Bất động sản Tp.HCM: Nguồn cung ồ ạt đổ ra thị trường
Trong 3 tháng qua, tại Tp.HCM có 10.494 căn hộ trong tổng số 18.303 căn chào bán ra thị trường đã được mua, chiếm tỷ lệ 67%...
ÁI VÂN
Đánh giá về thị trường bất động sản tại Tp.HCM trong quý 2, Công ty CBRE Việt Nam ngày 30/6 nhận định thị trường này đang có sự khởi sắc ở tất cả các loại hình sản phẩm.
Theo báo cáo, thị trường căn hộ bán phục hồi một cách ngoạn mục. Tỉ lệ giao dịch thành công đạt mức kỷ lục từ trước tới nay. Trong 3 tháng qua, có 10.494 căn hộ trong tổng số 18.303 căn chào bán ra thị trường đã được mua, chiếm tỷ lệ 67%.
Bùng nổ nguồn cung
Sức mua tăng mạnh đã giúp cho lượng hàng hóa căn hộ chào mới trong năm 2015 và cả những sản phẩm đã được tung ra thị trường trong năm 2014 đều được hấp thụ tốt. Tỷ lệ tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2015 bằng tổng số lượng căn hộ tiêu thụ của cả năm 2014.
Một điều đáng chú ý là phân khúc căn hộ cao cấp chiếm hơn 1/2 đạt 5.800 căn, trong khi chỉ có khoảng 2.800 căn được tiêu thụ là thuộc phân khúc bình dân.
Điều đó cho thấy, phân khúc cao cấp được các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư. Theo đánh giá của CBRE, quý 2/2015 là quý có số căn hộ cao cấp tung ra thị trường đạt cao từ trước tới nay, với 4.500 căn. Con số căn hộ cao cấp chưa dừng lại đó mà sẽ tiếp tục được các chủ đầu tư bung hàng tiếp trong 6 tháng cuối năm.
Đơn cử như dự án Vinhomes Central Park có tổng cộng 10.000 căn hộ, nhưng hiện mới chỉ đưa ra thị trường 3.000 căn và 7.000 căn hộ còn lại theo kế hoạch sẽ tung ra hết trong năm 2015. Tiếp đó, một loạt các dự án tọa lạc tại quận 2 như khu đô thị Sala ở khu đô thị Thủ Thiêm.
Trong khi đó, Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín cho biết đã có 1.200 căn hộ, đất nền của công ty này được giao dịch thành công trong quý 2, chiếm gần 15% tổng lượng giao dịch trên toàn thị trường địa ốc Tp.HCM.
Cuối tháng 6, Sacomreal còn lấn sân sang phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp với dự án Jamona Home Resort (quận Thủ Đức) có diện tích lên tới 9 ha (238 biệt thự nghỉ dưỡng) với tổng vốn hơn 400 tỷ đồng bên sông Vĩnh Bình. Đây cũng là dự án nghĩ dưỡng đầu tiên được giới thiệu tại Tp.HCM.
Khi trên thị trường căn hộ cao cấp đang chiếm lượng lớn cũng đồng nghĩa với cơ hội sở hữu nhà của người có thu nhập trung bình càng hẹp dần cũng như người có thu nhập thấp càng ít cơ hội hơn.
Liệu với lượng căn hộ phân khúc cao cấp như hiện nay, thị trường có tiếp tục lâm vào tình trạng thừa cung, thiếu cầu do sản phẩm vượt quá khả năng của người có nhu cầu thực như cách đây mấy năm?
Hứa hẹn một diện mạo mới
Thị trường bán lẻ cũng đã rục rịch chuyển mình sau 3 năm yên ắng. Trong quý 2, Công ty TNHH đầu tư Mapletree (Singapore) và Saigon Coop đã khai trương trung tâm thương mại SC VivoCity tại quận 7.
Trong thời gian tới, một khối lượng diện tích sàn bán lẻ mới sẽ cung ứng ra thị trường, ước có khoảng 170.000m2 và sẽ tập trung ở khu vực ngoài trung tâm, gồm dự án Vincom Megamall (120.000m2), Vincom Quang Trung (27.000m2).
Không chỉ có dự án mới mà các dự án hiện có cũng được cải tạo lại. Cuối tháng 6, Saigon Center sẽ đóng cửa 1 năm để thi công kết nối với dự án giai đoạn 2. Sau khi hoàn tất trung tâm thương mại này sẽ có một bộ mặt mới hoàn toàn. Trung tâm thương mại Union Square cũng sẽ đóng cửa vào tháng 10 để thiết kế lại mặt bằng.
