Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
15/12/14
362
211
43
35
1 vài chỗ tốt thì tăng do làn sóng đầu cơ của 1 bộ phận rất ít người có tiền, còn lại thì tiếp tục đi ngang và giảm, chẳng có lý do gì để tăng cả, nhà nước sắp vỡ nợ nhưng tất nhiên vẫn tiếp tục cook sổ sách nhìn cho đỡ ghê (không thì loạn), dân thì ngày càng nghèo do thu nhập không tăng còn tất cả các thứ khác đều tăng phi mã.
Xứ thiên đường này từ khi chào đời đã có tài bẩm sinh là biết làm đẹp con số mà bác ."Làm thì láo ,báo cáo thì thông ".Đi vay nợ nước ngoài về đầu tư và bỏ túi ,được cộng vô sản lượng rồi kêu tăng trưởng,tăng trưởng cái cmn ,25 năm công nghiệp hóa mà cái cúc áo chưa làm được .
 
Chỉnh sửa cuối:
20/3/15
398
3.482
93
Savills Việt Nam: không có bong bóng BĐS trong 3 năm tới

Đến năm 2017, thị trường BĐS Tp.HCM sẽ có gần 60.000 căn hộ thuộc nhiều phân khúc được tung ra thị trường. Tuy nhiên, nguồn cung lớn đi kèm với khả năng hấp thụ tốt sẽ khó tạo ra tình trạng bong bóng BĐS trong thời gian tới.

Tóm tắt

- Sáng 8/7, công ty Savills Việt Nam đã công bố báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS Tp.HCM quý 2/2015. Theo đó, trong quý này có 11 dự án mới và các giai đoạn mới của 8 dự án hiện hữu mở bán hơn 9.700 căn hộ, tăng 47% theo quý và 138% theo năm.

- Thị trường không hề có bóng dáng đầu cơ theo hình thức mua nhà rồi sang tay ngay để kiếm lời, bởi vì khách hàng đã có khá nhiều thông tin để so sánh nên rất cân nhắc khi mua nhà

Sai số quá lớn trên thị trường

Sáng 8/7, công ty Savills Việt Nam đã công bố báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS Tp.HCM quý 2/2015. Theo đó, trong quý này có 11 dự án mới và các giai đoạn mới của 8 dự án hiện hữu mở bán hơn 9.700 căn hộ, tăng 47% theo quý và 138% theo năm. Đây cũng là quý có số lượng nguồn cung căn hộ mới nhiều nhất trong 5 năm trở lại đây.

Trong đó, thị trường sơ cấp có khoảng 26.000 căn hộ, tăng đáng kể 27% theo quý và 72% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 19%, giảm 2 điểm phần trăm theo quý nhưng lại tăng 2 điểm phần trăm theo năm. Trong quý 2/2015, có khoảng 5.000 căn hộ được hấp thụ, tăng 17% theo quý và 96% theo năm. Đây là lượng giao dịch cao nhất kể từ quý 4/2010. Quận 2 tiếp tục có lượng giao dịch cao nhất, chiếm 28% trên tổng số căn đã bán, theo sau là quận Bình Thạnh với 15% thị phần.

“Khách hàng có nhu cầu ở thực tăng mạnh bởi lãi suất cho vay cạnh tranh và các chương trình thanh toán hấp dẫn. Trong khi đó, các nhà đầu tư nhỏ lại tự tin hơn về tỷ suất lợi nhuận cho thuê cao tại Tp.HCM.. đã giúp cho tính thanh khoản và lượng giao dịch thành công tăng mạnh”, bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Phó giám đốc Bộ phận nghiên cứu Savill Việt Nam, nhấn mạnh.

Savills đưa ra dự báo, từ nửa cuối năm 2015 đến 2017, dự kiến thị trường sẽ đón nhận thêm khoảng 59.200 căn hộ mới từ 90 dự án hiện hữu và các dự án tương lai. Quận 9 là nguồn cung trọng điểm.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đã tỏ rõ sự nghi ngờ khi nhìn vào các con số thống kê mới nhất do Savills đưa ra. Theo đó, trong khi một số báo cáo của các công ty tư vấn khác vừa công bố, cho thấy thị trường nhà ở để bán của Tp.HCM trong quý 2 đã lập kỷ lục mới, với số lượng giao dịch thành công gần 10.000 căn. Như vậy, so sánh hai con số, chúng ta thấy rằng có sự sai lệch đến gần 50% trong tổng lượng căn hộ được bán ra.

