Hạng D
5/5/12
1.539
214
63
15
niềm đam mê
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

Tìm hiểu thông số trên lốp xe ôtô Lốp xe có một ảnh hưởng không nhỏ tới tính năng vận hành và mức tiêu thụ nhiên liệu cho xe. Bởi vậy, nắm rõ những thông số về lốp là một điều cần thiết với bất kỳ ai đang sử dụng ô tô.
tire_informaiton_0729_01.jpg
Trước tiên chúng ta phải biết những thông số cơ bản nhất về lốp xe. Ví dụ với ký hiệu: P215/65 R15 95H có thể hiểu như sau:
P: Loại xe
Chữ cái đầu tiên cho ta biết loại xe có thể sử dụng. P “Passenger”: lốp dùng cho các loại xe có thể chở “hành khách”. Ngoài ra còn có một số loại khác như LT “Light Truck”: xe tải nhẹ, xe bán tải; T “Temporary”: lốp thay thế tạm thời.
215: Chiều rộng lốp
Chiều rộng lốp được đo từ vách này tới vách kia (mm).
65: Tỷ lệ bề dày/chiều rộng lốp
Số 55 đằng sau vạch xiên chỉ tỷ lệ giữa chiều rộng và bề dày lốp. Trong ví dụ trên đây, bề dày bằng 55% chiều rộng lốp.
R: Cấu trúc của lốp
Các lốp thông dụng trên xe hầu như đều có cấu trúc Radial tương ứng với chữ R. Ngoài ra, lốp xe còn có các chữ khác như B, D, hoặc E nhưng hiện nay rất hiếm trên thị trường.
15: Ðường kính la-zăng
Với mỗi loại lốp chỉ sử dụng được duy nhất một cỡ la-zăng. Số 15 tương ứng với đường kính la-zăng lắp được là 15 inch.
95H: Tải trọng và tốc độ giới hạn
Số 95 tương ứng với tải tương ứng mà lốp có thể chịu được. Thông thường vị trí này có số từ 75 tới 105 tương đương với tải trọng từ 380 tới 925 kg. Bên cạnh chỉ số tải trọng là một chữ cái giới hạn tốc độ tối đa mà lốp có thể hoạt động bình thường, với chữ cái H, lốp xe sẽ có tốc độ tối đa tương ứng là 210 km/h. Tốc độ tối đa của lốp có thể tra trong bảng:
Kí hiệu Vận tốc tối đa (km/h) Kí hiệu Vận tốc tốiđa (km/h) F
F 80 Q 160
G 90 R 170
J 100 S 180
K 110 T 190
L 120 U 200
M 130 H 210
N 140 V 240
P 150 Z >240






>240 Ngoài những thông số chính, trên lốp xe còn có những ký hiệu khác:
Treadwear: Khả năng chịu mòn của lốp. Giá trị tiêu chuẩn là 100, chỉ số này càng cao thì khả năng chống mòn càng tốt.
Traction: Đo khả năng bám đường của lốp. Theo thứ tự từ cao xuống thấp: AA, A, B, C
Temperature: Khả năng chịu nhiệt của lốp xe. Theo thứ tự từ cao xuống thấp: A, B, C
M + S: Ký hiệu này đảm bảo lốp xe đạt yêu cầu tối thiểu khi đi trên mặt đường lầy lội hoặc phủ tuyết.
Maximum load: tải trọng tối đa của lốp xe (pound hoặc kg)
Maximum Inflation Pressure: Áp lực hơi tối đa.
Xe360.vn (nguồn autopro)

Đôi điều về lốp xe :

Lop_1.jpg
Tại sao khi đi trên đường trơn, ướt tính năng điều khiển xe lại giảm đi? Tại sao lốp xe lại chóng mòn và bị mòn không đều giữa các lốp? Tại sao khi bơm lốp phải đảm bảo áp suất bơm đúng yêu cầu?

Lốp xe là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc với mặt đường, qua đó nó truyền lực dẫn động từ động cơ và lực phanh từ bàn đạp phanh tới mặt đường, điều khiển và chi phối toàn bộ quá trình di chuyển, tăng tốc, giảm tốc, đỗ xe hay quay vòng. Ngoài ra nó còn đỡ toàn bộ trọng lượng của xe và làm giảm chấn động do các mấp mô từ mặt đường gây ra nhờ chứa không khí có áp suất cao bên trong. Nếu áp suất không khí trong lốp không chính xác có thể gây ra hiện tượng như mòn lốp và giảm tính năng dẫn động.
Lop_2.jpg

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại lốp nhưng nhìn chung có thể chia thành các loại như lốp có săm hoặc không có săm (săm được thay bằng một lớp cao su đặc biệt lót trong để làm kín); lốp bố tròn hay lốp bố chéo (so với lốp bố chéo, lốp bố tròn ít biến dạng bề mặt ngoài hơn do vậy mà tính năng bám và quay vòng tốt hơn nhưng do độ cứng vững của nó cao nên khả năng giảm các chấn động từ mặt đường kém hơn lốp bố chéo).
Lop_3.jpg

Cấu tạo lốp.
Các loại lốp trên đều có cùng cấu tạo gồm : hoa lốp, lớp đai (lớp lót tăng cứng), lớp bố (bố tròn hoặc bố chéo), lớp lót trong và dây mép lốp.
Ngoài các lốp đang được sử dụng, trên ô tô thường mang lốp dự phòng. Loại lốp này thường có trọng lượng nhỏ hơn để có thể mang đi dễ dàng và thay thế khi lốp chính bị thủng hoặc dùng trong các trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra còn có loại lốp dẹt, bên trong ngoài lớp lót trong còn được giá cố thêm bằng một vách tăng cường để xe có thể chạy được một quãng đường kể cả khi bị thủng.
Lop_4.jpg

Lốp có nhiều kích cỡ, hình dạng khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại xe và đặc tính sử dụng của nó. Các kính cỡ, tính năng và hình dạng thường được ghi ngay trên mặt bên của lốp.
Chẳng hạn trên mặt bên của một chiếc lốp có ghi là 195/60 R 15 86H điều này có nghĩa là loại lốp theo tiêu chuẩn quốc tế; chiều rộng lốp là 195mm; tỷ lệ chiều cao/chiều rộng là 60%; loại lốp bố tròn (R); đường kính vành lốp là 15 inch; khả năng chịu tải (chỉ số chịu tải 86 tương đương với 530 kg); tốc độ lớn nhất cho phép H (tương đương khoảng 210 km/h).
Lop_5.jpg