Mới đây Ban Quản lý đường sắt đô thị Tp.HCM đã trình UBND đề cương xây dựng khu thương mại ngầm với tổng vốn đầu tư 6.300 tỷ đồng, quy mô 45.000 m2 mặt sàn. Dự án này hiện đã có Công ty Toshin Development (Nhật Bản) đề xuất tham gia hợp tác 33% tổng kinh phí đầu tư.
UBND Tp.HCM cũng sẽ làm việc với các chủ đầu tư các tòa nhà nằm dọc hai bên đường Nguyễn Huệ và trung tâm ga Metro để tiến đến kết nối tạo thành khu mua sắm thông suốt.
Trong 3 tháng qua, thị trường văn phòng cũng đón thêm 3 tòa nhà mới như Vietcombank Tower, Lim 2, Bến Thành. Hoạt động kinh doanh cho thuê mặt bằng văn phòng vẫn tiến triển tốt. Trong quý, diện tích thực thuê của văn phòng hạng A là 37.413m2.
Giá cho thuê mặt bằng văn phòng của các hạng đều nhích nhẹ, chỉ những tòa nhà được chủ đầu tư thực hiện chiến lược lấp kín thì mới giảm giá cho thuê, chủ yếu là các tòa nhà cũ. Những mặt sàn có diện tích lớn trên 1.000-2.000m2 không còn nguồn cung, hiện khách có nhu cầu phải đợi đến cuối năm.
Theo dự báo, đối với các sản phẩm như mặt bằng văn phòng, mặt bằng bán lẻ, thị trường bất động sản Tp.HCM nguồn cung tăng mạnh, tạo điều kiện cho bộ mặt hạ tầng hoàn chỉnh hơn. Song, với nguồn cung căn hộ tăng quá nhiều và trong thời gian ngắn, có thể lại là nỗi lo không nhỏ. Vì vậy, chưa thể vội mừng trước thông tin toàn thị trường khởi sắc mà cần thận trọng theo dõi.
http://vneconomy.vn/bat-dong-san/ba...g-o-at-do-ra-thi-truong-20150701121642443.htm
Trong 3 tháng qua, tại Tp.HCM có 10.494 căn hộ trong tổng số 18.303 căn chào bán ra thị trường đã được mua, chiếm tỷ lệ 67%...
ÁI VÂN
Đánh giá về thị trường bất động sản tại Tp.HCM trong quý 2, Công ty CBRE Việt Nam ngày 30/6 nhận định thị trường này đang có sự khởi sắc ở tất cả các loại hình sản phẩm.
Theo báo cáo, thị trường căn hộ bán phục hồi một cách ngoạn mục. Tỉ lệ giao dịch thành công đạt mức kỷ lục từ trước tới nay. Trong 3 tháng qua, có 10.494 căn hộ trong tổng số 18.303 căn chào bán ra thị trường đã được mua, chiếm tỷ lệ 67%.
Bùng nổ nguồn cung
Sức mua tăng mạnh đã giúp cho lượng hàng hóa căn hộ chào mới trong năm 2015 và cả những sản phẩm đã được tung ra thị trường trong năm 2014 đều được hấp thụ tốt. Tỷ lệ tiêu thụ của 6 tháng đầu năm 2015 bằng tổng số lượng căn hộ tiêu thụ của cả năm 2014.
Một điều đáng chú ý là phân khúc căn hộ cao cấp chiếm hơn 1/2 đạt 5.800 căn, trong khi chỉ có khoảng 2.800 căn được tiêu thụ là thuộc phân khúc bình dân.
Điều đó cho thấy, phân khúc cao cấp được các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư. Theo đánh giá của CBRE, quý 2/2015 là quý có số căn hộ cao cấp tung ra thị trường đạt cao từ trước tới nay, với 4.500 căn. Con số căn hộ cao cấp chưa dừng lại đó mà sẽ tiếp tục được các chủ đầu tư bung hàng tiếp trong 6 tháng cuối năm.
Đơn cử như dự án Vinhomes Central Park có tổng cộng 10.000 căn hộ, nhưng hiện mới chỉ đưa ra thị trường 3.000 căn và 7.000 căn hộ còn lại theo kế hoạch sẽ tung ra hết trong năm 2015. Tiếp đó, một loạt các dự án tọa lạc tại quận 2 như khu đô thị Sala ở khu đô thị Thủ Thiêm.