“Chúng tôi cũng hơi bất ngờ về số liệu mới này. Dẫu biết rằng những thống kê này ít khi có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, nhưng nếu mỗi nơi đưa ra mỗi số như thế thì tâm lý của khách hàng và nhà đầu tư bị tác động rất lớn”, một nhà đầu tư nói.

Về vấn đề này, bà Khanh cho rằng mỗi đơn vị tư vấn có mỗi phương pháp thống kê rất khác nhau, nhưng con số cuối cùng của Savills đều được dựa trên quá trình khảo sát kỹ càng tại từng dự án, từng chủ đầu tư vào những ngày cuối của mỗi quý.

“Chúng tôi không nói rằng con số của công ty nào là đúng nhất, bởi vì Savills không được biết các thống kê mới đây nhưng chúng tôi đều dựa trên những dữ liệu chuẩn xác”, bà Khanh khẳng định.

Lịch sử khó lập lại

Khi được hỏi về nguồn cung nhà ở trong gần 3 năm tới quá lớn như thế, liệu có xảy ra tình trạng bong bóng BĐS không, bà Khanh khẳng định rằng thị trường hiện nay không giống như giai đoạn 2007 – 2008, do vậy rất khó lập lại tình trạng này. Theo đó, nguồn cung tuy lớn nhưng khả năng hấp thụ trên thị trường từng quý cũng đang tăng rất tốt. Nhà đầu tư hiện nay biết chọn lựa phân khúc nhà ở phù hợp để đầu tư, đi kèm với nhiều chính sách khuyến mãi khá tốt. Từ đó, khách hàng có nhiều “rỗ” sản phẩm nhà ở để chọn lực mua ở hoặc cho thuê lại sau này.

“Qua khảo sát của chúng tôi, có trên 50% người được hỏi trả lời rằng thị trường BĐS Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ và đây là thời điểm tốt nhất để mua nhà và đầu tư. Đặc biệt, thị trường không hề có bóng dáng đầu cơ theo hình thức mua nhà rồi sang tay ngay để kiếm lời, bởi vì khách hàng đã có khá nhiều thông tin để so sánh nên rất cân nhắc khi mua nhà”, bà Khanh cho biết thêm.

Theo đó, có một số yếu tố chứng minh rằng thị trường BĐS sẽ không có tình trạng bong bóng, ít nhất là trong 3 năm tới. Đó là giá nhà hiện nay khá hợp lý với đại bộ phận người dân, nhà ở có nhiều diện tích phù hợp theo nhu cầu; hệ thống cơ sở hạ tầng từ đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không đang được Tp.HCM gấp rút đầu tư; chính sách tài chính thông thoáng với mức lãi suất cho vay thấp, chi phí sử dụng vốn cũng khá thấp.

“Thị trường BĐS Việt Nam luôn phụ thuộc vào “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Tình trạng bong bóng BĐS có khả năng xảy ra một khi chính sách tiền tệ của chúng ta có nhiều biến động. Trong 3 năm tới, nếu lãi suất vay tăng, tức là sẽ có sự tác động rất lớn lên thị trường”, bà Khanh nhấn mạnh.

Savills cũng nhận định thêm rằng thị trường BĐS Việt Nam hiện đang trong giai đoạn đầu của sự phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, với sự phát triển sâu và rộng của thị trường bất động sản như hiện tại, khi người mua nhà có rất nhiều lựa chọn cho quyết định đầu tư hoặc để ở, không có nhiều cơ hội để đầu cơ về giá trong ngắn hạn, cho thấy thị trường sẽ phát triển bền vững hơn.

Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ
http://cafef.vn/bat-dong-san/savill...ong-bds-trong-3-nam-toi-20150708141047004.chn
 
20/3/15
398
3.482
93
HOT, HOT, HOT......

“Siêu dự án” đường sắt tốc độ cao: Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn

Dân trí Không chỉ là “tham vọng” ăn sáng Hà Nội, cà phê tối Sài Gòn, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng với vận tốc 300km/h, chúng ta có thể ăn sáng ở Hà Nội và ăn trưa ở Sài Gòn. >> Sẽ có đường sắt để sáng ăn phở ở Hà Nội, tối uống cà phê Sài Gòn

Bên lề Hội thảo Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chiều 8/7, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đường sắt tốc độ cao đã nằm trong chiến lược hoạch định và phát triển, phải có đường sắt tốc độ cao mới đáp ứng được nhu cầu vận tải trong tương lai.

Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, trong chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam từ nay đến năm 2020 tầm nhìn 2050, có đề cập đến việc xây dựng đường sắt tốc độ cao, xin Thứ trưởng cho biết cụ thể?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam từ nay đến năm 2020 tầm nhìn 2050, trong đó xác định hướng phát triển rất cụ thể đối với đường sắt hiện hữu và đường sắt xây dựng mới của các tuyến.

Chúng tôi cho rằng tuyến hành lang Bắc - Nam từ Hà Nội vào TPHCM là hành lang hết sức quan trọng trong hoạt động vận tải, trên hành lang này có rất nhiều phương thức tham gia như đường hàng không, đường bộ, đường biển và đường sắt. Tuy nhiên, đánh giá chung thì mỗi phương thức vận tải có một ưu thế riêng, với đường sắt là vận tải đường dài, khối lượng lớn và phải xây dựng một tuyến đường sắt mới trong tương lai mới đáp ứng được nhu cầu vận tải.

Theo hoạch định và chiến lược nghiên cứu thì từ nay đến năm 2020 tập trung vào đầu tư nâng cấp cải tạo đường sắt hiện hữu để nâng cao năng lực chạy tàu lên tốc độ 80-90km/giờ đối với tàu khách và 50-60km/h đối với tàu hàng. Song song với đó là nghiên cứu để xây dựng đường sắt tốc độ cao trong tương lai và dự kiến trong chiến lược là xây dựng sau năm 2020.

Tức là không thể không có đường sắt tốc độ cao trong tương lai, thưa Thứ trưởng?

Đường sắt tốc độ cao đã nằm trong chiến lược hoạch định và phát triển, phải có đường sắt tốc độ cao mới đáp ứng được nhu cầu vận tải trong tương lai. Đây là dự án siêu lớn, do đó phải có thông qua chủ trương của Quốc hội và Bộ GTVT phải làm công tác chuẩn bị rất dài.

Thứ trưởng có thể nói rõ hơn về tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ được thiết kế như thế nào và phương án vốn sẽ huy động cho dự án?

Đường sắt tốc độ cao hoàn toàn độc lập, đó là tuyến song hành so với tuyến hiện hữu và sẽ được xây dựng tuyến đường sắt đôi có chiều đi - chiều về chứ không sử dụng chung một đường sắt đơn như hiện tại.

Tổng số vốn theo quy hoạch lên tới 40-50 tỷ USD, đây là số vốn rất lớn mà ngân sách nhà nước xác định chỉ đáp ứng được khoảng 28%, phần còn lại chúng tôi đặt mục tiêu phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, huy động của tư nhân ở trong và ngoài nước, vốn ODA…

Vậy mục tiêu của Bộ GTVT là khi nào bắt đầu xây dựng đường sắt tốc độ cao và đến bao giờ thì đưa vào khai thác, thưa Thứ trưởng?

Khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư thì sẽ phải thực hiện rất nhiều bước khác nhau, như: nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng, thu xếp vốn, kêu gọi nhà đầu tư, tổ chức đấu thầu đối với phần vốn nhà nước… Bộ GTVT đặt mục tiêu đến năm 2020 bắt đầu xây dựng, sẽ phải mất 4-5 năm thì dự án mới có thể hoàn thành và đưa vào khai thác (tức là khoảng năm 2024).

Vậy “tham vọng” ăn sáng tại Hà Nội, tối cà phê Sài Gòn là hoàn toàn có thể thực hiện được?

Đó là nằm trong hoạch định, trong giai đoạn đầu khai thác từ Hà Nội vào TPHCM là 100-200 km/h thì sẽ mất khoảng 8 tiếng. Nhưng sau khi hoàn thành toàn tuyến thì sẽ khai thác ở tốc độ là 300km/h, sẽ chỉ mất 5-6 tiếng là vào tới TPHCM, như vậy thì còn có thể ăn sáng ở Hà Nội và ăn trưa ở TPHCM.

Hiện tại Bộ GTVT đang triển khai những gì cho “siêu dự án” đường sắt tốc độ cao, thưa Thứ trưởng?