Các loại lốp được gắn vào xe cùng với vành xe. Vành là một bộ phận hình trụ tròn để lốp được gắn trên nó. Vành xe được làm bằng thép dập, thường chắc và khoẻ hơn nhưng nặng nề và không có tính thẩm mỹ cao như loại vành làm bằng nhôm đúc. Cùng với lốp nó hỗ trợ 3 chức năng cơ bản sau của xe : lái xe, quay vòng và dừng xe. Cũng như lốp, vành xe cũng được tiêu chuẩn hoá để dễ dàng trong việc lắp ráp, sửa chữa và thay thế. Các thông số kích cỡ vành được ghi trên mép vành xe như: chiều rộng vành, hình dạng gờ của vành, độ lệch, đường kính vành, tâm vành bánh xe, đường kính vành bánh xe, và mặt lắp moay-ơ.
Lop_6.jpg

Ví dụ trên vành xe bằng nhôm đúc có ghi kích thước như sau: 14 x 5 1/2 JJ 45 nghĩa là đường kính vành 14 inch; chiều rộng vành 5,5 inch (5 1/2); độ lệch bánh xe 45 mm, hình dạng mặt bích vành JJ (hoặc J tuỳ theo hình dạng mặt bích vành bánh xe, gờ vai của JJ cao hơn J một chút, nó giúp cho lốp ít có khả năng bị tuột ra).
Các kiểu hoa lốp.
Hoa lốp được chế tạo theo nhiều kiểu khác nhau để vừa giúp cho việc thoát nước dễ dành vừa ứng phó lại với các yếu tố phụ thuộc điều kiện khác nhau của mặt đường và của từng loại xe đang sử dụng.
Lop_7.jpg

1. Kiểu gân dọc: thường gồm nhiều rãnh hình chữ “chi” chạy dọc theo chu vi của lốp, kiểu này thích hợp nhất với mặt đường trải nhựa, tốc độ cao và thường dùng nhiều ở các loai xe du lịch, xe buýt hoặc xe tải nhẹ. Loại này thường có đặc tính làm giảm tối đa sức cản lăn của lốp, sức cản trượt ngang của lốp và rất có lợi cho tính năng điều khiển xe. Ngoài ra loại này còn giảm được tiếng ồn nhưng khả năng kéo kém hơn so với lốp kiểu vấu.
2. Kiểu vấu: các rãnh lốp thường chạy ra mép lốp theo hướng gần như vuông góc. Loại này tạo được lực kéo lớn, sức cản lăn hơi cao, sức cản trượt ngang thấp hơn, độ ồn lớn, các vấu lốp có thể mòn không đều, phù hợp với đường gồ ghề hoặc đường không trải nhựa, tốc độ chậm và thương dùng cho các loại máy xây dựng, xe tải hạng nặng.
3. Kiểu gân dọc và kiểu vấu kết hợp: kiểu này kết hợp được các tính năng của cả hai kiểu trên, giảm được độ trượt ngang, nâng cao tính năng dẫn động và phanh, chạy được cả trên đường trải nhựa hoặc đường gồ ghề.
4. Kiểu khối: Các hoa lốp được chia thành các khối độc lập, sử dụng ở hầu hết các lốp chạy trên đường có tuyết và các lốp sợi bố tròn. Thường dùng cho xe du lịch vì nó tạo ra tính năng dẫn động và phanh cao, giảm độ trượt dài và trượt quay trên đường có nhiều bùn và tuyết phủ nhưng loại lốp này thường mòn nhanh hơn kiểu gân dọc và vấu đặc biệt khi chạy trên bề mặt cứng.
Ngoài ra còn một kiểu hoa lốp nữa đó là kiểu lốp một chiều. Các lốp này có hoa lốp được định hướng về chiều quay. Các rãnh ngang được bố trí theo một chiều quay nhất định mục đích là để tăng tính năng thoát nước và như vậy khi đi trên đường ướt, nó tăng tính năng điều khiển xe. Tuy nhiêu nếu lắp sai chiều quay của lốp tính năng của nó sẽ bị kém đi.
Tiếng ồn hoa lốp.
Khi xe di chuyển trên đường thì không khí bị nén giữa các rãnh hoa lốp là nguyên nhân gây ra tiếng ồn. Đó là vì các rãnh hoa lốp tiếp xúc với mặt đường có không khí bị cuốn vào và bị nén giữa các rãnh và mặt đường. Khi các hoa lốp rời khỏi mặt đường, không khí bị nén bật ra khỏi các rãnh gây ra tiếng ồn.
Tiếng ồn hoa lốp tăng lên, nếu hoa lốp có dạng dễ cuốn nhiều không khí vào các rãnh hơn. Chẳng hạn như kiểu hoa lốp dạng khối hoặc vấu có thể phát sinh nhiều tiếng ồn hơn kiểu gân dọc. Tần suất của tiếng ồn sẽ tăng lên khi tốc độ của xe tăng lên.
Độ đồng đều của lốp.
Lop_8.jpg
Độ đồng đều của lốp là sự đồng đều về trọng lượng, kích thước và độ cứng vững. Tuy nhiên, vì sự đồng đều về trọng lượng thường được gọi là “sự cân bằng của bánh xe”, và sự đồng đều về kích thước (hoặc nói khác đi, sự thiếu đồng đều) thường được gọi là “độ đảo”, nên độ đồng đều thường chỉ để nói “độ đồng đều về sự cứng vững”. Trong quá trình chuyển động, lốp thường chịu các dao động và rất khó phân biệt. Các dao động này gây ra sự biến thiên theo chu kỳ cho các lực mà nó chịu tác động từ mặt đường như biến thiên theo hướng kính (RFV), biến thiên lực ngang (LFV) và biến thiên lực kéo (TFV).
Để loại bỏ các rung động này cần phải cân bằng các cụm bánh xe một cách chính xác. Việc cân bằng bánh xe liên quan đến cân bằng cả cụm bánh xe và vành xe có lắp lốp. Khi tiến hành cân bằng bánh xe, người ta thường tiến hành cả cân bằng tĩnh (cân bằng khi bánh xe đứng yên) và cân bằng động (cân bằng khi bánh xe quay).
Độ mòn của lốp.
Độ mòn của lốp là sự tổn thất hay hư hỏng bề mặt lốp như mòn các hoa lốp và các bề mặt cao su khác do lực ma sát phát sinh khi lốp quay trượt trên đường. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ mòn của lốp như áp suất bơm của lốp, tải trọng, tốc độ, phanh, điều kiện đường xá và các yếu tố khác.
Nếu ta bơm lốp quá non hoặc quá căng đều làm cho áp suất lốp không đúng tiêu chuẩn và như vậy lốp sẽ uốn cong quá mức khi nó tiếp xúc với mặt đường dẫn đến mòn nhanh. Áp suất lốp quá cao có nghĩa là lốp càng cứng tuy nhiên nó sẽ không hấp thu được các chấn động từ mặt đường dẫn đến tình trạng xe chạy không êm. Mỗi xe có một áp suất lốp tiêu chuẩn ứng với tải trọng và đặc tính của xe vì vậy khi bơm lốp cần chú ý điều này. Ngược lại áp suất lốp quá thấp sẽ làm lốp bị bẹp, làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hoa lốp với mặt đường do vậy tăng sức cản khiến cho tay lái nặng hơn. Mặt khác nếu áp suất giữa các lốp không đều nhau, sức cản giữa các lốp bên trái hay bên phải không đều dẫn đến hiện tượng xe bị lạng sang bên trái hoặc bên phải.
Lop_9.jpg
Ảnh hưởng của áp suất lốp.
Lop_10.jpg
Ảnh hưởng của tải trọng lốp.
Tải trọng cao sẽ làm tăng tốc độ mòn của lốp cũng giống như khi giảm áp suất bơm. Lốp cũng mòn nhanh hơn trong lúc xe quay vòng khi chở nặng vì lực ly tâm lớn hơn khi quay vòng tác động vào xe sẽ làm phát sinh lực ma sát lớn hơn giữa lốp và mặt đường.
Lop_11.jpg
Ảnh hưởng của tốc độ xe.
Các lực dẫn động và phanh, lực ly tâm lúc quay vòng tác động vào lốp tăng theo tỷ lệ bình phương của tốc độ xe. Do đó, việc tăng tốc độ xe sẽ làm tăng các lực này lên gấp bội, và tăng lực ma sát giữa hoa lốp và mặt đường; và do đó làm tăng tốc độ mòn của lốp. Ngoài các yếu tố này, điều kiện của đường cũng có ảnh hưởng mạnh đến độ mòn của lốp: rõ ràng là đường thô nhám làm cho lốp mòn nhanh hơn đường nhẵn.
Lop_12.jpg
Độ mòn của lốp không ảnh hưởng nhiều đến tính năng phanh khi đi trên đường khô. Tuy nhiên khi đi trên đường ướt và trơn nhiều thì quãng đường phanh sẽ dài hơn đáng kể vì các hoa lốp bị mòn đến giới hạn và không thể xả nước giữa các hoa lốp và mặt đường dẫn đến hiện tượng lướt nổi (khi xe quay trượt trên đường phủ nước, nếu tốc độ của xe quá cao làm cho hoa lốp không có đủ thời gian để đẩy nước khỏi mặt đường kiến nước vẫn bám chắc lốp xe. Lý do của hiện tượng này là khi tốc độ của xe tăng lên, sức cản của nước cũng tăng tương ứng, buộc các lốp “nổi” trên mặt nước. Người ta gọi hiện tượng này là hiện tượng lướt nổi hoặc lướt ván).
Lop_13.jpg
Căn cứ để thay lốp khi đã quá mòn gọi là các chuẩn báo mòn lốp.Các chuẩn báo mòn của hoa lốp là các đầu nhô bố trí ở rãnh lốp cao hơn phần còn lại của bề mặt hoa lốp 1,6 mm đến 1,8 mm và được đúc vào hoa lốp ở một số điểm dọc theo chu vi của lốp. Khi hoa lốp mòn theo thời gian, độ sâu của các đầu này giảm đi cho đến khi chúng trở nên ngang bằng với bề mặt của hoa lốp. Các chuẩn báo độ mòn hoa lốp của lốp chỉ rõ giới hạn mòn cho phép của lốp và được xác định bằng thước đo độ sâu, cho thấy khi nào là lúc phải thay lốp.
Thông thường chu kỳ kiểm tra định kỳ lốp thường là sau 10.000 km hay 6 tháng tuỳ theo điều kiện nào đến trước. Thay thế lốp trong khoảng 30.000 đến 40.000Km.
Những hiện tượng mòn không bình thường ở lốp xe.
Lop_14.jpg

