuku_anime01.gif



[font="arial,helvetica,sans-serif"]Phuộc độ có 2 ống, hay còn gọi là twin tube, bên trong có 2 khoan, 1 chứa dầu, 1 chứa khí ni tơ với 1 piston và 2 van, 1 van đảm nhiệm chức năng giảm xóc khi nén và 1 van đóng vai trò giảm xóc khi giải nén. Khi nhiệt độ nóng, thể thích dầu tăng lên, phần thể tích dành cho khí ni tơ thu hẹp, khí sẽ thành bọt hòa lẫn vào trong dầu vừa làm mát vừa cân bằng phần không gian để hấp thu phần thể tích thay đổi nên độ đàn hồi và hành trình phuộc sẽ không bị ảnh hưởng xe vẫn êm cho dù đi một quãng đường dài và xóc. [/font]

twin_tube_gas.gif



[font="arial,helvetica,sans-serif"]Trái với phuộc mono tube các loại phuộc độ twin tube thường không bị ảnh hưởng nếu chẳng may lớp bên ngoài bị móp do ngoại lực như va vào đá hoặc cây. [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Ngoài ra số lượng và cấu tạo của các lá kim loại làm nên các van trong phuộc cũng đóng vai trò quyết định tạo nên sự khác biệt giữa phuộc độ so với phuộc nguyên bản, và giữa các hiệu phuộc after market khác nhau như OME, Blisten, Rancho, Revtek, Rough Country... [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Khi thay phuộc thì phải chú ý tới chiều dài của hành trình phuộc, xe có gắn spacer hay không gắn spacer? có thay nhíp/lò xo hay không? chọn sai phuộc hoặc không đồng bộ với những bộ phận khác trong hệ giảm xóc không những không có được kết quả như mong muốn mà nhiều khi còn làm hư luôn phuộc tốn tiền một cách vô ích. [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Trong các bộ phận liên quan tới hệ giảm xóc (suspesion system) thì phuộc là cái dễ hư nhất nếu lựa chọn không đúng, còn lại Nhíp hay Lò Xo hay Thanh Xoắn thì gần như không thể tự nhiên mà hư được trừ trường hợp chọn sai chủng loại. [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Như thế nào là sai chủng loại? [/font]


[font="arial,helvetica,sans-serif"]Trước khi nâng cấp hệ thống giảm xóc cần suy nghĩ kỹ về cách sử dụng xe cũng như các món đồ cần gắn thêm trong tương lai sẽ làm tăng trọng lượng xe. Những câu hỏi cần phải xác định là xe có thường xuyên phải chở nặng hay không? người sử dụng thích cảm giác êm ái bồng bềnh hay cảm giác chắc lái khi vào cua? để lựa chọn một cấu hình tối ưu nhất cho hệ thống giảm xóc. [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Có 2 loại phuộc và 3 loại lò xo hoặc nhíp: phuộc dạng thể thao và phuộc thường, lò xo hay nhíp thì có loại cứng, vừa và mềm. Kết hợp lại sẽ cho ra 6 dạng giảm xóc với đặc điểm tính năng từ khác cho đến rất khác nhau. Ví dụ gắn lò xo mềm thì trước tiên xe sẽ bồng bềnh rất khó chịu, sau một thời gian các lò xo do không chịu nổi tải sẽ bị mỏi và dần dần giảm độ dài cũng như độ đàn hồi. [/font]

[font="arial,helvetica,sans-serif"]Phân bổ trọng lượng không hợp lý không chỉ làm hại hệ thống giảm xóc mà còn có thể gây nguy hiểm khi xe vào cua ở tốc độ cao. [/font]
[font="arial,helvetica,sans-serif"]
Cách mà các anh em thường làm mà kinh tế nhất là thay lò xo, bác kiếm 1 lò xo có độ đàn hồi mềm hơn để thay thế là kinh tế nhất, tuy nhiên trước khi làm việc này mình phải kiểm tra xem hệ thống phuộc của bác có đang hoạt động tốt hay không? hay đã bị xì phốt .....
nếu kinh tế tốt có thể chọn cho mình 1 bộ phuộc mới và như ý.

Liên hệ các gara uy tín cho dòng xe của bác hoặc các bác chuyên nhập khẩu đồ chơi cho xe như: wit tuning, philong để nhận báo giá dòng phuộc thích hợp cho dòng xe mình.

[/font]
 
Hạng D
8/2/12
1.024
2.012
113
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

em đã mò ra bệnh rồi bác Đặng Nguyễn, do cái role còi, cái đó mua ở đâu bác, em tháo ra vệ sinh gắn và thì kêu, chút xíu lại tịt, làm tiếp lại kêu
 
Hạng C
26/3/12
583
224
43
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

Cách mà các anh em thường làm mà kinh tế nhất là thay lò xo, bác kiếm 1 lò xo có độ đàn hồi mềm hơn để thay thế là kinh tế nhất, tuy nhiên trước khi làm việc này mình phải kiểm tra xem hệ thống phuộc của bác có đang hoạt động tốt hay không? hay đã bị xì phốt .....
nếu kinh tế tốt có thể chọn cho mình 1 bộ phuộc mới và như ý.

Thông tin tốt nhưng các Bác lưu ý là phuộc zin luôn 1,4T lò xo 1,2T. E định thay phuộc nhưng bác thợ kiểm tra phuộc còn tốt không xì nhớt j cả, tư vấn thay lò xo. Thông tin các Bác.
 
Tập Lái
4/10/12
21
0
0
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

Năm 2008 tôi vay tiền ngân hàng đầu tư BDS giờ đến năm 2013 BDS tụt dốc thảm hại ( đóng băng)
Nên tôi quyết định Bán lỗ BDS để trả nợ ngân hàng .
Cần sang lại 600m2 (20x30) đất nền thổ cư nằm trong TT hành chính Quận, đối diện biệt thự của người nước ngoài: chuyên gia,kỹ sư,khoa học,v.v..
Mặt tiền đường nhựa thông thẳng (16m,25m,42m,62m)
Nằm kề với: Chợ ,T.học,N.Trẻ,S.Thị GS hàn Quốc,TTTM,C.Viên,....
Dân cư đông :điện, nước,internet...hiện hữu
Tôi nghĩ là khu đất này rất phù hợp với những người có tầm nhìn xa trông rộng ( đầu tư, KD,Ở....)
Giá : Nếu mua 600m2 thì giá bán là : 880tr/600m2 (20x30) bao sổ
Còn mua 150m2(5x30) giá bán là :225tr/150m2 bao sổ
Ưu tiên cho người đến trước và giải quyết nhanh
Vui lòng liên hệ với tôi chính chủ Lô đất này : 0906.645.170 Cậu .Trưởng
"mua lúc người khác sợ hãi ,bán lúc người khác tham lam"
 
