Status
Không mở trả lời sau này.
20/3/15
398
3.482
93
Bài ni hay quá!

Học hỏi những chiêu mua nhà khôn ngoan từ dân buôn

Những người buôn bán bất động sản họ có rất nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc mua bán nhà. Học hỏi được những kinh nghiệm này chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để chọn được cho mình một căn nhà tốt nhất.

Trong việc chọn mua nhà có rất nhiều yếu tố mà người mua cần phải quan tâm. Việc tìm mua được một ngôi nhà có vị trí đẹp, rẻ, lại hợp phong thủy ...đó là điều mà ai cũng mong muốn.

Với những người chuyên buôn bán bất động sản thì nhà xấu mà có đường đẹp cùng với hạ tầng đẹp còn tốt hơn nhiều là nhà đẹp mà đường hay hẻm nhỏ, ở xa dân cư, xa các tiện ích cần thiết như chợ, trường, bệnh viện, …

Những người mua nhà để ở cũng vậy, khi mua nhà bạn chưa chắc mình sẽ ở đó cả đời và có thể sau này bạn sẽ chuyển đến nơi ở tốt hơn nên khi quyết định mua nhà bạn cần để ý đến cơ sở hạ tầng khu vực, để ý đến vị trí ngôi nhà. Đây là những điểm quan trọng khiến căn nhà của bạn sẽ không bị mất giá về sau.

Những người buôn họ thường mua những ngôi nhà cũ với giá rẻ và sau đó sửa sang lại để bán kiếm lời. Chỉ với một khoản tiền nhỏ chỉnh trang lại ngôi nhà họ đã có thể làm cho giá trị căn nhà thay đổi hoàn toàn. Những người đang có nhu cầu mua nhà thực sự nên biết điều này và không nên vội vàng quyết định mua căn nhà vừa được sửa sang bởi lẽ tất cả những chi phí thực đã được đưa hết vào giá bán ngôi nhà.

Thay vào đó bạn hãy chọn một ngôi nhà cũ của người dân cần bán và bạn tha hồ sửa chữa ngôi nhà theo ý mình mà chi phí thì chẳng đáng bao nhiêu. Bạn còn yên tâm về chất lượng của các thiết bị vệ sinh, gạch ốp, hệ thống nước thải .....

Chọn mua nhà của những người cần tiền gấp. Đây sẽ là điểm lợi thế nhất vì có thể bạn sẽ mua được căn nhà với giá rẻ. Với những người nợ ngân hàng và đến ngày đáo hạn nhưng chưa có tiền để trả hay người cần tiền gấp vì nhiều lý do khác thì việc đầu tiên người ta quan tâm là làm sao bán được nhà nhanh nhất có thể để kịp giải quyết nợ nần. Chính vì vậy đây là cơ hội giúp bạn thương lượng với người bán một cách có lợi nhất, mua được giá rẻ nhất.

Việc nắm bắt tâm lý tốt để kiểm soát cuộc đàm phán đưa ra những quyết định nhanh và dứt khoát cũng là nhân tố vô cùng quan trọng giúp bạn mua nhà nhanh với giá hời. Khi bạn đã ưng ngôi nhà và có thiện chí muốn mua thì khâu đàm phán giá cả là khâu quan trọng nhất. Các chuyên gia buôn bán bất động sản khuyên rằng, muốn mặc cả được nhà giá tốt thì bạn cần có những kiến thức am hiểu nhất định về vị trí ngôi nhà.

Bạn phải đi khảo sát giá nhà tại khu vực đó, so sánh giá nhà với 1 số khu lân cận. Ngoài ra bạn cũng nên đi xem nhiều căn nhà cùng với 1 giá trị được rao bán để so sánh, từ đó tìm ra căn tốt nhất.

Trong việc thương lượng giá cả cũng nên để ý đến tâm lý chủ nhà. Với những người đang cần bán gấp thì nên áp dụng mẹo "lửng lơ con cá vàng" tức là tỏ thái độ không mặn mà, không cần trả giá vội, mà cứ vờ như lấp lửng...như thế người bán sẽ càng sốt ruột, tự khắc họ sẽ phải hạ giá bán, nếu họ đang cần tiền.

Còn trường hợp người bán không cần bán gấp, thì phải tìm ra điểm yếu của ngôi nhà, rồi từ đó "chê" khéo, khiến họ chột dạ, nản lòng, và sẽ phải hạ giá bán xuống.

