Theo Em thì không phải do góc va chạm. Fo có lợi thế............ GẦM CAO HƠN . Vì dàn khung gầm em tải còn nguyên. Nhưng nói gì thì nói với lực va chạm như vậy mà cột chử A của Fo còn nguyên thì cũng là quá đạt rồiDo góc va chạm làm cho con Fortuner trở nên cứng cáp hơn so với con Mazda tải!
Hihi bác . Thường mọi ngươi chỉ quan tâm có To nên hay nâng cao tầm nguy hiểm. Còn các vụ hãng khác thì hiếm khi lên thớtchủ xe có sao không bác? em hỏi thật vì kg biết vụ này
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-...m-nat-xe-ford-focus-tren-cao-toc/1068208.html
Nhìn hình con focus thì chắc có ai trg xe cũng khó lòng qua khỏi
đúng rồi bác, khác chút ít là tôn vỏ của Fortuner Vn được dập tại nhà máy Vĩnh Phúc, khung gầm cũng được hàn gắn tại Vĩnh Phúc luôn @@, thành ra chất lượng có hơi bèo nhèo. Còn máy móc linh kiện các kiểu thì nhập hết nên không bàn
Mình xin được trích dẫn bài báo này (chủ yếu là phần in đậm) cho mọi người hiểu hơn về Toyota VN nhé
Nguồn : http://vietbao.vn/O-to-xe-may/Toyota-bat-dau-dap-than-xe-Corolla-tai-Viet-Nam/10809932/350/
Toyota Việt Nam: Nỗ lực "giải" bài toán nội địa hóa
(HQ Online)- Là một trong những liên doanh đầu tiên nỗ lực đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ô tô tại Việt Nam, cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô khác, Toyota Việt Nam (TMV) luôn mong muốn nâng cao tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm. Song trong bối cảnh dung lượng thị trường quá nhỏ, chính sách ưu đãi công nghiệp hỗ trợ không rõ ràng, các nhà cung cấp linh kiện không mặn mà... thì việc giải bài toán nội địa hóa (NĐH) hoàn toàn không dễ dàng. Vậy Toyota Việt Nam đã làm thế nào trong 20 năm qua?Hiện TMV vẫn là nhà máy đầu tiên và duy nhất trong số các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam sở hữu xưởng dập. Xưởng dập có tổng diện tích 2.940 m2 với công suất hiện tại lên đến 45.400 xe/ năm.
KhóĐây là một thực tế, bởi dung lượng thị trường ô tô Việt Nam quá nhỏ, từ vài chục nghìn xe, sau 20 năm phát triển, đến nay thị trường ô tô Việt Nam cũng chỉ loanh quanh ở mức trên 100.000 xe và năm 2015, dự kiến sẽ đạt "đỉnh" cao nhất từ trước đến nay, thì cũng chỉ vào khoảng gần 300.000 xe. Nhưng số lượng này được xem là chưa "thấm vào đâu" bởi theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực này, muốn bàn đến NĐH thì dung lượng thị trường cần phải đạt con số tối thiểu là 1 triệu xe/ năm.Không phải "vô cớ" mà nhiều năm nay, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) liên tục tổ chức triển lãm công nghiệp hỗ trợ nhằm tìm ra các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng cho nhiều lĩnh vực, trong đó có sản xuất ô tô tại Việt Nam. Thực tế từ các cuộc triển lãm ấy cho thấy, năng lực của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ trợ cho công nghiệp ôtô ở Việt Nam còn hạn chế, chưa đủ điều kiện cũng như chất lượng để các đối tác nước ngoài quan tâm. Khoảng cách về công nghệ cũng như vốn mà họ sẽ phải bỏ ra để đầu tư là quá lớn khiến các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ở Việt Nam vẫn chỉ giậm chân tại chỗ.Tích cực đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam luôn là mục tiêu hàng đầu của TMV. Vì vậy, kể từ khi thành lập, TMV luôn nỗ lực gia tăng tỉ lệ NĐH cho các sản phẩm. Tuy nhiên với thực tế như trên, mục tiêu nâng tỉ lệ NĐHcủa TMV được xem là là bài toán khó, rất khó đòi hỏi quyết tâm cũng như nỗ lực lớn và cả sự dũng cảm của doanh nghiệp.Nỗ lựcHướng giải quyết cho bài toán NĐH của TMV trước tiên là "Tự thân vận động".Năm 2003, sự ra đời và đi vào hoạt động của xưởng dập tại nhà máy TMV đánh dấu một cột mốc quan trọng, thể hiện nỗ lực của TMV đối với việc nâng cao tỷ lệ NĐH các chi tiết thân vỏ xe.