Hạng D
5/5/12
1.540
214
63
15
niềm đam mê
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

Bảo dưỡng hệ thống lạnh
Fiat Club - Góc chia sẽ kinh nghiệm   FIAT SIENA 1.6 HL

Bảo dưỡng máy nén
Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.
Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ : Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.
a. Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần.
b. Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.
Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:
(1) - Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén.
(2) - Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.
- Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy
- Kiểm mức độ mài mòn của các thiết bị như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc, pittông, vòng găng, thanh truyền vv.. so với kích thước tiêu chuẩn. Mỗi chi tiết yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau. Khi độ mòn vượt qúa mức cho phép thì phải thay thế cái mới.
(3) - Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu
(4) - Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bbộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh.
- Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.
- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.
(5) - Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.
(6) - Vệ sinh bên trong mô tơ: Trong quá trình làm việc không khí được hút vào giải nhiệt cuộn dây mô tơ và cuốn theo bụi khá nhiều, bụi đó lâu ngày tích tụ trở thành lớp cách nhiệt ảnh hưởng giải nhiệt cuộn dây.
- Bảo dưỡng định kỳ : Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn, bằng cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ.
- Kiểm tra dự phòng : Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như : xilanh, piston, tay quay thanh truyền, clắppe, nắpbít vv...
- Phá cặn áo nước làm mát : Nếu trên áo nước làm mát bị đóng cáu cặn nhiều thì phải tiến hành xả bỏ cặn bằng cách dùng hổn hợp axit clohidric 25% 15% và rửa lại bằng¸ 12 giờ sau đó rửa sạch bằng dung dịch NaOH 10 ¸ngâm 8 nước sạch.
- Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai của môtơ khi thấy lỏng. Công việc này tiến hành kiểm tra hàng tuần.
Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ
Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.
Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây:
- Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.
- Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.
- Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt
- Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
- Vệ sinh bể nước, xả cặn.
- Kiểm tra thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)
- Sơn sửa bên ngoài
- Sửa chữa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.
+Bảo dưỡng bình ngưng
Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử dụng hoá chất để vệ sinh.
Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.
Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.
- Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.
- Xả dầu : Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về bình chứa nên thực tế thường không có.
- Định kỳ xả air và cặn bẫn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt.
- Xả khí không ngưng trong bình ngưng: Khi áp suất trong bình khác với áp suất ngưng tụ của môi chất ở cùng nhiệt độ thì chứng tỏ trong bình có lọt khí không ngưng. Để xả khi không ngưng ta cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng để ngưng tụ hết gas còn trong bình ngưng. Sau đó cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào và lỏng ra khỏi bình ngưng. Nếu hệ thống có bình xả khí không ngưng thì nối thông bình ngưng với bình xả khí không ngưng, sau đó tiến hành làm mát và xả khí không ngưng. Nếu không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể xả trực tiếp.
- Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.
Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi
- Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể lau chùi bằng giẻ hoặc dùng hoá chất như trường hợp bình ngưng. Công việc này cần tiến hành thường xuyên. Bề mặt các ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ ăn mòn khá nhanh. Vì vậy thường các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ sinh cần cẩn thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ.
- Quá trình làm việc của dàn ngưng đã làm bay hơi một lượng nước lớn, cặn bẫn được tích tụ lại ở bể. Sau một thời gian ngắn nước trong bể rất bẫn. Nếu tiếp tục sử dụng các đầu phun sẽ bị tắc hoặc cặn bẫn bám trên bề mặt dàn trao đổi nhiệt làm giảm hiệu qủa của chúng. Vì vậy phải thường xuyên xả cặn bẫn trong bể, công việc này được tiến hành tuỳ thuộc chất lượng nguồn nước.
- Vệ sinh và thay thế vòi phun : Kích thước các lổ phun rất nhỏ nên rất dễ bị tắc bẫn, đặc biệt khi chất lượng nguồn nước kém. Khi một số mũi phun bị tắc, một số vùng của dàn ngưng không được giải nhiệt làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt rõ rệt. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế các vòi phun hư hỏng
- Định kỳ cân chỉnh cánh quạt dàn ngưng đảm bảo cân bằng động tốt nhất.
- Bảo dưỡng các bơm, môtơ quạt, thay dầu mỡ.
- Kiểm tra thay thế tấm chắn nước, nếu không quạt bị ẩm chóng hỏng.
Dàn ngưng kiểu tưới
- Đặc thù của dàn ngưng tụ kiểu tưới là các dàn trao đổi nhiệt để trần trong môi trường kí nước thường xuyên nên các loại rêu thường hay phát triển,. Vì vậy dàn thường bị bám bẫn rất nhanh. Việc vệ sinh dàn trao đổi nhiệt tương đối dễ dàng. Trong trường hợp này cách tốt nhất là sử dụng các bàn chải mềm để lau chùi cặn bẫn.
- Nguồn nước sử dụng, có chất lượng không cao nên thường xuyên xả cặn bể chứa nước.
- Xả dầu tồn đọng bên trong dàn ngưng.
- Bảo dưỡng bơm nước tuần hoàn, thay dầu mỡ
+Bảo dưỡng dàn ngưng tụ không khí
- Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt : Một số dàn trao đổi nhiệt không khí có bộ lọc khí bằng nhựa hoặc sắt đặt phía trước. Trong trường hợp này có thể rút bộ lọc ra lau chùi vệ sinh bằng chổi hoặc sử dụng nước.
Đối với dàn bình thường : Dùng chổi mềm quét sạch bụi bẫn bám trên các ống và cánh trao đổi nhiệt. Trong trường hợp bụi bẫn bám nhiều và sâu bên trong có thể dùng khí nén hoặc nước phun mạnh vào để rửa.
- Cân chỉnh cánh quạt và bảo dưỡng mô tơ quạt
- Tiến hành xả dầu trong dàn ngưng
Bảo dưỡng thiết bị bay hơi
+Bảo dưỡng dàn bay hơi không khí
- Xả băng dàn lạnh : Khi băng bám trên dàn lạnh nhiều sẽ làm tăng nhiệt trở của dàn lạnh, dòng không khí đi qua dàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, trong một số trường hợp làm tắc các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy mô tơ.
Vì vậy phải thường xuyên xả băng dàn lạnh.
Trong 01 ngày tối thiểu xả 02 lần. Trong nhiều hệ thống có thể quan sát dòng điện quạt dàn lạnh để tiến hành xả băng. Nói chung khi băng bám nhiều, dòng không khí bị thu hẹp dòng làm tăng trở lực kéo theo dòng điện của quạt tăng. Theo dỏi dòng điện quạt dàn lạnh có thể biết chừng nào xả băng là hợp lý nhất.
Quá trình xả băng chia ra làm 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 : Hút hết gas trong dàn lạnh
+ Giai đoạn 2 : Xả băng dàn lạnh
+ Giai đoạn 3 : Làm khô dàn lạnh
- Bảo dưỡng quạt dàn lạnh.
- Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt, cmuốn vậy cần ngừng hệ thống hoàn toàn, để khô dàn lạnh và dùng chổi quét sạch. Nếu không được cần phải rửa bằng nước, hệ thống có xả nước ngưng bằng nuớc có thể dùng để vệ sinh dàn.
- Xả dầu dàn lạnh về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra ngoài.
- Vệ sinh máng thoát nước dàn lạnh.
- Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển.
+Bảo dưỡng dàn lạnh xương cá
Đối với dàn lạnh xương cá khả năng bám bẫn ít vì thường xuyên ngập trong nước muối. Các công việc liên quan tới dàn lạnh xương cá bao gồm:
- Định kỳ xả dầu tích tụ trong dàn lạnh. Do dung tích dàn lạnh xương cá rất lớn nên khả năng tích tụ ở dàn rất nhiều dầu. Khi dầu tích ở dàn lạnh xương cá hiệu quả trao đổi nhiệt giảm, quá trình tuần hoàn môi chất bị ảnh hưởng và đặc biệt làm máy thiếu dầu nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều tới chế độ bôi trơn.
- Bão dưỡng bộ cánh khuấy
Đồng thời với quá trình bảo dưỡng dàn lạnh xương cá cần tiến hành kiểm tra, lọc nước bên trong bể. Nếu quá bẫn có thể xả bỏ để thay nước mới. Trong quá trình làm việc, nước có thể chảy tràn từ các khuôn đá ra bể làm giảm nống độ muối, nếu nồng độ nước muối không đảm bảo cần bổ dung thêm muối.
+Bảo dưỡng bình bay hơi
Bình bay hơi ít xả ra hỏng hóc, ngoại trừ tình trạng tích tụ dầu bên trong bình. Vì vậy đối với bình bay hơi cần lưu ý thường xuyên xả dầu tồn động bên trong bình. Trường hợp sử dụng làm lạnh nước, có thể xảy ra tình trạng bám bẩn bên trong theo hướng đường nước, do đó cũng cần phải vệ sinh, xả cặn trong trường hợp đó.
+Bảo dưỡng tháp giải nhiệt
Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là làm nguội nước giải nhiệt từ bình ngưng. Vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt nhằm nâng cao hiệu quả giải nhiệt bình ngưng.
Quá trình bảo dưỡng bao gồm các công việc chủ yếu sau:
- Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm, dây đai, trục ria phân phối nước.
- Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước
- Xả cặn bẫn ở đáy tháp, vệ sinh, thay nước mới.
- Kiểm tra dòng hoạt động của môtơ bơm, quạt, tình trạng làm việc của van phao. Bảo dưỡng bơm quạt giải nhiệt.
+Bảo dưỡng bơm
Bơm trong hệ thống lạnh gồm :
- Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh.
- Bơm glycol và các chất tải lạnh khác.
- Bơm môi chất lạnh.
Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lý và cấu tạo lại hoàn toàn tương tự. Vì vậy quy trình bảo dưỡng của chúng cũng tương tự nhau, cụ thể là:
- Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm tra khớp nối truyền động. Bôi trơn bạc trục .
- Kiểm tra áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.
- Hoán đổi chức năng của các bơm dự phòng.
- Kiểm tra hiệu chỉnh hoặc thay thế dây đai (nếu có)
- Kiểm tra dòng điện và so sánh với bình thường.
+Bảo dưỡng quạt
- Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường
- Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế.
- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ.
- Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiến hành sửa chữa để cân bằng động tốt nhất.
 