Cũng cần tỏ rõ thiện chí mua thật, nếu bên bán có thiện chí muốn bán, đã hạ giá, khi họ thấy khách có thiện chí muốn mua thật thì họ sẽ giảm về mức giá mà 2 bên cung -cầu gặp nhau.

Hi vọng những kinh nghiệm mua nhà trên sẽ giúp cho những người có nhu cầu mua nhà ở vận dụng một cách linh hoạt và tìm cho mình một ngôi nhà hợp lý nhất, giá rẻ nhất.

Tuấn Minh
Theo Trí thức trẻ

http://cafef.vn/bat-dong-san/hoc-ho...-khon-ngoan-tu-dan-buon-20160302125531688.chn
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
1/6/11
0
429
48


Có nên quá lo về dự thảo sửa đổi Thông tư 36?



TS. Bùi Quang Tín cho rằng, việc sửa đổi Thông tư 36 chắc chắn sẽ tác động tới thị trường bất động sản và dòng chảy tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn "cửa" để ngân hàng cho vay trung và dài hạn trong khi nhà đất cũng còn có các luồng tiền khác đổ vào.



Thời gian qua, Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã tác động lớn tới dòng vốn trên nhiều thị trường, cả thị trường tiền tệ, vốn và bất động sản (BĐS). Thông tư này mới triển khai thực hiện được khoảng 1 năm song đã góp phần giúp thị trường BĐS phục hồi và tăng trưởng trong năm 2015. Tuy nhiên mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Dự thảo Thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36.
Thị trường bất động sản chắc chắn bị tác động
Theo số liệu thống kê của NHNN, tính đến ngày 31/12/2015, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung hạn, dài hạn toàn hệ thống là 31%. Việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của từng khối cho thấy định hướng hạn chế cấp tín dụng trung, dài hạn, giảm rủi ro thanh khoản, đồng thời cũng giảm cho vay đối với lĩnh vực BĐS (do các khoản vay này thường là vay trung – dài hạn) của NHNN. Qua đó, NHNN đang hướng tới việc tăng cường tính an toàn và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, điều này nhiều khả năng sẽ khiến tăng trưởng tín dụng 2016 ở mức thận trọng hơn, củng cố cho kỳ vọng về mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn trong năm 2016
Bên cạnh đó, NHNN quy định trong dự thảo về việc nâng hệ số rủi ro đối với “các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS” từ 150% lên 250%. Việc nâng này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số an toàn vốn (CAR) mà theo quy định hiện nay, chỉ số CAR phải lớn hơn 9%.
Theo số liệu của NHNN đến cuối năm 2015, ở khối ngân hàng thương mại nhà nước, khối đang chiếm trên 50% thị phần tín dụng toàn hệ thống, hệ số CAR chỉ nhỉnh hơn mức quy định trên với 9,42%; hệ số CAR của khối ngân hàng thương mại cổ phần ở mức khá cao, với 12,74%. Do đó, để duy trì tỷ lệ này tối thiểu 9%, đồng nghĩa các ngân hàng phải duy trì tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 ở phần tử số của công thức tính chỉ số CAR này ở mức cao lên hoặc cần phải hạn chế vay ra đối với lĩnh vực có độ rủi ro. Từ đó, cho thấy việc tăng vốn của các ngân hàng thì không phải lúc nào cũng thực hiện được ngay, và với thông điệp này của NHNN thì các ngân hàng cần tăng cường kiểm soát trong rủi ro cho vay đối với lĩnh vực BĐS nhằm duy trì chỉ số CAR trong quy định cho phép của NHNN.
Ngoài ra, với quy định này, các ngân hàng thương mại có thể sẽ phải hạn chế cấp tín dụng đối với các khoản cho vay để kinh doanh BĐS, nhưng quy định này sẽ không ảnh hưởng đến các khoản vay BĐS để ở.
Tuy nhiên, lần điều chỉnh này trong dự thảo là nhanh và mạnh hơn so với các lần điều chỉnh trước khi mà thị trường BĐS chỉ vừa được phục hồi. Hệ số rủi ro trong cho vay BĐS ở mức 150% mới chỉ được được điều chỉnh cách đây khoảng 1 năm, trước đó, hệ số rủi ro đối với cho vay kinh doanh BĐS đã từng được quy định là 100% theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN. Gần 5 năm sau đó, nó đã được tăng lên 250% theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, rồi sau 4 năm lại được giảm xuống 150% theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN. So với các lần trước, việc điều chỉnh nhanh và mạnh lần này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của thị trường này trong thời gian tới.
Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo, nhưng đừng quá lo
Theo số liệu ở trên, rõ ràng với quy định này thì ngân hàng sẽ không còn nhiều “room” để sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, đặc biệt là cho vay trong lĩnh vực BĐS (không quá 10%), từ đó tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Hiện tại, theo thống kê, thị trường BĐS vẫn phải dựa khá nhiều vào nguồn tín dụng ngân hàng, với tỷ lệ vào khoảng 60%. Do đó, việc quy định như trong Dự thảo sửa đổi Thông tư 36 mới có thể vô tình gây ra sự chèn ép dòng chảy tín dụng vào thị trường, thu hẹp cơ hội cho sự tăng trưởng trong dài hạn của thị trường trong thời gian tới.
Dẫu vậy, theo số liệu thống kê, hiện nay trung bình khoảng 70-80% nguồn vốn huy động của các ngân hàng là ngắn hạn. Do đó, với quy định này, ngân hàng hoàn toàn có thể sử dụng nguồn vốn trung dài hạn của mình (trong số 20-30% còn lại) để thực hiện cho vay trung dài hạn. Đồng thời sử dụng “room” còn lại trong phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn (gần 9%) để tiếp tục cho vay trung dài hạn.