Sau khi nhận được chiến lược được Chính phủ phê duyệt thì Bộ GTVT đang xây dựng kế hoạch cho việc tổ chức nghiên cứu để làm rõ những nội dung mà Quốc hội yêu cầu giải thích khi Bộ GTVT trình lên trong kỳ họp trước đó, cung cấp thông tin, bổ sung phân tích số liệu, đánh giá để làm rõ từng mặt, hoàn tất dự án nghiên cứu khả thi để trình Quốc hội.

Để thực hiện được mục tiêu và chiến lược phát triển đường sắt tốc độ cao thì phải nghiên cứu ngay từ bây giờ để làm công tác chuẩn bị, nghiên cứu thu xếp nguồn vốn, hoạch định hướng tuyến, phối hợp với quy hoạch của các địa phương để xác định nhà ga trong tương lai… Cùng với đó là thu hút nhà đầu tư, lĩnh vực nào kêu gọi tư nhân, lĩnh vực nào là của nhà nước, sau đó là làm các thủ tục thông qua.

Trong kế hoạch chuẩn bị cho dự án chúng tôi rút kinh nghiệm từ các dự án hiện hữu về xây dựng chiến lược truyền thông, tổ chức hội thảo mời các chuyên gia, các nhà khoa học, lấy ý kiến người dân, thông báo với cộng đồng…

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Châu Như Quỳnh ( thực hiện )
http://dantri.com.vn/xa-hoi/sieu-du...ao-an-sang-ha-noi-an-trua-sai-gon-1096351.htm
 
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
Làm thì vẫn làm, làm đoạn ngắn: Saigon - Cần Thơ hay Sài gòn Nha Trang, Hà Nội - Vinh hay Đà nẵng - Huế.
Châu Âu đang lập kế hoạch làm Tàu cao tốc nối London - Paris và các thành phố khác Châu Âu, Mẻo thì kế hoạch giờ tới 2020 và 2050 phủ sóng Tàu cao tốc hết nước Mỹ. Đông Nam á tương lai cũng phải phủ sóng thôi. Nhật và Tung của đi trước rồi.

Châu Âu hay Mỹ thế kỷ trước là mô hình nhà ngoại ô lái xe vô thành phố. , chỉ trong 10-20 năm nửa Uber hay google car, dầu mỏ hết, xe chạy bằng Năng lượng mặt trời hay điện. Phương tiện vận tải metro ưu thế. Đi bộ, airwheel, bike,... sẽ làm những con đường xe cộ dày đặc trong thành phố thành các "kênh xanh". Nhu cầu Live - Work - Play tại chỗ sẽ khiến TP co cụm lại.

Hơn trăm năm nước Phương Tây xâm chiếm, đô hộ và đem văn minh đến Châu Á, thế kỷ 21, phái sinh văn minh Châu Á đạt được sẽ ảnh hưởng và "đô hộ" lại Phương Tây.
Các bác mua nhà đất cách trung tâm 20-30km hay hơn coi chừng nhé. Thế giới nay khác xưa rồi. 20-30 năm nữa đếch còn xe hơi đâu mà đi, trừ phi bác có xe chạy bằng ...nước
 
Hạng F
2/3/14
12.223
128.909
113
Làm thì vẫn làm, làm đoạn ngắn: Saigon - Cần Thơ hay Sài gòn Nha Trang, Hà Nội - Vinh hay Đà nẵng - Huế.
Châu Âu đang lập kế hoạch làm Tàu cao tốc nối London - Paris và các thành phố khác Châu Âu, Mẻo thì kế hoạch giờ tới 2020 và 2050 phủ sóng Tàu cao tốc hết nước Mỹ. Đông Nam á tương lai cũng phải phủ sóng thôi. Nhật và Tung của đi trước rồi.

Châu Âu hay Mỹ thế kỷ trước là mô hình nhà ngoại ô lái xe vô thành phố. , chỉ trong 10-20 năm nửa Uber hay google car, dầu mỏ hết, xe chạy bằng Năng lượng mặt trời hay điện. Phương tiện vận tải metro ưu thế. Đi bộ, airwheel, bike,... sẽ làm những con đường xe cộ dày đặc trong thành phố thành các "kênh xanh". Nhu cầu Live - Work - Play tại chỗ sẽ khiến TP co cụm lại.