Hạng D
5/5/12
1.540
214
63
15
niềm đam mê
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

Lỗi thường gặp của hệ thống phun xăng điện tử

Bơm xăng không chạy hoặc yếu, kim phun bị tắc, bộ điều khiển trung tâm hỏng là những bệnh thường gặp nhất trên hệ thống cung cấp nhiên liệu điện tử.
Sự phổ biến của hệ thống phun xăng điện tử (EFI) đã chứng tỏ ưu điểm nổi trội của công nghệ này. Thậm chí, mới đây Honda Việt Nam còn đưa EFI lên mẫu xe máy Future Neo FI. Nhờ tối ưu hóa lượng xăng bơm để tạo hòa khí có tỷ lệ cháy tốt nhất ở từng xi-lanh, EFI giúp động cơ làm việc ổn định, tăng công suất và giảm mức tiêu hao nhiên liệu.
Để hoạt động bình thường, EFI cần rất nhiều thông số như góc quay và tốc độ trục khuỷu, lưu lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, tỷ lệ hỗn hợp, nồng độ oxy ở khí thải... Những số liệu này được thu thập từ các cảm biến đặt khắp nơi trong động cơ. Chẳng hạn như cảm biến phát hiện nồng độ oxy dư trong khí thải quá lớn, bộ điều khiển trung tâm (ECU) sẽ ra lệnh cho hệ thống bơm ít xăng đi, để sao cho nhiên liệu luôn cháy hết.
Do cần quá nhiều thông số để tối ưu hóa quá trình phun nhiên liệu nên EFI rất dễ gặp sự cố. Chỉ cần một cảm biến nào đó hoạt động không bình thường, gửi sai thông tin sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Nếu cảm biến "chết" hoặc thiết bị nào đó hỏng, thông số mà nó chịu trách nhiệm thu thập sẽ không tồn tại và ECU sẽ báo lỗi lên đồng hồ "check engine".
Những sự cố liên quan đến từng cảm biến được mã hóa trong bộ ECU. Để kiểm tra, các kỹ thuật viên sử dụng bộ giải mã để đọc lỗi. Trong trường hợp lỗi liên quan đến phần mềm, thiết bị này có thể xóa nó khỏi bộ nhớ của ECU. Tuy nhiên với lỗi phần cứng thì cần phải sửa chữa. Nhờ máy đọc lỗi, thợ sửa xe có thể biết chính xác thiết bị nào bị hỏng để lên phương án khắc phục chứ không phải mò mẫm như với xe trang bị chế hòa khí.
Dấu hiệu dễ nhận thấy hỏng hóc của phun nhiên liệu điện tử là chết máy đột ngột, không khởi động được, hao xăng bất thường. Khi gặp phải tình trạng này, điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới là hệ thống bơm nhiên liệu. Khác với chế hòa khí, EFI sử dụng bơm điện. Để biết bơm có hoạt động hay không, bạn có thể nghe qua miệng ống đổ xăng khi đóng mạch điện bơm. Ngoài ra, bơm không đủ áp suất, lưu lượng thấp cũng có thể gây chết động cơ.
Nếu bơm không gặp trục trặc, bạn kiểm tra tiếp tới các đường dẫn nhiên liệu. Mùi xăng nồng nặc dưới nắp ca-pô có thể là dấu hiệu của một vết hở. Trong trường hợp xăng rỉ thành giọt nên tới ngay các garage để hàn lại.
Sự cố nghiêm trọng nhất là ở động cơ và kim phun là nơi bị nghi vấn nhiều nhất. Trong quá trình phun, nếu chất lượng nhiên liệu không tốt, bộ lọc làm việc không hiệu quả sẽ rất dễ dẫn tới việc kim phun bị tắc, đóng cặn. Khi kim bị tắc, lượng xăng cung cấp không đủ theo nhu cầu thực tế nên xe yếu và thường xuyên chết máy. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới hoạt động của kim phun còn có thể do dòng điện không đáp ứng yêu cầu.
Vấn đề cuối cùng có thể nằm ở chính thiết bị điều khiển trung tâm. Khi xác định chắc chắn đã hỏng thì bạn phải thay mới nó. Hiện tại, các ECU đều được sản xuất cho riêng từng mẫu xe và các thông số, kể cả các kết cấu vi mạch và dữ liệu chuẩn được lưu trong bộ nhớ chết PROM, người sử dụng không thể biết.
Vì vậy, khi xảy ra hỏng hóc chỉ có thể kiểm tra các thông số vào và ra của ECU để đánh giá tình trạng hoạt động của nó. Nếu các cảm biến đều hoạt động tốt nhưng thiết bị điều khiển như kim phun xăng không kích hoạt chứng tỏ ECU bị hỏng.​
Lịch thay một số phụ tùng quan trọng cho ôtô
10/01/2011
Autobay.vn -
Lịch thay phụ tùng, bảo dưỡng xe của bạn cần có ít nhất những hạng mục sau:​
Lọc nhiên liệu
Đây là bộ phận thường ít được các chủ xe quan tâm. Mặc định xe bạn là loại phun nhiên liệu trực tiếp, thì bộ lọc nhiên liệu phải hoạt động liên tục từ khi bạn nổ máy và bơm nhiên liệu hoạt động, để ngăn chất bẩn làm tắc kim phun. Bộ lọc nhiên liệu có thể nằm ở dưới ca-pô, dưới gầm xe hoặc bên trong bình nhiên liệu. Việc thay thế không quá khó, nhưng cần biết cách giảm áp lực hệ thống nhiên liệu đúng kỹ thuật để có thể tháo bộ lọc mà không xảy ra tình trạng phun trào nhiên liệu, và các ống dẫn nhiên liệu cũng cần được tháo lắp đúng cách để đảm bảo an toàn. Do đó, lời khuyên chung là bạn nên đem xe ra ngoài hàng cho thợ xử lý.​