- Mòn ở hai vai hoặc phần giữa lốp: Nếu áp suất lốp quá thấp, các vai mòn nhanh hơn phần giữa. Sự quá tải cũng gây ra hậu quả như vậy. Nếu áp suất lốp quá cao, phần giữa mòn nhanh hơn các vai.
- Mòn ở phía trong hay phía ngoài: Sự biến dạng hoặc độ rơ quá mức của các bộ phận của hệ thống treo ảnh hưởng đến độ chỉnh của bánh trước (ví dụ góc Camber bị sai) làm cho lốp mòn không bình thường. Nếu một bên hoa lốp của lốp mòn nhanh hơn bên kia, nguyên nhân chính có thể là độ quặp của bánh xe không chính xác.
- Mòn do độ chụm hoặc độ choãi của bánh trước: Nguyên nhân chính của hiện tượng mòn hình lông chim ở hoa lốp của lốp là do việc điều chỉnh sai độ chụm. Độ chụm quá mức buộc các lốp trượt ra ngoài và kéo bề mặt tiếp xúc của hoa lốp vào trong trên mặt đường, gây ra mòn do độ chụm. Bề mặt có hình rõ rệt giống lông chim như thể hiện trong hình minh hoạ- có thể xác định bằng cách cho một ngón tay vuốt qua hoa lốp từ trong ra ngoài lốp. Mặt khác, độ doãng quá mức cũng gây ra mòn.
- Mòn mũi gót: Mòn mũi gót là mòn một phần, thường xuất hiện ở các lốp có kiểu hoa lốp vấu và khối. Các lốp có kiểu hoa lốp dạng gân khi mòn tạo thành các dạng giống như hình sóng. Mòn mũi gót thường dễ xảy ra hơn khi bánh xe quay và không chịu lực dẫn động hoặc phanh. Do đó, kiểu mòn này thường xảy ra nhiều nhất ở các bánh không dẫn động hoặc không chịu lực dẫn động.
- Sự mòn vết: Nếu các ổ bi bánh xe, các khớp cầu, các đầu thanh nối… có độ rơ quá mức, hoặc nếu trục bị cong, lốp sẽ bị đảo ở các điểm cụ thể khi nó quay ở tốc độ cao gây ra lực ma sát mạnh và độ trượt, cả hai tác động này đều dẫn đến sự mòn vết. Một trống phanh bị biến dạng hoặc mòn không đều cũng dẫn đến sự mòn vết trên một khu vực tương đối rộng theo chiều chu vi.
Đảo lốp.
Thông thường tải trọng đặt lên các lốp trước và sau khác nhau, nên mức mòn cũng khác nhau vì vậy ta phải tiến hành luân chuyển lốp để chúng được mòn đều. Việc luân chuyển lốp theo nguyên tắc được mô tả như trong sơ đồ.
Lop_15.jpg