Hơn trăm năm nước Phương Tây xâm chiếm, đô hộ và đem văn minh đến Châu Á, thế kỷ 21, phái sinh văn minh Châu Á đạt được sẽ ảnh hưởng và "đô hộ" lại Phương Tây.
Các bác mua nhà đất cách trung tâm 20-30km hay hơn coi chừng nhé. Thế giới nay khác xưa rồi. 20-30 năm nữa đếch còn xe hơi đâu mà đi, trừ phi bác có xe chạy bằng ...nước
Bác xuống mặt đất đi, trên mặt trăng lạnh lắm. Có những cái thế giới có cả 50 năm rồi mà ở xứ thiên đường vẫn còn chưa có.
 
  • Like
Reactions: vinh99vn
Tập Lái
1/7/15
23
203
28
55
Savills Việt Nam: không có bong bóng BĐS trong 3 năm tới

Đến năm 2017, thị trường BĐS Tp.HCM sẽ có gần 60.000 căn hộ thuộc nhiều phân khúc được tung ra thị trường. Tuy nhiên, nguồn cung lớn đi kèm với khả năng hấp thụ tốt sẽ khó tạo ra tình trạng bong bóng BĐS trong thời gian tới.

Tóm tắt

- Sáng 8/7, công ty Savills Việt Nam đã công bố báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS Tp.HCM quý 2/2015. Theo đó, trong quý này có 11 dự án mới và các giai đoạn mới của 8 dự án hiện hữu mở bán hơn 9.700 căn hộ, tăng 47% theo quý và 138% theo năm.

- Thị trường không hề có bóng dáng đầu cơ theo hình thức mua nhà rồi sang tay ngay để kiếm lời, bởi vì khách hàng đã có khá nhiều thông tin để so sánh nên rất cân nhắc khi mua nhà

Sai số quá lớn trên thị trường

Sáng 8/7, công ty Savills Việt Nam đã công bố báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS Tp.HCM quý 2/2015. Theo đó, trong quý này có 11 dự án mới và các giai đoạn mới của 8 dự án hiện hữu mở bán hơn 9.700 căn hộ, tăng 47% theo quý và 138% theo năm. Đây cũng là quý có số lượng nguồn cung căn hộ mới nhiều nhất trong 5 năm trở lại đây.

Trong đó, thị trường sơ cấp có khoảng 26.000 căn hộ, tăng đáng kể 27% theo quý và 72% theo năm. Tỷ lệ hấp thụ đạt 19%, giảm 2 điểm phần trăm theo quý nhưng lại tăng 2 điểm phần trăm theo năm. Trong quý 2/2015, có khoảng 5.000 căn hộ được hấp thụ, tăng 17% theo quý và 96% theo năm. Đây là lượng giao dịch cao nhất kể từ quý 4/2010. Quận 2 tiếp tục có lượng giao dịch cao nhất, chiếm 28% trên tổng số căn đã bán, theo sau là quận Bình Thạnh với 15% thị phần.

“Khách hàng có nhu cầu ở thực tăng mạnh bởi lãi suất cho vay cạnh tranh và các chương trình thanh toán hấp dẫn. Trong khi đó, các nhà đầu tư nhỏ lại tự tin hơn về tỷ suất lợi nhuận cho thuê cao tại Tp.HCM.. đã giúp cho tính thanh khoản và lượng giao dịch thành công tăng mạnh”, bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Phó giám đốc Bộ phận nghiên cứu Savill Việt Nam, nhấn mạnh.

Savills đưa ra dự báo, từ nửa cuối năm 2015 đến 2017, dự kiến thị trường sẽ đón nhận thêm khoảng 59.200 căn hộ mới từ 90 dự án hiện hữu và các dự án tương lai. Quận 9 là nguồn cung trọng điểm.

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đã tỏ rõ sự nghi ngờ khi nhìn vào các con số thống kê mới nhất do Savills đưa ra. Theo đó, trong khi một số báo cáo của các công ty tư vấn khác vừa công bố, cho thấy thị trường nhà ở để bán của Tp.HCM trong quý 2 đã lập kỷ lục mới, với số lượng giao dịch thành công gần 10.000 căn. Như vậy, so sánh hai con số, chúng ta thấy rằng có sự sai lệch đến gần 50% trong tổng lượng căn hộ được bán ra.

“Chúng tôi cũng hơi bất ngờ về số liệu mới này. Dẫu biết rằng những thống kê này ít khi có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp, nhưng nếu mỗi nơi đưa ra mỗi số như thế thì tâm lý của khách hàng và nhà đầu tư bị tác động rất lớn”, một nhà đầu tư nói.