Khi nào cần thay? 2 năm/lần hoặc 38.000 km.​
Dầu lái trợ lực
Bạn nên định kỳ kiểm tra mức dầu lái trợ lực bằng que thăm dầu. Hãy nhớ chỉ dùng loại dầu mà nhà sản xuất khuyến nghị và lập tức hỏi ý kiến thợ máy nếu bạn thấy dầu hao quá mau hoặc bạn cảm thấy khó quay vô-lăng.​
Khi nào cần thay? Kiểm tra mức dầu lái trợ lực mỗi khi thay dầu máy để xác định thời điểm cần thay.​
Pin/Ắc quy
Dù chú ý giữ cho các đầu cực luôn sạch và hệ thống sạc hoạt động tốt, bạn cũng không thể tránh được việc thay ắc quy. Và khi thay ắc quy, hãy làm cho đúng. Chỉ sử dụng loại ắc quy phù hợp thông số kỹ thuật nhà sản xuất xe hơi đưa ra. Cân nhắc mua loại ắc quy ứng dụng công nghệ tiên tiến, chi phí đầu tư ban đầu có thể thao hơn, nhưng đổi lại là tuổi thọ dài hơn và đảm bảo sự vận hành ổn định hơn cho xe.​
Khi nào cần thay? Thông thường là từ 48 - 60 tháng/lần, hoặc khi cần thiết ngoại lệ.​
Lọc gió
Không khí dùng cho động cơ và các cảm biến khí lưu cần phải sạch, không có tạp chất, bụi bẩn, và đó là lý do cần đến bộ lọc gió. Nếu bộ lọc bị bẩn, tắc sẽ ảnh hưởng đến công suất động cơ và mức tiêu thụ nhiên liệu.​
Khi nào cần thay? Từ 6-12 tháng hoặc 19.000 km, hoặc các trường hợp cần thiết ngoại lệ.​
Dầu hộp số tự động
Ở xe số tự động hoặc bán tự động, dầu hộp số có chức năng và tầm quan trọng ngang dầu máy. Nó chống ma sát và đảm bảo nhiệt độ hoạt động an toàn cho các bộ phận trong hộp số. Chi phí sửa chữa sẽ rất cao nếu bạn không chú ý thay dầu hộp số đúng hạn.​
Khi nào cần thay? 2 năm/lần hoặc 38.000 km.​
Bugi
Nếu không có bộ phận này, ô tô không thể nổ máy. Động cơ đốt trong ngày một sạch hơn và những tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo bugi giúp chủ xe ít phải bảo dưỡng hơn, nhưng rút cục cũng đến lúc cần thay bugi. Bugi quá cũ có thể làm giảm hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu của xe, tăng lượng khí thải và làm giảm hiệu suất động cơ.​
Khi nào cần thay? 48.000 - 160.000 km.​
Dây curoa động cơ và dây curoa cam
Dây cuaroa động cơ và dây curoa cam (timing belt) - ở một số xe có dây xích truyền động trục cam - timing chain) - có vai trò điều phối hoạt động của các bộ phận bên ngoài và bên trong động cơ (valve, piston). Giới thiệu đơn giản như vậy hẳn đã đủ để bạn hiểu tầm quan trọng của các dây curoa này.​
Khi nào cần thay? 3 năm hoặc 58.000 km với dây curoa động cơ, và 96.500 - 145.000 km đối với dây curoa cam.​
Dung dịch làm mát
Dung dịch làm mát ở trong bộ tản nhiệt đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ - chất chống đông, chất làm mát và chất chống ăn mòn trong hệ thống làm mát. Với nhiều nhiệm vụ quan trọng như vậy, tất nhiên bạn nên thường xuyên kiểm tra dung dịch làm mát và bổ sung khi cần thiết, với đúng chủng loại và tỷ lệ pha nước (thường là 50/50).​
Khi nào cần thay? 2 năm hoặc 38.000 km.​
Lốp
Nhìn kiểu mòn của lốp có thể biết lái xe quá “húng”, áp suất lốp không phù hợp hoặc hệ thống treo có bộ phận bị mòn hỏng. Dù nguyên nhân là gì thì lốp mòn là phải thay. Cách tốt nhất để xác định thời điểm thay lốp là sử dụng dụng cụ đo độ mòn của lốp. Một cách khác mà người Mỹ thường dùng một đồng xu có hình Tổng thống Lincoln, cắm vào rãnh lốp để kiểm tra độ mòn, nếu bạn có thể nhìn ngang thấy toàn bộ đầu tổng thống tức là lốp đã mòn đến mức cần thay.​
Khi nào cần thay? Khi lốp mòn, hoặc thông thường 6-10 năm.​
Phanh
Không cần nhắc hẳn ai cũng rõ tầm quan trọng của phanh xe, nhưng không phải ai cũng nhớ kiểm tra để thay phanh và dầu phanh đúng lúc.​
Khi nào cần thay? 2 năm hoặc 38.000km (dầu phanh), trước khi má phanh ở mức mòn tối đa.​
Lời cuối, việc chămsóc và bảo dưỡng xe thường xuyên bao giờ cũng ít tốn kém hơn sửa chữa những hỏng hóc. Quan trọng hơn cả vấn đề tài chính là hãy luôn sở hữu một chiếc xe an toàn về kỹ thuật.​
 