Tuy nhiên việc luân chuyển lốp phụ thuộc vào từng loại xe và khu vực. Hãy xem xét kỹ trước khi luân chuyển.
* Thông số lốp:
thongso-lopxe.jpg

- Loại lốp: Xác định chính xác mục đích sử dụng của lốp. P có nghĩa là sử dụng cho xe du lịch. Nếu lốp xe có ký hiệu LT thì lốp xe này sẽ sử dụng cho xe tải nhẹ.
- Tỉ lệ bề mặt: Là tỉ lệ giữa chiều cao của hông lốp so với bề rộng mặt lốp. 65 có nghĩa là chiều cao của hông lốp xe tương đương 65% so với bề rộng mặt lốp.
- Bề rộng mặt lốp: Là bề rộng được tính bằng mm từ hông bên này sang hông bên kia của lốp xe. Chiếc lốp xe này có bề mặt gai là 215mm.
- Cấu trúc: Cho ta biết lốp xe được gắn kết như thế nào. “R” có nghĩa là Radial (tỏa tròn), thân lốp được làm bằng các lốp mành giúp tạo độ chắc chắn cho lốp và ở lốp bố thép các lốp mành này tự tỏa tròn từ ta-lông bên này sang ta-lông bên kia. Ký hiệu “B” cho biết lốp xe này có cấu trúc ny-lon, có nghĩa là các lốp mành tạo ra thân lốp sự cắt chéo toàn bộ thân lốp từ ta-lông bên này sang ta-lông bên kia với lớp mành sau ngươc hướng với lớp trước để gia cố độ chắc chắn cho lốp xe.
- Đường kính mâm: Là độ cao của mâm lốp. Đường kính của mâm này là 381 mm
- Chỉ số tải trọng: Thể hiện tải trọng tối đa bằng kg mà lốp xe có thể chịu được khi bơm hơi đúng chuẩn. Cũng có thể tìm được tải trọng tối đa bằng pound và bằng kg được in trên lốp xe.
- Chỉ số tốc độ: Thể hiện tốc độ tối đa của lốp xe. “H” có nghĩa là tốc độ tối đa là 210km/h. Chú ý rằng chỉ số tốc độ này thể hiện khả năng tốc độ của lốp xe chỉ không khuyến khích vượt tốc độ quy định trên đường giao thông, luôn luôn phải lái xe trong tốc độ cho phép.
Nói chung, người ta khuyến khích khi thay lốp xe nên sử dụng lốp mới có chỉ số tốc độ tương đương hoặc cao hơn lốp xe cũ.
Trong trường hợp các lốp xe trong một chiếc xe có nhiều chỉ số tốc độ khác nhau thì chỉ số tốc độ tối đa của lốp xe sẽ bị giới hạn chính là chỉ số tốc độ của lốp xe có chỉ số thấp nhất. Chỉ số tốc độ không thể hiện khả năng điều khiển hay vào cua của lốp xe. Nó thể hiện khả năng chịu được tốc độ cao của lốp xe.
Bảng chỉ số tốc độ:
thongso-lopxe2.jpg

không khuyến khích sử dụng lốp xe đã vượt quá giới hạn tốc độ theo qui định.
- DOT: Có nghĩa là lốp xe này phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn được xác lập bởi cục giao thông Mỹ (DOT). Kế bên là chỉ số nhận dạng và số sê-ri của lốp xe, bao gồm 12 chữ cái và số.
- UTQG: Tiêu chuẩn chất lượng, chính là hệ thống chỉ số chất lượng được phát triển bởi cục giao thông Mỹ (DOT).
Tiêu chuẩn chất lượng của lốp xe: Hệ thống chất lượng của lốp xe hoặc UTQG. Trừ lốp xe chạy trên đường tuyết, tiêu chuẩn DOT yêu cầu các nhà sản xuất đánh giá lốp xe dựa trên 3 yêu từ công năng: độ mòn gai, độ bám đường trên mặt đường ướt và khả năng chịu nhiệt.
Độ mài mòn:
+ Trên 100 là tốt
+ 100 là chấp nhận được
+ Ít hơn 100 là kém
Mức độ mòn gai là chỉ số so sánh dựa trên tỉ lệ ăn mòn của lốp xe được thí nghiệm trong các điều kiện kiểm soát trên đường của cơ quan nhà nước. Một lốp xe có độ mòn gai là 200 có nghĩa là nó có độ ăn mòn tốt gấp đôi khi so sánh với lốp xe thí nghiệm của nhà nước trên đường là 100. Số km sử dụng thực tế của lốp xe phụ thuộc vào điều kiện sử dụng và có thể khác nhau theo thói quen lái xe, bảo dưỡng, điều kiện đường xá và khí hậu thời tiết. Mức độ mòn gai chỉ có giá trị so sánh trong từng hãng sản xuất khác nhau.
Độ bám đường trên mặt đường ướt:
+ A – Tốt nhất
+ B – Trung bình
+ C – Chấp nhận được
Mức độ chịu nhiệt của lốp xe thể hiện mức độ chịu được sự gia nhiệt khi thí nghiệm dướii các điều kiện được kiểm soát trong phòng thí nghiệm. Sự gia nhiệt có thể tạo ra sự mất liên kết giữa các chất liệu của lốp xe và làm giảm tuổi thọ của lốp xe. Nhiệt độ lên quá cao có thể dẫn đến việc lốp bị hỏng.



