RE: Formula 1 :: British GP - July 6, 2008
Quay trở lại với cái xe của Ferrari, bác Bắp - cái mà em lăn tăn muốn các bác am hiểu kỹ thuật giải thích là: em đặt vấn đề là hiệu suất của các thiết kế khí động học ở các dải tốc độ khác nhau. Rõ ràng là trong điều kiện đường khô các xe sẽ hoạt động ở các dải tốc độ cao hơn khi đường trơn (ở tất cả các đoạn luôn: đoạn thẳng, vào cua, ra khỏi cua ....v.v). Và khi đó với các thiết kế của mình thì xe Ferrari sẽ đạt hiệu quả cao. Nhưng khi buộc phải hoạt động ở các dải tốc độ thấp hơn (đường trơn) thì các thiết kế này không (hay ít, chưa kể tác dụng ngược) phát huy được vai trò dẫn đến hiệu quả hoạt động kém hẳn. Chưa kể là trạng thái khí động của môi trường ở điều kiện không mưa và có mưa là khác nhau rất nhiều. Cái này ở đường Monaco đã thấy phần nào rồi.
He, he, nếu các nhận xét của em đúng thì khéo Ferrari cần phải nghiên cứu thiết kế thêm phần khí động học để hoạt động ở các dải tốc độ thấp.
Bác Bắp, bác chưa hiểu ý em rồi. Vấn đề của GP Anh thì lỗi lớn nhất là do quyết định sai về lốp. Còn dẫn đến sai lầm này là do DỰ ĐOÁN sai về thời tiết, mà "nắng mưa là việc của giời" nên như em đã nói em chỉ coi là rủi ro nghề nghiệp thôi, chứ còn đánh giá là "thật sự rất kém" thì có vẻ hơi nặng bác michaelkhoa ạ.Trích đoạn: kebab
Theo em được biết thì Ferrari có 2 profile cho 2 dạng đường đua, với đường đua đòi hỏi cấu hình khí động học cao hơn thì Ferrari sử dụng cánh gió trước với thiết kế lỗ để tăng hiệu quá khí động học. Silverstone là đường đua đòi hỏi tính năng khí động học cao nên Ferrari đã sử dụng cánh gió nói trên và dù trời có mưa hay không mưa thì đặc trưng này của Silverstone là không thay đổi.Trích đoạn: dontknow
Về xe của Ferrari thì có lẽ do được thiết kế để tối ưu hoá cho di chuyển ở các dải tốc độ cao (về mặt khí động học) nên khi gặp trời mưa - các xe buộc phải chạy ở dải tốc độ thấp hơn thì các điểm mạnh này lại gây phản tác dụng làm cho xe của Ferrari yếu đi rõ rệt.
Cá nhân em không cho rằng vấn đề của Ferrari nằm ở chiếc xe. Theo em, thành tích của Ferrari ngày hôm qua là hệ quả của những quyết định sai lầm về chiến thuật. Cụ thể điểm mấu chốt nằm ở quyết định không thay lốp cho Kimi ở lần pit đầu tiên và thứ 2 là quyết định đổ xăng cho Kimi để chuyển sang chiến thuật 1 pit với hy vọng trời xe ngừng mưa và điều kiện mặt đường sẽ tốt lên.
Điều này được chứng minh nếu ta so sánh thành tích của Kimi với chinhe Lewis trước khi 2 tay đua này pit. Khi Lewis lên vị trí dẫn đầu và Kimi có phần bị giữ chân với Kovi thì Lewis cũng không thể tận dụng được lời thế này mà ra tăng khoảng cách đáng kể và khi Kimi vượt qua được Kovi thì khoảng cách đã được giảm xuống tối đa. Nhưng ngay sau khi pit, với bộ lốp mòn và lượng xăng lớn hơn, Kimi đã không thể làm gì hơn ngoài việc mất dần vị trí và tụt xuống tận vị trí thứ 11.
Quay trở lại với cái xe của Ferrari, bác Bắp - cái mà em lăn tăn muốn các bác am hiểu kỹ thuật giải thích là: em đặt vấn đề là hiệu suất của các thiết kế khí động học ở các dải tốc độ khác nhau. Rõ ràng là trong điều kiện đường khô các xe sẽ hoạt động ở các dải tốc độ cao hơn khi đường trơn (ở tất cả các đoạn luôn: đoạn thẳng, vào cua, ra khỏi cua ....v.v). Và khi đó với các thiết kế của mình thì xe Ferrari sẽ đạt hiệu quả cao. Nhưng khi buộc phải hoạt động ở các dải tốc độ thấp hơn (đường trơn) thì các thiết kế này không (hay ít, chưa kể tác dụng ngược) phát huy được vai trò dẫn đến hiệu quả hoạt động kém hẳn. Chưa kể là trạng thái khí động của môi trường ở điều kiện không mưa và có mưa là khác nhau rất nhiều. Cái này ở đường Monaco đã thấy phần nào rồi.
He, he, nếu các nhận xét của em đúng thì khéo Ferrari cần phải nghiên cứu thiết kế thêm phần khí động học để hoạt động ở các dải tốc độ thấp.