Hạng D
5/5/12
1.540
214
63
15
niềm đam mê
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

Những căn bệnh của hệ thống điều hòa
[blockquote]Hỏng hóc thường gặp nhất của máy điều hòa không khí là thời gian làm mát chậm, độ lạnh không sâu. Thậm chí có những xe chỉ có gió nóng chứ không có gió lạnh.

Trên hầu hết các mẫu xe hiện nay, điều hòa gần như trở thành thiết bị tiêu chuẩn cần phải có. Chúng đặc biệt hữu ích trong những ngày nắng nóng bởi thật khó tưởng tượng bạn sẽ khó chịu như thế nào khi ngồi trong một chiếc xe không được làm mát. Tác dụng chính của điều hòa là làm mát (hoặc làm ấm) và giảm độ ẩm không khí. Điều hòa dùng trong gia đình và trong xe hơi hoạt động với cùng một nguyên tắc.


Nguyên lý hoạt động


Các kỹ sư áp dụng rất nhiều định luật vật lý để chế tạo nên một chiếc điều hòa. Thế nhưng, có hai nguyên tắc cơ bản là hiện tượng thu nhiệt khi một chất lỏng bay hơi và tỏa nhiệt khi nó chuyển từ hơi sang lỏng. Vì vậy, chiếc điều hòa không khí nào cũng có một máy nén, bình ngưng, bình làm khô, van giãn nở nhiệt, máy hóa hơi và “dòng máu” là chất làm lạnh. Chất làm lạnh là chất lỏng có khả năng bay hơi ở nhiệt độ thấp. Trước kia, ngành công nghiệp điện lạnh sử dụng chất R-12 nhưng do chứa chlorofluorocarbon (CFC) gây thủng tầng ozon nên nó được thay bằng R-134a từ 1996.
hp-car-int-sick.jpg


Nguyên lý hoạt động có thể tóm gọn thành các bước như sau: Đầu tiên, máy nén, được nối với động cơ thông qua dây cua-roa, hút chất làm lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ chất làm lạnh tăng lên và nó được đẩy sang giàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt riêng. Ở giàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van giãn nở (hoặc van tiết lưu).
Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới giàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi ra môi trường. Gió thổi ta từ giàn lạnh có thể là gió ngoài (làm lạnh ngoài), gió trong ca-bin hoặc cả hai.


Hỏng hóc thường gặp


Những chiếc điều hòa hoạt động khá ổn định nhưng thỉnh thoảng chúng cũng mắc bệnh. Nếu có dấu hiệu bất thường bạn có thể kiểm tra nhanh bằng cách sờ vào ống dẫn ga, thấy ấm ở đường cao áp và mát ở đường thấp áp là được. Các nhà sản xuất quy định ống cao áp có đường kính nhỏ hơn ống thấp áp. Nếu nhiệt độ giữa hai ống này không chênh nhau nhiều thì rất có thể điều hòa của bạn gặp trục trặc.
Hiện tượng này có nguyên nhân do lượng chất làm lạnh không đủ và cách khắc phục là bạn tới garage để nạp thêm lưu chất. Trường hợp thứ hai là do dây cua-roa nối động cơ với máy nén bị chùng, dẫn đến thất thoát công và máy nén không thể nén chất làm lạnh đến áp suất cần thiết.
Tuy nhiên, đó là những hỏng hóc liên quan trực tiếp đến các thiết bị trong hệ thống. Còn có những lý do như dàn lạnh quá bẩn khiến dòng gió bị cản, tản nhiệt ra xung quanh khiến hiệu quả làm lạnh giảm. Bạn có thể kiểm tra tốc độ gió thổi mạnh hay yếu; nếu dây cao áp và dây thấp áp vẫn bình thường thì có thể kết luật cần phải làm sạch giàn lạnh. Để đo hiệu quả làm lạnh, bạn để động cơ ở vòng tua 1.500 vòng/phút, đặt máy lạnh ở mức cao nhất. Sau 5 phút, bạn có thể đo nhiệt độ ca-bin và nhiệt độ gió thổi ra từ giàn lạnh. Nếu nhiệt độ ở mức cao, bạn nên kiểm tra toàn bộ hệ thống.
Vấn đề mà những người đi xe gặp phải nữa là điều hòa không có gió mát. Hiện tượng này bắt nguồn từ các nguyên nhân như: Dây cua-roa nối động cơ với máy nén bị đứt; khớp ly hợp máy nén gặp vấn đề nên khi bật công tắc, máy nén không nhận được năng lượng từ động cơ; van giãn nở trục trặc; sự cố với mạch điện hay do đường dẫn hở khiến khí mát thất thoát hết, không làm lạnh được. Nơi chất làm lạnh thoát ra thường có bụi bám nhiều nên bạn có thể phát hiện một cách khá dễ dàng. ( sưu tầm )
[/blockquote]
Những trục trặc của máy lạnh ôtô
[blockquote]Vào mùa hè, khi nhiệt độ môi trường tăng lên đến 35-37 độ C, đa số các loại máy lạnh trên ôtô thường phải làm việc hết công suất. Nhưng khi máy quá tải rồi mà người ngồi trong xe vẫn thấy nóng là lúc máy lạnh của xe bạn đã có vấn đề.

Máy lạnh ôtô phải đạt những yêu cầu: tạo được cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người ngồi trong xe. Khi nhiệt độ trong xe đã hạ xuống mức trung bình nói trên, bloc lạnh phải tự động ngưng chạy. Sau đó, khi nhiệt độ trong xe tăng lên khoảng 2 độ C so với lúc tắt, bloc lạnh phải tự động chạy trở lại.

Quạt gió dàn lạnh phải chạy được nhiều tốc độ khác nhau. Ở tốc độ trung bình, quạt gió dàn lạnh phải đưa luồng gió đến được băng ghế cuối. Quạt phải được thiết kế ở 3 tốc độ: chậm, trung bình, nhanh. Luồng gió của máy lạnh phải được phân bố tương đối đều khắp không gian trong xe.