Về vấn đề này, bà Khanh cho rằng mỗi đơn vị tư vấn có mỗi phương pháp thống kê rất khác nhau, nhưng con số cuối cùng của Savills đều được dựa trên quá trình khảo sát kỹ càng tại từng dự án, từng chủ đầu tư vào những ngày cuối của mỗi quý.

“Chúng tôi không nói rằng con số của công ty nào là đúng nhất, bởi vì Savills không được biết các thống kê mới đây nhưng chúng tôi đều dựa trên những dữ liệu chuẩn xác”, bà Khanh khẳng định.

Lịch sử khó lập lại

Khi được hỏi về nguồn cung nhà ở trong gần 3 năm tới quá lớn như thế, liệu có xảy ra tình trạng bong bóng BĐS không, bà Khanh khẳng định rằng thị trường hiện nay không giống như giai đoạn 2007 – 2008, do vậy rất khó lập lại tình trạng này. Theo đó, nguồn cung tuy lớn nhưng khả năng hấp thụ trên thị trường từng quý cũng đang tăng rất tốt. Nhà đầu tư hiện nay biết chọn lựa phân khúc nhà ở phù hợp để đầu tư, đi kèm với nhiều chính sách khuyến mãi khá tốt. Từ đó, khách hàng có nhiều “rỗ” sản phẩm nhà ở để chọn lực mua ở hoặc cho thuê lại sau này.

“Qua khảo sát của chúng tôi, có trên 50% người được hỏi trả lời rằng thị trường BĐS Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ và đây là thời điểm tốt nhất để mua nhà và đầu tư. Đặc biệt, thị trường không hề có bóng dáng đầu cơ theo hình thức mua nhà rồi sang tay ngay để kiếm lời, bởi vì khách hàng đã có khá nhiều thông tin để so sánh nên rất cân nhắc khi mua nhà”, bà Khanh cho biết thêm.

Theo đó, có một số yếu tố chứng minh rằng thị trường BĐS sẽ không có tình trạng bong bóng, ít nhất là trong 3 năm tới. Đó là giá nhà hiện nay khá hợp lý với đại bộ phận người dân, nhà ở có nhiều diện tích phù hợp theo nhu cầu; hệ thống cơ sở hạ tầng từ đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không đang được Tp.HCM gấp rút đầu tư; chính sách tài chính thông thoáng với mức lãi suất cho vay thấp, chi phí sử dụng vốn cũng khá thấp.

“Thị trường BĐS Việt Nam luôn phụ thuộc vào “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Tình trạng bong bóng BĐS có khả năng xảy ra một khi chính sách tiền tệ của chúng ta có nhiều biến động. Trong 3 năm tới, nếu lãi suất vay tăng, tức là sẽ có sự tác động rất lớn lên thị trường”, bà Khanh nhấn mạnh.

Savills cũng nhận định thêm rằng thị trường BĐS Việt Nam hiện đang trong giai đoạn đầu của sự phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, với sự phát triển sâu và rộng của thị trường bất động sản như hiện tại, khi người mua nhà có rất nhiều lựa chọn cho quyết định đầu tư hoặc để ở, không có nhiều cơ hội để đầu cơ về giá trong ngắn hạn, cho thấy thị trường sẽ phát triển bền vững hơn.

Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ
http://cafef.vn/bat-dong-san/savill...ong-bds-trong-3-nam-toi-20150708141047004.chn

Nghe CBRE nó nói nó lấy số liệu từ CĐT em lại tưởng tượng ra vụ đi khám sức khỏe tổng quát ở phường để bổ sung hồ sơ xin việc. BS hỏi mình khỏe ko, mình nói khỏe lắm, thế là ổng đánh luôn vào khỏe - đạt tiêu chuẩn đi làm, he he...
 
  • Like
Reactions: Aron_Truong
Tập Lái
1/7/15
23
203
28
55
Có mặt hàng nào mà cung càng nhiều... giá càng lên không các bác. Có, căn hộ ở VN, mới cuối năm 2014 thôi

No, vấn đề là người ta chưa nhận ra (hoặc cố tình chưa nhận ra) là nó nhiều....khi người ta nhận ra là nó nhiều thiệt thì quy luật thị trường lại áp dụng thôi bác à.