Bên cạnh đó, ngân hàng hoàn toàn có thể tiến hành huy động trung dài hạn bằng nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như đưa ra các sản phẩm huy động vốn kết hợp mới, tăng lãi suất, bán sản phẩm chéo, tăng cường dịch vụ với các sản phẩm huy động vốn trung dài hạn… Đó cũng là lý do trong thời gian gần đây nhiều ngân hàng đang tiến hành tăng cường huy động nguồn vốn trung dài hạn để chuẩn bị trước cho việc điều chỉnh của NHNN nếu có ban hành quy định mới trong thời gian tới về giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
Trên thực tế một khi các ngân hàng huy động nguồn vốn trung dài hạn thì khách hàng hầu như lúc nào cũng có thể tất toán hợp đồng trước hạn. Nếu khách hàng tất toán hợp đồng gửi tiền trước 12 tháng thì khoản tiền huy động đó là khoản tiền gửi ngắn hạn. Do mức độ cạnh tranh cao giữa các ngân hàng trong huy động vốn, các ngân hàng cũng vẫn tính lãi suất cho khách hàng khi khách hàng tất toán hợp đồng trước hạn.
Do đó, tuỳ theo chính sách của từng ngân hàng, các ngân hàng vẫn có nhiều cách thức để tăng doanh số huy động vốn trung dài hạn nhằm đáp ứng cho các nhu cầu về vốn trung dài hạn ngày càng cao của khách hàng, cân đối nguồn vốn, thanh khoản, quản lý tốt rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Vẫn còn “cửa” cho tiền chảy vào BĐS
Kinh doanh BĐS đang là một trong những lĩnh vực có sức hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), trong năm 2015, lĩnh vực kinh doanh BĐS đã thu hút 2,32 tỷ USD, đứng thứ 3 trong 17 ngành lĩnh vực nhận vốn FDI. Nguyên nhân là do hiện thị trường BĐS Việt Nam vẫn có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư ngoại. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS tại Việt Nam thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Ngoài tín dụng và FDI, dòng kiều hối được mong chờ sẽ có sự bứt phá rõ ràng trong thời gian tới. Việt Nam hiện có khoảng 80 nghìn người nước ngoài đang sinh sống và làm việc, trong đó hơn 21 nghìn người đủ điều kiện sở hữu nhà ở. Đây cũng sẽ là cơ hội đầy tiềm năng cho các DN địa ốc trong thời gian tới. Kể từ ngày 1/7/2015, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh BĐS 2014 đã có hiệu lực thi hành với quy định thông thoáng cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà, chắc chắn lượng kiều hối sẽ lại tiếp tục được đổ mạnh vào BĐS trong thời gian tới. Trong năm 2015, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, Việt Nam đón lượng kiều hối khoảng 12,25 tỉ USD, trong đó gần 22% đổ vào BĐS (khoảng 2,7 tỷ USD).
Thông tư 36 sửa đổi sẽ giúp các thị trường tài chính khác thể hiện vai trò
Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng chiếm gần 75%, thị trường chứng khoán chiếm 14%, thị trường trái phiếu 9% và bảo hiểm chiếm 2% trong tổng tài sản hệ thống tài chính Việt Nam. Với số liệu này, rõ ràng thị trường tài chính Việt Nam đang thể hiện sự mất cân xứng giữa các thị trường, trong đó vai trò dẫn vốn trong nền kinh tế đang đè quá nặng lên hệ thống ngân hàng.
Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 33% GDP. Tính riêng trong 10 năm trở lại đây, quy mô huy động vốn qua thị trường chứng khoán đáp ứng khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tỷ lệ đã tương đương gần 60% so với cung tín dụng qua thị trường tiền tệ - tín dụng, trong khi các nước khác chiếm 50-60%, có những nước chiếm trên 100% GDP. Trong khi đó, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam cũng hết sức nhỏ bé so với các nước trong khu vực, chỉ chiếm 22% GDP; trong đó chủ yếu là trái phiếu Chính phủ với 87% và 13% là trái phiếu doanh nghiệp.
Do đó, một khi hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn tái cấu trúc toàn diện và hoạt động ngày càng theo chuẩn mực quốc tế, việc luân chuyển vốn trung và dài hạn cần phải chuyển dần sang kênh chứng khoán. Tuy nhiên, để thị trường chứng khoán phát triển thì cần phải có thời gian. Trong đó, chúng ta phải kể đến như đẩy mạnh tái cấu trúc thị trường, phát triển chứng khoán phái sinh, triệt để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Sau cổ phần hóa doanh nghiệp phải niêm yết trên sàn và cải cách để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên sang mới nổi.
Tóm lại, từ các phân tích trên cho thấy, dự thảo sửa đổi Thông tư 36 đã tạo ra một số lo ngại cho sự phát triển của thị trường bất động sản và việc cung ứng vốn của hệ thống ngân hàng là có phần đúng. Tuy nhiên, nhằm phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, quản trị tốt hơn rủi ro trong lĩnh vực cấp tín dụng trung và dài hạn, đặc biệt là đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, việc đưa ra dự thảo này trong điều kiện hiện nay là phù hợp.
Ngoài ra, vai trò trung chuyển vốn trong nền kinh tế không chỉ có hệ thống ngân hàng mà còn các định chế tài chính khác, hay các dòng vốn khác ngoài tín dụng như FDI, kiều hối vẫn đang “chảy” vào BĐS và ngân hàng vẫn còn “cửa” để cho vay trung dài hạn là các lý do để giúp thị trường bớt lo với dự thảo sửa đổi thông tư 36 lần này.
 