Những lợi ích của việc nâng cấp lốp xe.
- Cải thiện độ nhạy khi đổi hướng lái.
- Diện tích tiếp xúc với mặt đường lớn hơn.
- Tăng độ bám đường trên mặt đường.
- Kiểm soát và điều khiển tốt hơn.
- Cho bề ngoài bóng bảy và hiện đại.
Một phương pháp khác để nâng cao lốp là mua bố mâm và lắp mới với đường kính mâm lớn hơn, nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn được xác định bởi nhà sản xuất ôtô. Mục tiêu ban đầu của phần lớn người muốn nâng mâm là làm cho chiếc ôtô của họ đẹp hơn, sẽ cải thiện độ bám đường trên mặt đường ướt, sẽ an toàn và dù điều khiển chỉ là lợi ích căng thêm.
Ở Mã Lai, phần lớn xe du lịch có công suất máy 1.6 lít. Các chiếc xe này có tỉ trọng từ 1 đến 1.2 tấn và công suất khoảng 115 hp đến 135 hp, sử dụng cỡ lốp 185/60R14. Trong những trường hợp này công năng có thể được cải thiện nếu đổi sang cỡ 185/65R14 hoặc bề rộng của lốp xe giảm đi còn 175mm. Tuy nhiên phần lớn những chiếc xe lại đổi sang cỡ lốp 195/50R15 hoặc thậm chí 195/55R15, những lựa chọn này chỉ làm tăng trọng lượng và dẫn đến tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Ngược lại, nếu xe ôtô của bạn trên 200 hp thì việc nâng cấp cỡ lốp và bề rộng của lốp sẽ làm tăng một cách đáng kể khả năng điều khiển vì độ bám trên mặt đường ướt được cải thiện.
Sau khi bạn đã quyết định nâng cấp lốp xe của mình, bạn phải thực hiện một vài nghiên cứu. Loại lốp xe nào tốt nhất trong khả năng của mình, nhãn hiệu nào nổi bật nhất, mẫu gai nào mà bạn thích nhất. Nói chung, lốp xe càng nặng, mẫu gai càng đẹp và sâu thì sẽ càng làm tăng độ bám đường trên mặt đường ướt.
Đối với một người chủ xe ôtô, vấn đề quan trọng nhất là cỡ mâm và lốp nào lớn nhất mà hư có thể lắp vào xe của mình. Ở đây có một nguyên tắc đơn giản là đường kính của mâm và lốp mới không được lớn hơn 3% so với mâm theo xe.
Ví dụ: Nếu ta lấy cỡ lốp 185/60R14 với những chi tiết đường kính như sau
Đường kính mâm: 14 inch, 14 inch x 2,54 cm = 35,56 cm.
Độ cao hông lốp:60% của bề rộng lốp: 18,5 cm x 0,6 = 11,1 cm.
Nhưng vì mỗi lốp xe có hai độ cao hông lốp vì thế để tính đường kính ta phải nhân cho 2.
Độ cao hông lốp: 11,1 cm x 2 = 22,2 cm
Đường kính lốp xe: 35,56 cm +22,2cm=57,76cm. Có thể nâng cấp lên cỡ lốp 195/50R15 hay không?
Đường kính mâm: 15 inchs, 15 inch x 2.54 cm = 38,1 cm
Độ cao hông lốp: bằng 50% của bề mặt lốp = 19,5 x 0,5= 9,75cm.
Giống như trường hợp trước đó mỗi lốp xe có hai độ cao hông lốp vì thế để tính đường kính của lốp ta phải nhân cho 2.
Độ cao 2 hông lốp: 9,75 cm x 2 = 19,5 cm
Đường kính lốp xe: 38,1 cm + 19,5 cm = 57,6 cm.
So sánh với cỡ lốp 185/60R14 với đường kính là 57,76cm thì khác biệt chỉ là 0,3%, do đó vẫn phù hợp vì nằm trong giới hạn cho phép. Nhưng so sánh như thế nào nếu ta tăng bề rộng mặt lốp khi vẫn giữ nguyên tỉ lệ độ cao của hông lốp giờ sẽ là cỡ lốp 195/60R14?
Đường kính mâm: 14 inchs, 14 inch x 2,54 cm = 35,56 cm
Độ cao hông lốp = 60 % bề rộng của mặt lốp: 18,5 cm x 0,6 = 11,7 cm, độ rộng của hai hông lốp 11,7 cm x 2 = 58,96 cm
Đường kính lốp xe: 35,5 cm + 23,4 cm = 58,96 cm
So sánh với cỡ lốp 185/60R14 với đường kính là 57,76 cm thì sẽ khác biệt bây giờ là 2% về nguyên tắc vẫn nằm trong giới hạn cho phép, nhưng vì đường kính của lốp có sự thay đổi khá lớn nên chu vi lốp xe đã bị thay đổi, hiển thị của đồng hồ tốc độ không còn chính xác. Điều quan trọng hơn, tăng đường kính của lốp có thể dẫn đến việc lốp xe có thể bị va chạm vào mặt vè chắn bùn của xe khi xe bo cua ở mức độ tối đa. Trong trường hợp tệ nhất, nó sẽ dẫn đến sự mòn không đều và xé rách lốp xe.
“Cộng 1” và “Cộng 2” được hiểu theo hình ảnh dưới đây:
- ”Cộng 1” có nghĩa là nếu độ cao của hông lốp xe giảm từ 70 xuống 60, đường kính mâm phải lớn hơn 2,54 cm để bảo đảm chu vi của lốp xe không thay đổi.
tire_pic1.gif

- ”Cộng 2” có nghĩa là nếu độ cao của hông lốp xe giảm từ 70 xuống 50, đường kính mâm phải lớn hơn 5,08 cm.
Bảng dưới đây liệt kê ra những chi tiết kỹ thuật chung của lốp, độ cao của hông lốp, kích cỡ mâm.

bang-thong-so-lop.jpg

Ở Việt Nam, Luật GTĐB nghiêm cấm thay đổi kích cỡ lốp.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: ngokhanhdong212
Hạng D
5/5/12
1.539
214
63
15
niềm đam mê
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