Thằng savills có vẻ báo cáo đúng nè, quy luật thị trường luôn áp dụng. Mịa cả năm sáu chục ngàn căn cao cấp bung ra 2014-2016 lụt cả thị trường 10 năm nữa hốt chưa hết, mà giá toàn trên trời dân cày bình thường đứng hóng từ hàng vạn cây số, phần đông là các bác lắm tiền nhiều của ôm vào đầu cơ thôi. Qua đầu năm 2016 thì lại bàn đến việc cứu thị trường nhé, bác nào mà có nhu cầu mua ở thật đợi đc đến giữa 2016 thì hàng đầy mà rẻ thúi nữa.

Quý 2/2015: Thị trường BĐS "loạn” số liệu, giao dịch căn hộ giảm 18%

http://ndh.vn/quy-2-2015-thi-truong...-can-ho-giam-18--20150710112431101p4c148.news

 
  • Like
Reactions: vinh99vn
20/3/15
398
3.482
93
Thị trường địa ốc “nóng bừng”

(NLĐO) - Lượng giao dịch không ngừng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2015 đã khơi dậy mạnh mẽ niềm tin về sự phục hưng của thị trường bất động sản sau một thời gian trầm lắng.

Nếu như ở đầu năm, niềm tin vào sự phục hồi của thị trường vẫn còn khá mơ hồ thì kết thúc quý II, toàn cảnh bức tranh thị trường đã hiện rõ với những gam màu sáng trên từng phân khúc. Thị trường địa ốc đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ với những con số giao dịch vô cùng ấn tượng.

Ở phân khúc căn hộ, theo công bố của CBRE Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm các chủ đầu tư tại TP HCM đã chào bán ra thị trường tổng cộng 18.303 căn. Trong đó, hơn 10,000 căn đã giao dịch thành công. Đây có thể coi là mức giao dịch ấn tượng nhất trong 8 năm gần đây.

Theo khảo sát của phóng viên, lượng giao dịch thành công chủ yếu đến từ các dự án của những đại gia địa ốc đang thống trị thị trường như: Jamona Apartment (Sacomreal), Vinhomes Central Park (Vingroup), Medoly Residence (Hưng Thịnh), Sunrise City (Novaland), FLC Phạm Hùng (FLC)…

Bên cạnh phân khúc căn hộ, phân khúc đất nền cao cấp vốn được coi là kén khách cũng chứng kiến sức hút mạnh mẽ với giới đầu tư. Mới đây, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) đã giới thiệu ra thị trường 117 nền đất thuộc dự án Jamona City. Ngay trong ngày mở bán dự án, chỉ trong vài tiếng đồng hồ hơn 100 nền thuộc dự án đã được tiêu thụ hết.

Gần đây công ty này tiếp tục lấn sân vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng bằng việc tung ra dự án Jamona Home Resort với 238 căn biệt thự nghỉ dưỡng bên sông Vĩnh Bình tại Quận Thủ Đức với giá từ 2 tỉ đồng. Đây là dự án nghỉ dưỡng đầu tiên được công bố tại khu vực TP HCM. Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt đất nền tại khu vực phía Đông thành phố.

Cũng tại khu Đông, thị trường đất nền trở nên sôi động với dự án nhà liên kế Mega Village của Khang Điền. Theo thông tin của công ty này, trong đợt mở bán đầu tiên của dự án, hơn 100 nhà phố liên kế với giá từ 2,5 tỉ đồng/nền đã được bán hết.

Không chỉ nóng sốt tại khu vực trung tâm thành phố, đất nền tại những khu vực vùng ven như: Bình Dương, Long An và gần đây nhất là Đồng Nai cũng đã chứng kiến những đợt sóng ngầm mới. Đơn cử có thể kể đến dự án Làng Sen của Công ty Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang ở Long An với khoảng 1,000 sản phẩm được tiêu thụ. Rich Home ở Bình Dương của Công ty Địa ốc Kim Oanh với hơn 200 sản phẩm được tiêu thụ.

Nếu như yếu tố vị trí, tiện ích, hạ tầng làm nên thành công cho đất nền ở các quận trung tâm thì yếu tố giá rẻ lại là yếu tố hút khách của các dự án vùng ven.

Theo các chuyên gia nhà đất, sự tiến bộ rõ nét của thị trường khởi nguồn từ việc thay đổi các chính sách của Nhà nước. Hành lang pháp lý minh bạch, các quy định tích cực, hỗ trợ từ các ngân hàng đã giúp thị trường từng bước vượt qua khó khăn và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, những chính sách sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-7 càng hứa hẹn một chu kỳ mới tươi sáng hơn.