Trong khi đó, Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín cho biết đã có 1.200 căn hộ, đất nền của công ty này được giao dịch thành công trong quý 2, chiếm gần 15% tổng lượng giao dịch trên toàn thị trường địa ốc Tp.HCM.
Cuối tháng 6, Sacomreal còn lấn sân sang phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp với dự án Jamona Home Resort (quận Thủ Đức) có diện tích lên tới 9 ha (238 biệt thự nghỉ dưỡng) với tổng vốn hơn 400 tỷ đồng bên sông Vĩnh Bình. Đây cũng là dự án nghĩ dưỡng đầu tiên được giới thiệu tại Tp.HCM.
Khi trên thị trường căn hộ cao cấp đang chiếm lượng lớn cũng đồng nghĩa với cơ hội sở hữu nhà của người có thu nhập trung bình càng hẹp dần cũng như người có thu nhập thấp càng ít cơ hội hơn.
Liệu với lượng căn hộ phân khúc cao cấp như hiện nay, thị trường có tiếp tục lâm vào tình trạng thừa cung, thiếu cầu do sản phẩm vượt quá khả năng của người có nhu cầu thực như cách đây mấy năm?
Hứa hẹn một diện mạo mới
Thị trường bán lẻ cũng đã rục rịch chuyển mình sau 3 năm yên ắng. Trong quý 2, Công ty TNHH đầu tư Mapletree (Singapore) và Saigon Coop đã khai trương trung tâm thương mại SC VivoCity tại quận 7.
Trong thời gian tới, một khối lượng diện tích sàn bán lẻ mới sẽ cung ứng ra thị trường, ước có khoảng 170.000m2 và sẽ tập trung ở khu vực ngoài trung tâm, gồm dự án Vincom Megamall (120.000m2), Vincom Quang Trung (27.000m2).
Không chỉ có dự án mới mà các dự án hiện có cũng được cải tạo lại. Cuối tháng 6, Saigon Center sẽ đóng cửa 1 năm để thi công kết nối với dự án giai đoạn 2. Sau khi hoàn tất trung tâm thương mại này sẽ có một bộ mặt mới hoàn toàn. Trung tâm thương mại Union Square cũng sẽ đóng cửa vào tháng 10 để thiết kế lại mặt bằng.
Mới đây Ban Quản lý đường sắt đô thị Tp.HCM đã trình UBND đề cương xây dựng khu thương mại ngầm với tổng vốn đầu tư 6.300 tỷ đồng, quy mô 45.000 m2 mặt sàn. Dự án này hiện đã có Công ty Toshin Development (Nhật Bản) đề xuất tham gia hợp tác 33% tổng kinh phí đầu tư.
UBND Tp.HCM cũng sẽ làm việc với các chủ đầu tư các tòa nhà nằm dọc hai bên đường Nguyễn Huệ và trung tâm ga Metro để tiến đến kết nối tạo thành khu mua sắm thông suốt.
Trong 3 tháng qua, thị trường văn phòng cũng đón thêm 3 tòa nhà mới như Vietcombank Tower, Lim 2, Bến Thành. Hoạt động kinh doanh cho thuê mặt bằng văn phòng vẫn tiến triển tốt. Trong quý, diện tích thực thuê của văn phòng hạng A là 37.413m2.
Giá cho thuê mặt bằng văn phòng của các hạng đều nhích nhẹ, chỉ những tòa nhà được chủ đầu tư thực hiện chiến lược lấp kín thì mới giảm giá cho thuê, chủ yếu là các tòa nhà cũ. Những mặt sàn có diện tích lớn trên 1.000-2.000m2 không còn nguồn cung, hiện khách có nhu cầu phải đợi đến cuối năm.
Theo dự báo, đối với các sản phẩm như mặt bằng văn phòng, mặt bằng bán lẻ, thị trường bất động sản Tp.HCM nguồn cung tăng mạnh, tạo điều kiện cho bộ mặt hạ tầng hoàn chỉnh hơn. Song, với nguồn cung căn hộ tăng quá nhiều và trong thời gian ngắn, có thể lại là nỗi lo không nhỏ. Vì vậy, chưa thể vội mừng trước thông tin toàn thị trường khởi sắc mà cần thận trọng theo dõi.
http://vneconomy.vn/bat-dong-san/ba...g-o-at-do-ra-thi-truong-20150701121642443.htm