Ưu và nhược điểm khi bơm lốp ôtô bằng nitơ Lốp bơm nitơ tinh khiết có độ ổn định tốt hơn so với lốp bơm bằng không khí, tuy giá thành cao và khá bất tiện.
Hầu hết ôtô đều bơm lốp bằng không khí, chứa 76% nitơ, 21% oxy và 3% các khí khác. Tuy nhiên, giờ đây nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ mới, bơm lốp bằng nitơ có độ tinh khiết 92-98%.
Nitơ đã được sử dụng nhiều trên xe đua, xe tải cỡ lớn và máy bay. Ưu điểm của phương pháp này là độ ổn định về áp suất lốp. Do phân tử nitơ có kích thước lớn hơn oxy nên tốc độ khuếch tán qua màng cao su chậm hơn. Với cùng mức giảm áp, một chiếc lốp bơm nitơ mất tới 3 tháng trong khi lốp không khí chỉ 1 tháng.
Ưu điểm nữa là nitơ tinh khiết không chứa hơi nước nên ít giãn nở vì nhiệt. Trong khi không khí chứa một lượng hơi ẩm nhất định, do đó, lốp giãn nở nhanh hơn, dẫn tới độ ổn định khi vận hành thấp. Đây là lý do hầu hết xe đua bơm nitơ bởi nhiệt độ lốp tăng lên rất nhanh khi vận hành ở tốc độ cao và phanh liên tục.
Ngoài ra, do không chứa oxy nên bơm lốp bằng nitơ tránh được hiện tượng oxy hóa, chống cháy nổ.
Những lợi thế trên của lốp nitơ là không thể tranh cãi. Tuy nhiên, nó có thực sự giúp tiết kiệm nhiên liệu hay không lại vẫn là câu hỏi lớn. Trong một bài báo năm 2006, AP từng đưa ra dẫn chứng kỹ sư George Bourque, làm việc tại hãng Fairfield, cho biết anh đi được thêm 0,4 km đến 0,6 km trên mỗi lít nhiên liệu với lốp sử dụng nitơ.
Các tổ chức uy tín lại không đưa ra bất cứ kết luận nào. Phòng năng lượng Mỹ cho rằng chỉ cần bơm đúng áp suất lốp, bất kể bằng không khí hay nitơ, xe vẫn có khả năng tiết kiệm được 3,3% nhiên liệu.
Rae Tyson, người phát ngôn của cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA không thể hiện quan điểm về sử dụng nitơ. Tuy nhiên ông cho rằng phương pháp này "khuyến khích" tài xế giữ đúng áp suất lốp, qua đó giảm mức tiêu hao nhiên liệu và tăng độ an toàn.
Các chuyên gia ở Consumers Union, nhà xuất bản tạp chí Consumer Reports danh tiếng, thì không ủng hộ phương pháp nào trong vấn đề tiết kiệm xăng. "Nitơ chắc chắn an toàn hơn và về mặt lý thuyết, điều này dẫn tới những lợi ích khác", Douglas Love, người phát ngôn của Consumers Union nhận định.
Bên cạnh những ưu điểm trên, bơm lốp bằng nitơ có nhược điểm như giá thành cao. Chi phí cho mỗi chiếc lốp ở Việt Nam vào khoảng 10.000 - 15.000 đồng còn ở Canada là 8 USD. Số tiền này chưa kể với những lần bơm sau. Nếu lốp non, tài xế phải tìm trạm có thiết bị bơm chuyên dụng. Trong trường hợp bất khả kháng là bơm không khí, lốp sẽ mất toàn bộ ưu điểm mà nitơ mang lại.
[<font]Với những phân tích trên, rõ ràng bơm nitơ có hiệu quả nhưng không thực sự cần thiết. Nếu muốn tiết kiệm nhiên liệu và an toàn khi cầm lái, bạn chỉ cần kiểm tra thường xuyên và giữ đúng áp suất lốp.
 
Hạng D
5/5/12
1.539
214
63
15
niềm đam mê
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

Nước làm mát trong hệ thống giải nhiệt của xe phải được thay mỗi năm một lần, nếu dùng trong vùng lạnh, hoặc 2 năm một lần nếu thời tiết không quá lạnh.


dvt_1314028073.jpg
Đây là điều mà không mấy người trong chúng ta để ý. Thường thì đa số cho rằng chỉ cần kiểm tra xem nước có hao không, nếu có, thì thêm vào là đủ. Có người cả 5,7 năm – thậm chí cả một đời dùng xe – chẳng thay nước làm mát bao giờ. Như vậy là không đúng. Mặc dầu dung dịch không hao hụt, nhưng nồng độ Etylene Glycol xuống thấp, dung dịch làm mát bị acid hóa, sẽ ăn mòn các linh kiện trong hệ thống, như miếng đệm ở đầu xi lanh (head gasket), máy bơm …. Cần thay làm mát hằng năm, hoặc 2 năm một lần. Nếu cầu kỳ hơn, hoặc vì mục đích học hỏi, chúng ta có thể mua những tấm giấy thử nồng độ antifreeze/coolant trong các tiệm bán phụ tùng xe: Nhúng giấy vào nước làm mát, giấy sẽ đổi màu, tùy tình trạng acid hóa. Nhờ đó, chúng ta có thể biết được tình trạng nước làm mát còn tốt hay xấu.
Nước làm mát thì rẻ, mà việc thay nước lại dễ dàng. Không có lý do gì chúng ta lại tiếc với cái xe của mình động tác nhẹ nhàng và cần thiết ấy. Nếu bạn có đôi chút ngại ngần thì xin hãy bắt đầu từng bước tiến trình công tác đó bằng các hướng dẫn dưới đây . Toàn bộ công tác mất chừng nửa giờ đối với người đã quen làm. Tay mơ, mới thử làm lần đầu, vừa làm vừa xem sách và dọ dẫm với dụng cụ, cũng chỉ mất vài tiếng mà thôi.
Phương thức thay antifreeze/coolant đề nghị sau đây cũng có nhắc đôi chút về việc súc bình. Tuy nhiên, nếu chịu khó thay theo định kỳ, hệ giải nhiệt sẽ luôn luôn hoạt động trong tình trạng tốt đẹp, vấn đề súc bình có thể không cần phải đặt ra.
Dụng cụ: Trước khi ra tay … tính việc lớn, chúng ta cần chuẩn bị sẵn những dụng cụ sau đây::

Nước sạch, tốt nhất là nước cất (distilled water), bằng 50% sức chứa trong hệ thống giải nhiệt (khoảng 4 lít , giá rất rẻ). Không bao giờ dùng nước từ trong ống nước. Vì các khoáng chất chưa được tinh lọc khỏi nước có thể làm nghẹt bình và hệ thống sau này.
Một bình Antifreeze 4 lít (tương đương 50% sức chứa trong hệ thống)
Một chìa khóa (tuộc-nơ-vít) Phillips hoặc đầu dẹt
Một phễu
Một chậu chứa dung dịch coolant cũ.
Một đèn bấm
Một đôi găng tay
Giai Đoạn I: Tháo Nước Ra Khỏi Hệ Thống
Đặt một cái thau lớn dưới đáy bình tản nhiệt, mở nút chặn cho nước thoát vào trong chậu.
Bước 1: Chờ máy nguội, mở nắp bình tản nhiệt (Radiator)
Bước 2: Bò vào dưới đầu xe, nhìn lên đáy bình tản nhiệt, để tìm lỗ thoát nước nằm ngay phía ngoài, rất dễ thấy nhờ cái nút khía bịt ngang, hoặc một bù long có mũ hình chữ T.
Bước 3: Đặt một cái thau lớn – dung tích khoảng 10 lit – dưới đáy bình tản nhiệt. Dùng tay hoặc một cây kìm xoắn để mở nút cho nước thoát vào trong chậu.
Bước 4 – Đóng nút để bịt lỗ thoát nước.
Bước 5 – Đổ đầy nước lã vào bình, cho đến khi nước dâng lên đầy bình, hoặc từ ngoài nhìn vào có thể thấy mặt nước lấp loáng bên trong.
Bước 6 – Đậy nắp bình tản nhiệt.
Bước 7: Mở máy cho chạy khoảng 5 phút để nước sạch lưu hành qua mọi ngõ ngách trong hệ giải nhiệt.

