Chủ đề tương tự
Em không hiểu xem đua xe qua TV thì thấy cái gì, ngồi cứ thất chạy vòng vòng hoài, chẳng biết khi nào dừng. Công nhận con người là loài lắm trò nhất trên hành tinh này.
...vâng...cứ thế này thì buồn ngủ lắm...Ferrari Dino nói:Hình như chạy lâu gùi mà bác, hum qua phát lại thì phải!
Thực ra thoạt nhìn thì nó có vẻ buồn ngủ thật, tuy nhiên nếu ta chịu khó tìm hiểu những thay đổi của luật ảnh hưởng thế nào sẽ "nhìn" được mặt tích cực của nó. Từ hôm qua đến giờ em để ý thấy không ít ý kiến cho rằng chặng vừa rồi quá tẻ nhạt...đúng vậy nếu như ta chỉ nhìn vào về nổi của vấn đề...vậy thực hu nó thể nào. Theo em có một số điểm sau nếu chúng ta để ý sẽ thấy được "cái hay"...tạm gọi thế...của chặng đua, hay nói rộng hơn chút thì của mùa giải mới:
Thứ nhất: việc cấm bơm xăng giữa chặng khiến việc thiết kế chiếc xe gần như không thừa hưởng được gì từ chiếc xe của mù trước cho dù các quy định về khí động học không thay đổi mới. Chiếc xe mới sẽ (đã) rộng và dài hơn để có chỗ cho bình xăng vốn trước chỉ được làm để mang theo khoảng 90kg xăng...nay tăng lên khoảng 160kg. Điều này khiến việc thiết kế đặt sự cân bằng trong phân bổ trọng lượng xe lên 2 trục phải bắt đầu từ con số không mà không thừa hưởng được gì từ mùa giải đã qua.
Trong quá trình đua lượng xăng sẽ giảm qua từng vòng và khiến cho cân bằng trọng lượng thay đổi liên tục...điều này dẫn đế hệ quả gì...đó là các tay đua sẽ phải manage lốp xe rất cẩn thận qua từng vòng. Nói một cách đơn giản thì xe sẽ càng ngày càng nhanh hơn vì nhẹ hơn, nhưng bù lại lốp degrade sẽ khiến chiếc xe chậm hơn...làm sao để dung hoà 2 chuyện này...tay đua nào manage bộ lốp tốt hơn sẽ có lợi thế hớn.
Tiếp đến là setup...quy định mới là các tay đua lọt vào Q3 sẽ chạy phân hạng với lượng xăng ít nhất có thể...vậy thì chiếc xe phải setup làm sao để ngay lập tức đưa bộ lốp "nóng" ngay chỉ trong 1 hot-lap nhưng sau đó khi vào cuộc lại phải rất "nhẹ nhàng" với chính bộ lốp đó mà không phải điều chỉnh lại setup.
Tất cả dẫn đến việc "tyre management" trở nên rất quan trọng. Cụ thể nếu các bác để ý trước đây, các tay đua luôn cố bám thật xát tay đua phía trước để lợi dụng cái gọi là slip stream trước khi thực hiện cú sling-shot rồi vượt ở khúc cua...sang mùa này các tay đua muốn manage bộ lốp sẽ không dám làm như vậy ở những thời điểm không thích hợp. Ví dụ như hôm qua, rất nhiều lần Alonso phải chạy ra khỏi racing line ở các đoạn thẳng để tránh đi vào slip stream của Vettel. Để hiểu điều nay xin nói về slip stream và towing. Mỗi chiếc xe khi chạy sẽ sinh ra vùng khí vị nhiễu động phía sau nó. Vùng nhiễu động này gặp cánh gió của xe phía sau sẽ làm cánh gió đó bị stall (mất tác dụng do không sinh ra down force) và khi không sinh ra down force thì sẽ có ít drag (2 thằng này là tỷ lệ thuận) do đó xe sẽ chạy nhanh hơn. Và nhanh hơn đồng nghĩa với vận tốc trước khi vào cua nhanh hơn và do đó đòi hỏi lực phanh lớn hơn, ộ lốp làm việc nặng nhọc hơn...tuổi thọ giảm nhanh hơn. Nếu như theo quy định cũ thì việc này không quá đau đầu vì lhi đó xe nhẹ hơn do mang ít xăng hơn nên bộ lốp bị "trừng phạt" nhẹ hơn, hơn nữa đa phần các đội dùng chiến thuật 2-stop nên các tay đua có nhiều "của cải" để đầu tư hơn. Nhưng dưới quy định mới thì các tay đua phải hết sức thận trọng trong quyết định tấn công của mình. Đến đây chắc các bác hiểu vì sao hôm qua Alonso toàn phải né slip stream của Vettel.