- Vì sao quạt gió thổi mạnh, sạc gas đầy đủ nhưng máy lạnh vẫn kém?

- Gặp trường hợp này, chúng ta nên kiểm tra những vấn đề sau đây:


+ Quạt giải nhiệt dàn nóng không chạy hoặc yếu, lắp ráp không đúng loại.

+ Lọc gas (filter) bị nghẹt.

+ Đề tăng-đơ bị nghẹt hay điều chỉnh sai.

+ Sạc gas đầy đủ nhưng vượt quá áp suất tối đa cho phép.

+ Bloc lạnh yếu (mòn, cũ).

+ Dàn nóng bị nghẹt, đất bụi bám đầy bề mặt làm lượng gió đi qua giảm, hiệu suất giải nhiệt kém.

+ Dàn lạnh bị nghẹt bên trong hay bụi bám đầy bề mặt toả nhiệt bên ngoài.

- Sạc dư gas hoặc thiếu gas quá thì có hại gì không?

- Hệ thống lạnh làm việc trong điều kiện thiếu gas, độ lạnh sẽ kém. Nếu gas bị xì nhiều, áp suất trong hệ thống giảm đi dưới mức an toàn, rơ le bảo vệ áp suất sẽ tự động tắt bloc. Ở loại xe không có rơ le bảo vệ áp suất thấp, khi thiếu gas, bloc vẫn chạy bình thường (kể cả khi hết hẳn gas). Điều này sẽ ảnh hưởng nặng tới bloc dẫn đến gãy dên, hoặc pít tông nén bị trầy, vỡ.

Ngược lại khi sạc dư gas, áp suất vượt quá mức quy định, độ lạnh chẳng những không tăng lên mà còn giảm đi. Sạc gas dư còn làm áp suất trong hệ thống tăng cao hơn bình thường, làm giảm tuổi thọ của các bộ phận, dễ gây ra tình trạng nổ ống gas. Sạc dư còn làm động cơ bị “nặng” hơn do xe phải kéo nặng hơn, công suất của xe bị giảm, tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.

Khi nhiệt độ môi trường là 30-35 độ C, tốc độ của máy là 2.000 vòng/phút, ở điều kiện bình thường, áp suất gas khi sạc đúng là 206-213 PSI (14,5-15 kg/cm2).

Theo Ôtô - Xe Máy VN​
[/blockquote]
 
Hạng D
5/5/12
1.540
214
63
15
niềm đam mê
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

CÁC HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG Ở ĐỘNG CƠ XĂNG

1- Nếu xe của bạn xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ
- Động cơ giảm hẳn công suất, sức ì lớn
- Gầm xe rò rỉ nước
- Hệ thống xả khí kêu bất thường
- Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe
- Xe lệch về một bên dù đang đi trên đường bằng phẳng
- Phanh nhẹ, mất hiệu quả
- Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường
Bạn hãy kiểm tra và sửa chữa ngay. Tuy nhiên, trước khi sửa chữa tại gara, bạn có thể kiểm tra mức độ hư hỏng bằng kinh nghiệm:
- Để xe vẫn nổ máy, bạn có thể quan sát màu khí xả. Nếu khí xả có mầu đen hoặc trắng đều không tốt. Khí xả mầu đen là do hỗn hợp khí quá đậm hoặc dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy. Khí xả mầu trắng là do xăng có lẫn nước hoặc đệm nắp máy bị cháy.
- Bạn có thể xem màu sắc của chân nến điện: Nếu chân nến điện có màu đen hoặc màu sang đều không tốt.Vì hiện tượng sục dầu lên buồng cháy hoặc bỏ lửa đều làm chân nến điện có màu đen: còn màu sang là do chân nến điện bị cháy vì động cơ làm việc quá nóng.
2- Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục
a. Động cơ không khởi động được
Hư hỏng:
- Khi bật khoá khởi động, động cơ không quay hoặc quay quay yếu
Nguyên nhân:
- Bình điện hết
- Các đầu dây nối
- Khoá điện máy khởi động
- Do rôto hoặc stato bị chạm chập
Cách khắc phục:
- Kiểm tra xiết chặt đầu mối bình điện
- Kiểm tra các đầu dây nối
- Sửa chữa khoá điện và máy khởi động
- Đưa về trạm sửa chữa, bảo dưỡng
b. Khi bật khoá điện khởi động trục khuỷu quay bình thường nhưng máy không nổ
Nguyên nhân:
- Hệ thống đánh lửa (biến áp đánh lửa, dây cao áp, bộ chia điện, nến đánh lửa…)
- Cuộn điện (cuộn kích từ)
- Bộ chế hoà khí, bơm xăng
- Đường ống dẫn nhiên liệu
Cách khắc phục:
- Kiểm tra bộ tăng điện, bộ chia điện, dây cao áp, nến điện, nếu cần thì thay thế
- Thay cuộn kích từ
- Kiểm tra khắc phục hỏng hóc của bộ chế hoà khí, bơm xăng
- Kiểm tra đường nhiên liệu
c. Động cơ bị sặc xăng
Nguyên nhân:
- Khởi động nhiều lần mà không nổ
- Tỉ lệ hoà khí (xăng, gió không đúng) bầu lọc gió bị tắc do bụi bẩn
Cách khắc phục:
- Tháo nến điện ra làm sạch và khô điện cực
- Khởi động động cơ và giữ thời gian trong vòng 15 giây
- Lắp lại nến điện
- Khởi động lại đông cơ nhưng không đạp chân ga
- Dùng khí nén thổi sạch bầu lọc gió và chỉnh lại tỉ lệ hoà khí
d. Động cơ bị nóng, nhiệt độ nước làm mát tăng cao, công suất giảm
Nguyên nhân:
- Hệ thống làm mát hay hệ thống bôi trơn bị trục trặc
- Thời điểm đánh lửa sai.
Cách khắc phục:
- Cần tìm chỗ đỗ xe an toàn và tắt động cơ
- Nếu nước làm mát trong két nước sôi phải đợi nước sôi mới được mở két nước
- Kiểm tra dây đai bơm nước và tìm chỗ rò rỉ nước
- Nếu dây đai đứt phai thay, không có rò rỉ nước phải bổ sung nước vào két làm mát
- Kiểm tra và đặt lại thời điểm đánh lửa
e. Động cơ dễ chết máy
Nguyên nhân:
- Nến đánh lủa
- Dây cao áp bị trục trặc
Cách khắc phục
- Kiểm tra làm sạch dây điện của nến điện
- Kiểm tra dây cao áp
f. Động cơ vẫn nổ, sau khi đã tắt khoá điện
Nguyên nhân:
- Bộ chế hoà khí trục trặc
- Thời điểm đánh lửa sai
- Khoá điện hỏng
- Muội than trong buồng đốt nhiều
Cách khắc phục:
- Sửa chửa bộ chế hoà khí
- Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa
- Tháo bugi đánh lại
- Làm sạch buồng đốt
g. Có tiếng nổ trong đường ống xả
Nguyên nhân
- Thời điểm đánh lửa sai (đánh lửa quá muộn)
- Khe hở nhiệt của supap không đúng
Cách khắc phục:
- Kiểm tra bộ ngắt nhiên liệu
- Kiểm tra bầu lọc gió
- Chỉnh lại khe hở suppap
- Điều chỉnh thời điểm đánh lửa
h. Có tiếng nổ trong đường ống nạp
Nguyên nhân:
- Bướm gió mở
- Thời điểm đánh lửa sai (đánh lửa quá sớm)
- Khe hở nhiệt suppap không đúng
- Ap lực động cơ không đủ
Cách khắc phục
- Kiểm tra bướm gió
- Điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa
- Kiểm tra điều chỉnh lại khe hở nhiệt suppap
- Kiểm tra áp suất động cơ
g. Động cơ tiêu hao nhiên liệu quá cao
Nguyên nhân:
- Bình xăng, công tắc bình xăng, ống dẫn bình xăng, tỉ lệ hoà khí sai, bộ chế hoà khí có hiện tượng dò xăng
- Lực cản lan quá lớn
- Đánh lửa quá sớm hoặc quá trễ
- Ap lực xilanh không đủ (tụt hơi)
- Garăngti quá cao
- Chạy tốc độ thấp hay cao trong tình trạng quá tải
Cách khắc phục:
- Kiểm tra và sửa chữa đường ống nhiên liệu
- Chỉnh lại thời điểm đánh lửa
- Làm hơi (hay đại tu lại)
- Chỉnh lại garăngti
 