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}
Xưởng dập
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tháng 8 - 2008, TMV mở rộng thêm xưởng sản xuất khung gầm đầu tiên tại nhà máy với mục đích tăng cường tỉ lệ NĐH cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm dòng SUV của Toyota với công suất tối đa 21.000 khung xe/năm. Xưởng gồm hai dây chuyền: Hàn và sơn tĩnh điện tự động. Với sự ra đời của xưởng này, thay vì nhập khẩu toàn bộ khung xe hoàn chỉnh như trước đây thì nay TMV chỉ cần nhập khẩu những chi tiết nhỏ tháo rời (gồm gầm dọc, những thanh ngang và giá đỡ) của khung gầm, sau đó tiến hành sản xuất thành những khung xe hoàn chỉnh trên dây chuyền hàn và sơn tĩnh điện hiện đại và tự động.Bên cạnh hoạt động của xưởng sản xuất khung gầm, hàng năm, TMV cũng luôn nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất phụ tùng linh kiện ngay tại nhà máy, đặc biệt là tại xưởng dập, thay vì nhập khẩu như trước đây. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng phụ tùng dập do TMV sản xuất dành cho mẫu xe Vios là 7 loại sản phẩm, Fortuner là 5 và Innova là 14, trong đó có thể kể đến phụ tùng dập cho sàn (sàn xe trước, sàn giữa, sàn xe sau) xe Vios, Fortuner và Innova cũng như thân xe Vios & Innova.Kêu gọi đầu tưTrên thế giới không nhà sản xuất nào tự sản xuất được cả chiếc ô tô, cũng không nhà sản xuất nào có ý định đầu tư sản xuất hết các linh kiện phụ tùng. TMV cũng vậy. Chính vì vậy Công ty đã không ngừng tìm kiếm thêm các nhà cung cấp nội địa để nâng cao tỷ lệ NĐH cho các sản phẩm.Với quyết tâm đó, TMV đã thành công trong việc mời gọi một số nhà cung cấp nằm trong nhóm các nhà cung cấp của Tập đoàn Toyota Nhật Bản vào Việt Nam đầu tư sản xuất kinh doanh như Denso, Toyota Boshoku, Toyoda Gosei, …
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiện TMV có tất cả 18 nhà cung cấp phụ tùng, bao gồm: Harada Việt Nam, Denso Việt Nam, Toyota Boshoku Hà Nội (trước đây là Takanichi), Cty Dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu, Cty Yazaki Việt Nam, Cty Sumi-Hanel, Cty GS Việt Nam, Cty Nagata Việt Nam, Cty Inoac Việt Nam, Cty Công nghiệp chính xác Việt Nam (VPIC1) và Cty Summit Auto Seat industry Hà Nội,…Nhờ hoạt động của xưởng dập và xưởng khung gầm xe cũng như đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới 18 nhà cung cấp, tất cả 5 mẫu xe do TMV sản xuất (Vios, Corolla, Camry, Innova & Fortuner) đều có tỷ lệ NĐH đạt trong khoảng từ 19% đến 37% theo phương pháp xác định giá trị của ASEAN tùy theo từng mẫu xe (sản lượng cao, tỷ lệ nội địa hóa cao), trong đó Innova là mẫu xe đạt tỷ lệ nội địa hóa cao nhất là 37%. Đến năm 2015, tổng số sản phẩm NĐH của TMV cho tất cả các dòng xe đã lên tới trên 270 sản phẩm các loại. Riêng trong năm 2015, TMV đã NĐH thành công 6 sản phẩm bao gồm: Móc kéo, bộ dụng cụ và ăng-ten cho xe Vios, thép tấm sàn xe Corolla, dầu và vòng đệm hộp số.... ...
Coi mấy cái clip nước ngoài thấy thân xe sau khi hàn xong được xử lý phốt phát hóa bề mặt để bám sơn tốt, sau đó nhúng toàn bộ thân xe vào bể sơn âm cực để dung dịch sơn lót len lỏi vào mọi ngóc ngách. Mục đích là chống rỉ sét.
Sơn tĩnh điện là phun sơn dạng bột sẽ bám vào bề mặt kim loại tích điện trái dấu, sau đó hấp cả thân xe cho sơn chín. Câu hỏi là toàn bộ bề mặt chổ khuất, chổ ghép mí của thân xe có được phủ sơn không?
Đừng nói bài viết bảo sơn tĩnh điện là lúc sơn màu nha.
không phải đâu bác ơi, xe tải nhỏ mà (loại này chưa tới 2 tấn) mà lại đầu bằng nên đâm trực diện toyota fortuner bị vậy là đúng rồi vì toyota đầu dài và cao dàn nữa.Xem hình em kết luận luôn là xe tải Mazda bên Thái vỏ mỏng quá, không an toàn