Hạng D
14/8/14
1.431
893
113
Tình hình là người có thu nhập trung bình vẫn rất khó sở hữu nhà đất , căn hộ, tại SG, HN. Hiện nay vẫn là các nhà đầu cơ căn hộ chơi với nhau thôi, dự đoán của mình là cuối năm 2017 nếu không điều chỉnh sẽ vỡ bong bóng thôi, hãy chờ xem nhé
 
  • Like
Reactions: mongmuontienlen
Tập Lái
16/4/13
19
424
48
Nghĩa là bây h nên án binh bất động, chờ thời bơm phao ra giải cứu hả các bác?
Hức mà có ai biết sao em cứ tập lái hoài ko?
 
20/3/15
398
3.482
93
Nghĩa là bây h nên án binh bất động, chờ thời bơm phao ra giải cứu hả các bác?
Hức mà có ai biết sao em cứ tập lái hoài ko?
Diễn đàn chính là ô tô, mục bđs chỉ là phụ nên thời gian sau này hẻm có tính thăng hạng gì hết. Thôi thì bác cứ chịu tập lái miệt mài đi. He he he...
 
20/3/15
398
3.482
93
Mua nhà lần đầu và 7 sai lầm đặc biệt cần tránh

Trên thực tế có rất nhiều người do chưa từng trải nghiệm thực tế, chưa có kinh nghiệm trong việc mua bán nhà đất. Họ tìm nhà theo mơ ước, mua nhà theo suy nghĩ nên đã gặp không ít những sai lầm nghiêm trọng.

Để giúp những người lần đầu tiên mua nhà được thuận lợi, suôn sẻ và không phải hối hận khi đã quyết định mua nhà chúng tôi khuyên bạn nên tránh một số sai lầm thường gặp sau.

Sai lầm đầu tiên của những người mới mua nhà đó là phá vỡ ngân sách đã đặt ra. Một căn nhà đẹp, giao thông thuận tiện, nội thất sang trọng, tầm nhìn đẹp....bất kể ai cũng đều mong muốn. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng bạn đang có trong tay bao nhiêu tiền và số tiền đó sẽ tương xứng với một ngôi nhà như thế nào.