Hạng D
5/5/12
1.540
214
63
15
niềm đam mê
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

Điều cần làm khi không sử dụng ôtô lâu ngày
Một thời gian dài không sử dụng, dù để trong gara hay ngoài đường, xế yêu vẫn gặp phải những hư hỏng như ắc-quy chết, lốp xẹp hơi và nứt vỡ, chuột cắn đứt dây Tìm vị trí đỗ Môi trường trong gara có điều kiện nhiệt độ, độ ẩm ổn định sẽ là nơi thích hợp cho ôtô nghỉ ngơi. Nếu phải để ngoài trời trong mùa hè, nên tìm chỗ râm mát và dùng vải bạt phủ ngoài.
Làm sạch Không ít lái xe nghĩ, khi nào sử dụng lại sẽ rửa, đỡ mất công, tiết kiệm tiền. Nhưng nếu trên xe có vết ố vàng, phân chim không được làm sạch ngay, hóa chất trong đó có thể làm hư hại lớp sơn ngoài. Sau thời gian dài, chúng khô lại sẽ khó làm sạch hơn.
Thay dầu Hãy bỏ qua bước này nếu chỉ để xe trong một hai tuần. Nhưng nếu thời gian sử dụng dài hơn 30 ngày, việc thay dầu sẽ là cần thiết. Theo Ford, một số chất trong dầu đã qua sử dụng có thể làm hư hại động cơ.
490_Bien_phap_tranh_hu_hong_cho_xe_khi_khong_su_dung.jpg
Đổ đầy bình xăng Thực tế cho thấy, khi xăng đầy tránh được hiện tượng không khí ẩm xâm nhập lọt vào bình gây ngưng tự hơi nước. Dù xe mới, được làm kín tốt nhưng hơi xăng vẫn có thể lọt ra ngoài, trong một số trường hợp có thể như một ngòi kích nổ và bình chứa đầy nhiên liệu sẽ là một khối thuốc nổ khổng lồ.
Bởi thế, cần vặn chặt nắp bình, kiểm tra đường ống để hạn chế lọt xăng, gara cần có cửa thông gió để hơi xăng thoát ra ngoài. Nếu trong vài tháng không chạy, để tránh xăng bị phân hủy, hãy bổ sung chất ổn định vào bình.
Sạc ắc-quy Không hoạt động lâu, ắc-quy mất dần khi khả năng sạc lại. Nếu có thể sau 2 tuần không sử dụng, hãy khởi động lại xe, để động cơ làm việc trong khoảng 15 phút. Thực hiện công việc này định kỳ sẽ có hai lợi ích gồm bảo quản ắc-quy tốt và tăng độ bền cho động cơ và các phần tử khác.
Có một lựa chọn khác, sử dụng bộ sạc ắc-quy loại nhỏ. Thiết bị cho cung cấp bổ sung điện năng cho một cách định kỳ để tránh bị phóng hết điện.
Không sử dụng phanh tay Thông thường khi dừng, bạn sử dụng phanh tay để cố định xe. Nhưng không nên làm điều đó nếu xe đỗ xe trong nhiều tuần, lực ép từ má phanh lên đĩa phanh liên tục làm cho khu vực này lõm lại. Bề mặt đĩa gồ ghề, phanh không ổn định. Trong tình huống này, hãy sử dụng nêm gỗ chặn bánh.
Tránh xẹp lốp Giống như khi dùng tay bẻ uốn cong một vật nào đó, mặt trong bị ép lại, trong khi mặt ngoài căng ra, tới một giới hạn sẽ hình thành vết nứt. Khi hơi giảm xuống một mức nhất định, trọng lượng xe đè lên lốp làm chúng nứt. Hiện tượng này xảy ra nhanh hơn khi cao su bị thoái hóa.
Để khắc phục hiện tượng này, hãy dùng trụ đỡ trọng lượng xe ở 4 góc hoặc nâng xe lên cao. Vì công việc này khá vất vả nên chỉ thực hiện khi bạn không sử dụng xe trong vài tháng.
Tháo lưỡi cao su khỏi cần gạt lướt Cao su biến chất sẽ chảy và dính lên kính. Do đó hãy tháo lưỡi cao su ra cất nó tại nơi thoáng mát.
Chống chuột Gara sẽ giữ cho xe trong môi trường khô, tương đối ấm. Thật không may đây lại là điều kiện sống ưu thích của các loài gặm nhấm, chuột là một ví dụ. Dưới nắp ca-pô, trong ca-bin hay cốp xe có nhiều thứ để những loài sinh vật này ẩn nấp và gặm nhấm. Dịch bệnh sẽ theo chúng mang vào xe có thể truyền sang người, đặc biệt là trẻ nhỏ, bên cạnh đó chúng cũng sẽ phá hỏng một vài chi tiết trên xe.
Để phòng tránh. Dùng bông thép bịt kín khe hở mà chuột có thể chui qua như ống xả, cửa hút gió và đừng quên đóng kín cửa kính. Dùng bột băng phiến dải quanh xe, mùi của loại hóa chất này sẽ xua đuổi chuột, gián. Mạnh hơn nữa, có thể dùng bẫy hoặc thuốc độc để tiêu diệt chúng, chỉ nên làm điều này khi chắc chắn có ai đó thường xuyên đi kiểm tra. Cũng thật phiền phức khi phải dọn xác của chúng khi đã bị phân hủy.
Thế Hoàng
 