Dù không thể đòi hỏi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi tác động đến bất động sản ngay lập tức nhưng không thể phủ nhận sự tích cực đến từ các quy định này: quyền lợi của người mua được bảo vệ nhiều hơn, nâng cao tính minh bạch từ phía chủ đầu tư, đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn đối với môi giới để tránh tình trạng đầu cơ làm giá, người nước ngoài được mua nhà ở và đầu tư bất động sản tại Việt Nam… Những điều này sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định của thị trường đồng thời giảm thiểu nguy cơ bong bóng trong thời gian tới.

Thị trường bất động sản đã quay về với giá trị cốt lõi của nó chính là điểm quan trọng thứ hai cho sự hồi sinh và tăng trưởng trong thời gian vừa qua. “Đã hết thời ăn xổi và kém ổn định, doanh nghiệp đã bắt đúng mạch thị trường và tâm lý người mua để xây dựng và cung ứng từng dòng sản phẩm riêng. Các nhà đầu tư ngoài việc xây dựng dòng sản phẩm mang bản sắc riêng của doanh nghiệp mình còn tập trung đánh mạnh vào nhu cầu của thị trường. Không còn bán những gì chủ đầu tư có mà thay vào đó là bán những thứ thị trường cần đã giúp thị trường hồi sinh và phát triển đúng bản chất của nó” - một chuyên gia nhận định.

6 tháng hồi sinh, tăng trưởng và ổn định của thị trường bất động sản đã sàng lọc không ít doanh nghiệp yếu kém cả về năng lực tài chính lẫn uy tín đầu tư. Điểm mặt kể tên phải nói đến các chủ đầu tư uy tín như: Sacomreal, Novaland, Hưng Thịnh, Him Lam, Nam Long hay khu vực phía Bắc là Vingroup, Viglacera, FLC.

Ngoài năng lực tài chính, các doanh nghiệp uy tín phải tạo dựng được niềm tin thông qua việc đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng: thủ tục mua bán minh bạch, bàn giao nhà đúng thời hạn… Đặc biệt vừa qua, việc ký kết với các ngân hàng của một số doanh nghiệp như Sacomreal, Novaland trong việc bảo lãnh quyền lợi tài chính cho người mua nhà đã khẳng định một lần nữa về uy tín của các chủ đầu tư.

Mặc dù mối lo bong bóng hay tính thiếu ổn định đang được đặt ở ngưỡng cao nhất, song kỳ vọng vào sự phát triển mạnh mẽ nhưng ổn định của thị trường vẫn không giảm. Không ai mong muốn kịch bản xấu sẽ tái diễn như trước kia, thay vào đó là những lợi ích hiện hữu mà thị trường nhà đất mang lại cho chủ đầu tư, khách hàng lẫn sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.

Nguồn cung căn hộ tăng nóng Báo cáo của Savills Việt Nam trong quý II/2015 cho thấy có 11 dự án mới và các giai đoạn mới của 8 dự án hiện hữu mở bán hơn 9.700 căn hộ, tăng 47% theo quý và 138% theo năm. Đây cũng là quý có số lượng nguồn cung căn hộ mới nhiều nhất trong vòng 5 năm trở lại đây Tính đến cuối quý II/2015, thị trường sơ cấp có 26.000 căn hộ, tăng 275 theo quý và 72% theo năm. Trong đó, tỉ lệ hấp thụ đạt 19%, giảm 2 điểm % theo quý nhưng lại tăng 2 điểm % theo năm. Trong quý này theo Savills có 5.000 căn hộ được hấp thụ, tăng 17% theo quý và 96% the năm. Đây cũng là lượng giao dịch cao nhất kể từ quý IV/2010. Quận 2 có lượng giao dịch cao nhất, chiếm 28% trên tổng căn đã bán, theo sau là Bình Thạnh với 15%. Theo Savills, khách hàng có nhu cầu ở thực được khuyến khích mua khi lãi suất cho vay cạnh tranh và các chương trình thanh toán hấp dẫn, còn nhà đầu tư thì tự tin hơn về tỉ suất lợi nhuận cho thuê cao tại TP HCM.

Phạm Đình
http://vnmoney.nld.com.vn/dat-dai-nha-cua/thi-truong-dia-oc-nong-bung-2015070910130054.htm
 
Status
Không mở trả lời sau này.