Ngoài việc né slip stream, các tay đua có món hàng nào để giúp cho việc manage bộ lốp. Như Ferrari có hệ thống cánh gió trước điều chỉnh được góc nghiêng. Cái này đối với Ferrari ko mới vì họ dùng từ mùa trước do xe họ nặng hơn vì phải cõng hệ thống KERS. McLaren năm nay mới bắt đầu dùng nên còn nhiều thứ phải học. Hệ thống này điều chỉnh độ nghiêng cánh gió trước qua đó tăng hoặc giảm các hiệu ứng khí động tùy vào việc xe chạy trên đường thẳng hay vào cua...cụ thể là tăng góc canh gió khi vào cua và giảm khi chạy thẳng. Tuy nhiên McLaren lại có hệ thống tạm gọi là "blown rear wing"......hệ thống này gây khá nhiều tranh cãi cho đến khi được công nhận về tính hợp pháp của nó. Bác nào quan tâm đến hệ thống này thì có lẽ sẽ làm cái post riêng.
Hôm qua khi trả lời phỏng vấn sau cuộc đua Alonso nói hắn lên kế hoạch tấn công Vettel vào khoảng 10 vòng cuối và kiên nhẫn chờ...đó có lẽ sẽ là việc mà các tay đua mùa giải này phải làm quen...có điều xe của Vettel bị teo 1 con bugi nên chỉ còn chạy 7 máy khiến ta không có điều kiện kiểm chứng "kế hoạch" của Alonso để biết thực hu thế nào. Tuy nhiên em thì tin rằng đó có lẽ là bức tranh chung của mùa giải này...kiểu dạng 30 chưa phải là tết hay save the best for last...cứ hình dùng các tay đua ngoài việc tấn công khi đối phương phạm sai lầm thì cuộc chiến đa phần sẽ diễn ra ở những vòng cuối...lúc đó xe đã nhẹ, lốp đã mòn...khối thứ hay để xem...
Vậy nên chớ vội phán rằng mùa nay chán vì luật thay đổi...hay kiên nhẫn chờ thêm 2-3 chặng nữa rồi hãy kết luận...lúc đó cũng chưa muộn......còn với em thì thế nào cũng được miễn Ferrari cứ làm mấy nhát 1-2 là êm...
Ps...xin phép chuyển bài này về box F1 cho nó đúng chuẩn.
kebab nói:...có gì đâu bác...15 năm trước lúc đầu em cũng thấy nó buồn ngủ lắm...
và 15 năm sau cũng vẫn còn buồn ngủ
...thầy gần đúng...ở nhà em thường quát bọn nhóc nhà em thế này: 10 năm trước ta là Trung đoàn phó, 10 năm sau ta là Phó trung đoàn trưởng...oai...
vậy là mùa này chỉ cần theo dõi 3 điểm chính
-xuất phát
-pitstop
-10 vòng cuối
còn lại đoạn giữa chán, đúng không bác Bắp
em đọc thấy Schumi (và 1 vài tay đua khác) bảo chạy kiểu này không thể vượt được nếu xe trước ko bị lỗi (tất nhiên với những xe gần như nhau về tốc độ).
Nói chung đa số vẫn chưa quen cái cảnh các xe mang lặc lè 1 thùng nhiên liệu rồi nối đuôi nhau chạy
-xuất phát
-pitstop
-10 vòng cuối
còn lại đoạn giữa chán, đúng không bác Bắp
em đọc thấy Schumi (và 1 vài tay đua khác) bảo chạy kiểu này không thể vượt được nếu xe trước ko bị lỗi (tất nhiên với những xe gần như nhau về tốc độ).
Nói chung đa số vẫn chưa quen cái cảnh các xe mang lặc lè 1 thùng nhiên liệu rồi nối đuôi nhau chạy