Bước 8: Tắt máy, để máy nguội, rồi làm lại từ bước 1 tới bước 4.
Tại sao lại phải làm lại một lần nữa? Đó là một cách súc bình đơn giản, thay vì nhét ống tưới vườn vào bình tản nhiệt rồi xối nước cho đến khi nào thấy nước trong chảy ra. Làm như vậy cũng không thể rút hết nước cũ ra khỏi hệ thống được. Trong khi đó, để nước chảy xuống đất, tràn ra đường hoặc vào các đường mương, là một hành động dẫn đến nhiều rủi ro. Trước kia, người ta vẫn làm như vậy, vì không để ý đến tác hại của dung dịch coolant đối với môi trường. Nhưng kể từ khi khám phá được sự độc hại ấy – ngấm xuống đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm, chảy vào mương lạch giết hại cá mú và các loài thủy sinh… - người có trách nhiệm với môi sinh không bao giờ làm như vậy nữa. Chúng ta nên thong thả tháo nước 2 lần, bằng cách cho chảy vào một cái chậu hứng bên dưới, để sau đó có thể đem dung dịch coolant cũ đi bỏ ở một nơi qui định.
Quan Trọng: Khi cho máy chạy, cần theo dõi chuyển động của cây kim trên đồng hồ nhiệt. Đừng bao giờ để kim lấn vào vùng đỏ báo động. Tắt máy ngay khi thấy xe có vẻ nóng hơn bình thường.
Nếu là xe cũ, đừng nên dùng các loại dung dịch pha sẵn để súc bình (Cooling system flush treatments) ở các cửa hàng bán đồ phụ tùng xe hơi. Là vì, hệ thống giải nhiệt trong xe cũ có thể bị rỉ sét nhiều chỗ, súc bình như vậy chưa chắc đã là một điều nên làm, là vì dung dịch súc bình có thể cà sát mạnh gây rò rỉ ở đáy hoặc thành bình.

Giai Đoạn II: Chế nước làm mát mới và cho “ợ khí” ra khỏi hệ tản nhiệt
Bước 1: Xem lại cẩm nang bảo trì (manual) để biết hệ tản nhiệt trong xe của mình cần bao nhiêu Nước làm mát . Mua Antifreeze (Etylene Glycol) đúng loại, (có thể nhờ nhân viên cửa hàng tìm giúp bằng cách nói hiệu và đời xe của mình), đưa về pha chung với nước sạch theo tỷ lệ 50/50 (một nửa Antifreeze, một nửa nước) đổ dung dịch ấy vào đầy bình tản nhiệt. Hoặc làm như sau: Đổ antifreeze nguyên chất – bằng một nửa dung tích của hệ giải nhiệt – vào bình, sau đó đổ đầy nửa phần còn lại bằng nước lã sạch để có một hỗn hợp 50/50.
Bước 2: Đổ đầy bình nước phụ (overflow reservoir) cũng bằng dung dịch 50/50 ấy.
Bước 3: Vẫn mở nắp bình, đề máy cho chạy đến khi bình tản nhiệt “ợ hơi”, tức là sủi những túi bọt khí nấp ở đâu đó trong hệ thống giải nhiêt ra. Mực nước làm mát trong bình sẽ từ từ hạ xuống, trong lúc có những bong bóng khí khá lớn từ trong lòng bình thoát ra vì hệ thống đang “ợ khí”. Luôn luôn để mắt trông chừng sự xê dịch của cây kim trên đồng hồ nhiệt.

Bước 4: Đổ dung dịch đầy bình tản nhiệt, và đổ vào bình phụ tới mức cần thiết.
Bước 5: Đậy nắp áp suất trở lại
Bước 6: Nếu thấy máy có vẻ nóng hơn bình thường, thêm nước làm mát , là vì có thể còn có túi khí đọng ở đâu đó đang được “ợ” ra.
Bước 7: Dùng một cái phễu, chuyển nước làm mát cũ vào trong bình plastic, rồi đi đổ ở một chỗ thích hợp. Nhiều tiệm sửa xe, cửa hàng phụ tùng…. Có thu nhận nước làm mát cũ, nhớt cũ, để đưa đi tái sinh. Bằng không, đích thân chúng ta có thể đưa chúng đến một trung tâm nhận đồ tái sinh gần nhà.
Nói thêm về chất lượng nước làm mát:
Tuổi thọ của một dung dịch antifreeze/coolant tùy thuộc vào khả năng chống mòn với sự hiện diện của các hóa chất như Silicates, phosphates và borates. Bao lâu antifreeze còn đủ nồng độ kiềm (alkaline), nó còn làm được nhiệm vụ đó. Nhưng trải qua thời gian, các hóa chất này bị phân hủy, làm cho antifreeze mất tính kiềm và trở thành acid. Nếu dung dịch làm mát có nồng độ kiềm thấp và acid cao, hiện tượng bào mòn sẽ xảy ra với những bề mặt kim loại bên trong blốc máy và bình tản nhiệt, gây rò rỉ nhiều nơi. Nhôm là kim loại dễ bị tổn thương nhất khi gặp nước làm mát có nồng độ acid cao.
Vì thế, tìm hiểu về bảo trì liên quan nước làm mát, vấn đề không phải là châm thêm khi thiếu nước, nhưng là phải thay làm mát khi dung dịch không còn tác dụng nữa. Chúng ta nên thay nước ít nhất 2 năm một lần, tốt hơn thì mỗi năm một lần. Thực ra, nhiều hãng xe cho biết đã tìm ra những công thức antifreeze “trường thọ” có hiệu lực đến 4 năm hoặc 50,000 dặm. General Motors thậm chí còn có loại nước làm mát “Dex-Cool” xài được 5 năm, hoặc 100,000 dặm trong những xe GM từ đời 1996 đổ lên. Nhưng những loại làm mát được gọi là “trường thọ” này nếu pha trộn chung với một antifreeze khác, hoặc nước làm mát cũ trong hệ thống, thì khả năng chống mòn cũng suy giảm rất nhiều.
Tựu trung, chúng ta chẳng nên kiếm những loại antifreeze trường thọ ấy, nhất là khi nó lại đắt hơn loại bình thường quá nhiều. Vả chăng, dù không so đo gì về tiền bạc, liệu chúng ta có dám để nước trong xe của mình đến 4,5 năm mà không thay hay không? Theo ý kiến chúng tôi thì không. Thay Antifreeze/coolant mỗi năm hoặc 2 năm một lần là một thứ bảo hiểm rẻ tiền và an toàn nhất.
 