Hạng D
5/5/12
1.540
214
63
15
niềm đam mê
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

Đoán bệnh bơm xăng
Xe chết máy khi đang chạy trên đường hoặc chỉ khởi động được lần đầu tiên vào buổi sáng, máy tự chết và không khởi động lại được là những dấu hiệu cho thấy bơm xăng đang có vấn đề. Chức năng của bơm xăng Bơm hút xăng từ bình chứa, rồi đẩy tới vòi phun. Áp suất nhiên liệu trong hệ thống được duy trì khoảng 2,0-5,8 atmosphere (atm) tùy vào hệ thống. Áp suất thấp dễ phát sinh lỗi đánh lửa, động cơ chạy ngập ngừng hoặc chết máy. Áp suất cao, máy chạy gằn do nhiên liệu thừa.
Bơm nhiên liệu thường đặt trong bình xăng vì sẽ giảm được tiếng ồn khi làm việc, nhiên liệu sẽ làm mát và bôi trơn, giảm được nguy cơ thiếu nhiên liệu khi xe quay vòng nhanh, phanh hoặc tăng tốc khiến xăng dồn về một phía. Trong một số loại xe lại sử dụng 2 bơm xăng, một bơm đặt trong bình nhiên liệu, một đặt ngoài.
4901_Su_co_bom_xang.jpg
Các loại bơm xăng Bơm điện dùng trên xe có khá nhiều dạng thiết kế. Những xe đời cũ sử dụng bơm cánh gạt kiểu con lăn tạo ra áp suất cao, lưu lượng ổn định, nhưng tạo xung đập trong hệ thống. Thiết kế này có thể đặt bên ngoài, và sử dụng với một bơm áp suất thấp đặt trong bình xăng.
Những xe đời mới sử dụng bơm tuabin, cánh tuabin gắn lên trục động cơ. Cánh quay đẩy nhiên liệu đi. Đây không phải là bơm có thể tích thay đổi nên không tạo ra mạch đập nhiên liệu trong hệ thống. Nó chạy trơn, nhanh và khá bền. Một số nhà cung cấp linh kiện trên thị trường sử dụng loại bơm này thay thế cho các thiết kế cũ.
Ít phổ biến hơn, bơm bánh răng ăn khớp trong cũng từng được sử dụng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Chú ý: Các loại bơm khác nhau có thể thay thế được cho nhau. Nhưng chúng phải tạo ra áp suất, lưu lượng như nhau.
Nguyên lý làm việc của bơm xăng Khi khởi động, mô-đun kiểm soát hệ thống động lực (PCM) kích hoạt rơ-le cung cấp điện áp cho bơm nhiên liệu. Bơm làm việc một vài giây tạo ra áp suất trong hệ thống nhiên liệu. Bộ định thời trong PCM giới hạn bơm sẽ làm việc trước khi động cơ khởi động.
4902_Su_co_bom_xang.jpg
Cấu tạo bơm xăng. Nhiên liệu hút vào bơm qua lưới lọc, qua van một chiều, lọc xăng, tới giàn phun, vòi phun. Van một chiều có tác dụng duy trì áp suất dư bên trong hệ thống khi bơm không làm việc. Lọc xăng giữa lại rỉ sắt, các chất rắn có thể làm tắc vòi phun. Bộ phận điều áp duy trì áp suất ổn định trên hệ thống. Xăng thừa được hồi về bình chứa.
Bơm nhiên liệu làm việc liên tục kể từ khi động cơ khởi động. Nếu chết máy, PCM sẽ phát tín hiệu RPM tắt bơm. Trên nhiều xe sử dụng công tắc an toàn làm việc dựa vào gia tốc xe với mục tiêu giảm nguy cơ cháy nổ khi xảy ra tai nạn. Vì vậy, sau khi xảy ra tai nạn, có thể phải "reset" công tắc này trước khi khởi động lại xe.
Trong khi các xe đời cũ, bơm xăng chỉ làm việc ở một tốc độ, thì ở xe đời mới hơn tốc độ bơm lại được kiểm soát bởi PCM tương ứng với lượng động cơ tiêu thụ.
Hư hỏng thường gặp của bơm xăng Bơm xăng khá bền, nhưng có thể gặp trục trặc nếu bị nhiễm bẩn, làm việc quá tải. Khi mức xăng trong bình thấp, bơm không được bôi trơn và làm mát đầy đủ có thể bị nóng quá mức. Một vài hư hỏng khác liên quan đến kết nối: tiếp xúc kém hay chuột cắn dây.
Sẽ không có bất kỳ tín hiệu nào cảnh báo khi bơm gặp sự cố, kể cả đèn Check Engine cũng không bật sáng. Tuy nhiên, sẽ có một vài dấu hiệu xuất hiện khi bơm trục trặc. Xe đang chạy, đột nhiên chết máy, sau khi máy nguội lại khởi động được bình thường. Một dấu hiệu khác, vào buổi sáng, bạn chỉ khởi động được xe duy nhất lần đầu tiên, chạy khoảng một phút đột nhiên chết máy và bạn không thể khởi động lại dù khi vặn khóa điện trục khuỷu vẫn quay.
Có một vài cách giúp bạn chẩn đoán chính xác hơn liệu bơm xăng có hỏng không. Các xe ngày nay đều trang bị một cổng chờ trong khoang động cơ. Đó là nơi lắp áp kế để kiểm tra áp suất bơm. Nếu áp suất xăng thấp, đó là dấu hiệu cho thấy bơm yếu hoặc tắc đường ống.
Một cách khác, bật khóa điện ở vị trí ON, lắng nghe xem có tiếng ồn phát ra từ khu vực bình xăng không. Nếu không thấy, có thể là bơm hỏng, đứt dây, lỏng tiếp xúc hoặc rơ-le điện có vấn đề.
Còn hai phương pháp khác để kiểm tra bơm xăng nhưng nó chỉ dành cho những người nhiều kinh nghiệm. Tắt khóa điện, tháo ống dẫn xăng vào giàn phun, bật khóa ở chế độ ON, nếu xăng trào ra ngoài chứng tỏ bơm làm việc. Cuối cùng, dùng thiết bị phun trực tiếp xăng vào họng hút trước bướm ga, đồng thời vặn khóa điện tới vị trí Start. Nếu động cơ khởi động được, chứng tỏ ban đầu xăng không vào động cơ.
Thế Hoàng