Hạng D
5/5/12
1.539
214
63
15
niềm đam mê
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

Cái zụ này em nghe một số tay đua nói, mong các bác cho ý kiến:
Khi xe chạy ko máy lạnh thì chỉ có một quạt giải nhiệt chạy. Khi mở máy lạnh thì cà hai quạt giải nhiệt điều chạy và động cơ cũng phải làm việc nhiều hơn. Vậy tính riêng về vấn đề giải nhiệt thì nên mở AC để 2 quạt chạy tốt hơn hay ko cần mở AC (ko bàn về vấn đề xăng và nhiệt độ trong xe)

Khi lên đèo thì nên mở hay tắt AC sẽ tốt hơn? (ko bàn về vấn đề xăng và nhiệt độ trong xe)
Sao xe fiat thiết kế kim nhiệt dao động lớn, em thấy dòng Honda (Accord) thì kim nhiệt hầu như chết một chỗ.
Các bác nào rành về phần này cho em tí kinh nghiệm với ạ!
 
3ms confirmed
Hạng D
16/4/11
1.941
432
83
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

cứ mở máy lạnh thoải mái, máy lạnh là tiện nghi tối thiểu của xe mà
em nghĩ kỹ sư thiết kế xe họ đã tính toán rồi, nếu thấy máy yếu do tải máy lạnh thì mình về số thấp hoặc tắt máy lạnh
Kim nhiệt của siena dao đông, nhưng qua albea thì đứng im giống như xe Nhật.
Vụ này em thấy cũng lạ, cá nhân em nghĩ cái này do độ nhạy đồng hồ thôi, chứ k thể giữ nhiệt độ ổn định tuyệt đối đc, VD: đồng hồ siena sẽ nhảy kim nếu thay đổi 1 độ, nhưng đồng hồ albea thì 5 độ kim mới nhảy, như vậy nhìn vào sẽ thấy kim nhiệt albea ổn định hơn
 
Hạng C
26/3/12
583
224
43
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

3ms nói:
cứ mở máy lạnh thoải mái, máy lạnh là tiện nghi tối thiểu của xe mà
em nghĩ kỹ sư thiết kế xe họ đã tính toán rồi, nếu thấy máy yếu do tải máy lạnh thì mình về số thấp hoặc tắt máy lạnh
Kim nhiệt của siena dao đông, nhưng qua albea thì đứng im giống như xe Nhật.
Vụ này em thấy cũng lạ, cá nhân em nghĩ cái này do độ nhạy đồng hồ thôi, chứ k thể giữ nhiệt độ ổn định tuyệt đối đc, VD: đồng hồ siena sẽ nhảy kim nếu thay đổi 1 độ, nhưng đồng hồ albea thì 5 độ kim mới nhảy, như vậy nhìn vào sẽ thấy kim nhiệt albea ổn định hơn

J ai cũng ngại nóng máy. Nên E nghĩ đa số seina đều bị fiater bỏ van hằng nhiệt nên máy không giử được nhiệt độ ổn định->Kim nhiệt nó lên lên xuống xuống hoài:D. Dẫn đến không tốt cho động cơ.
Mà công nhận là siena máy nóng khiêp, nhưng theo e nên gắn van hằng nhiệt. Giải nhiệt thì có quạt lo rồi. Nhà sản xuất đã tính rất kỹ, nếu thừa họ sẽ bỏ ngay để tiết kiệm. Nghe đâu van hang nhiệt gần 1 chai.
 
Hạng D
5/5/12
1.539
214
63
15
niềm đam mê
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

pviettan nói:
3ms nói:
cứ mở máy lạnh thoải mái, máy lạnh là tiện nghi tối thiểu của xe mà
em nghĩ kỹ sư thiết kế xe họ đã tính toán rồi, nếu thấy máy yếu do tải máy lạnh thì mình về số thấp hoặc tắt máy lạnh
Kim nhiệt của siena dao đông, nhưng qua albea thì đứng im giống như xe Nhật.
Vụ này em thấy cũng lạ, cá nhân em nghĩ cái này do độ nhạy đồng hồ thôi, chứ k thể giữ nhiệt độ ổn định tuyệt đối đc, VD: đồng hồ siena sẽ nhảy kim nếu thay đổi 1 độ, nhưng đồng hồ albea thì 5 độ kim mới nhảy, như vậy nhìn vào sẽ thấy kim nhiệt albea ổn định hơn

J ai cũng ngại nóng máy. Nên E nghĩ đa số seina đều bị fiater bỏ van hằng nhiệt nên máy không giử được nhiệt độ ổn định->Kim nhiệt nó lên lên xuống xuống hoài:D. Dẫn đến không tốt cho động cơ.
Mà công nhận là siena máy nóng khiêp, nhưng theo e nên gắn van hằng nhiệt. Giải nhiệt thì có quạt lo rồi. Nhà sản xuất đã tính rất kỹ, nếu thừa họ sẽ bỏ ngay để tiết kiệm. Nghe đâu van hang nhiệt gần 1 chai.

Cái hay của siena cũng ở chỗ kim nhiệt dao động nhiều, khi hệ thống báo nhiệt (đồng hồ, cảm biết...) có sự cố thì tài xế biết ngay. Còn cái kim đứng im một chỗ thì... :mad::mad:cháy xe mới biết
 
3ms confirmed
Hạng D
16/4/11
1.941
432
83
Re:FIAT SIENA 1.6 HL

hehe, nhân vụ vỏ xe, các bác dùng vỏ hiệu nào Mit, BS, GY, Yo...