Bạn đang có trong tay 1 tỷ đồng ư? Tuy nhiên căn nhà bạn thích giá trị lên đến 1,6 tỷ. Vì quá yêu thích căn nhà đó, bạn sẵn sàng vay mượn từ ngân hàng và kêu gọi từ người thân, bạn bè để chi trả cho cuộc mua bán này? Điều này tuyệt đối nên tránh. Bạn đừng hành động để rồi sau này cả quãng thời gian còn lại bạn phải ngập trong nợ nần, lãi mẹ đẻ lãi con, cuộc sống bí bách khó khăn. Thậm chí có người còn phải tính chuyện bán nhà khi không thể trả nợ.

Sai lầm thứ hai không kém phần nguy hiểm đó là bạn quên hoàn toàn những khoản chi phí phát sinh. Theo kinh nghiệm từ nhiều người mua nhà, việc mua một căn nhà mới không đơn thuần chỉ bao gồm tiền mua nhà, chi phí vận chuyển đồ đạc mà còn kéo theo nhiều chi phí có thể phát sinh khác như tiền sửa chữa, phí dịch vụ...

Ngoài ra, bạn đang mừng thầm vì mình mua được một căn nhà với giá hời. Nhưng bạn không biết rằng nếu như căn nhà bạn mua không gần các khu mua sắm hay cách xa trường học, nơi làm việc thì vô cùng bất tiện. Ngôi nhà bạn mua tưởng rẻ mà hóa đắt, khi bạn sinh sống ở đây thì riêng khoản chi phí cho việc đi lại cũng đã vô cùng tốn kém chứ chưa nói đến những bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt.

Một sai lầm khác cũng không kém phần nghiêm trọng đó là mua nhà theo cảm tính. Có rất nhiều người mua nhà nghe theo những lời rỉ tai, quảng cáo, tâm lý đám đông và sở thích cá nhân nhất thời nhưng lại thiếu khảo sát thực tế. Đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Khi mua nhà bạn phải biết rõ được vị trí, quy hoạch tổng thể, hạ tầng khu vực, tiện ích, quãng đường di chuyển... Ngôi nhà có thể rất đẹp nhưng cạnh đó là bãi rác, xa hơn chút có nhiều nhà máy xí nghiệp, môi trường ô nhiễm, trộm cắp an ninh không tốt ....thì bạn cũng đừng vội xuống tiền mua ngôi nhà này.

Không kiểm tra kỹ càng ngôi nhà là thiếu sót thường thấy ở những người lần đầu tiên mua nhà. Ngôi nhà bạn mua cho dù nhìn bề ngoài thật tuyệt vời, nhưng bạn vẫn nên nhờ một người có kiến thức chuyên môn kiểm tra lại trước khi mua.

Một người chuyên nghiệp sẽ giúp bạn phát hiện ra sự cố về đường dây điện, nước, ống khói, thậm chí những vết rạn nứt nhỏ nhưng có thể ẩn chứa nhiều nguy hiểm lớn...Thông qua đó, bạn có thể trao đổi lại về giá cả cũng như tìm biện pháp khắc phục.

Việc không thống nhất rõ ràng ngay từ đầu với chủ nhà là điểm cần lưu ý. Có rất nhiều người khi mua nhà nghĩ rằng mình sẽ được sở hữu cả những dụng cụ làm bếp, rèm cửa, bình nóng lạnh... hay một số vật dụng từ người chủ cũ để lại. Tuy nhiên, khi nhận nhà lại không còn những đồ vật đó thì mới tá hỏa. Vì vậy, trước khi mua nhà, hãy thỏa thuận rõ ràng những thứ bạn được giữ lại, ghi chép lại cẩn thận trong hợp đồng.

Sai lầm thứ 6 là không cân nhắc đến yếu tố phong thủy của ngôi nhà. Bạn đừng bao giờ nhìn thấy căn nhà đẹp mà hoa mắt, không quan tâm ngôi nhà phong thủy như thế nào: nhà đất có thế trũng (sẽ bị ngập nước, dễ lún nứt), nhà đầu voi đuôi chuột (khuôn viên đất mất cân xứng), nhà chếch hướng nắng (nóng bức)... đây chính là những nhân tố gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống của bạn và gia đình sau này.

Hơn thế, khi mua căn nhà này bạn cũng chưa thể biết được bạn có gắn bó với nó cả đời hay không và có lúc bạn sẽ bán để chuyển tới một nơi ở tốt hơn. Và khi đó một căn nhà méo mó, xấu về phong thủy sẽ khiến bạn khó có thể bán được nhà.

Sai lầm cuối cùng của những người mua nhà lần đầu là nhà mới mọi thứ nội thất đều cần mới. Nhiều người cho rằng với một căn nhà mới thì việc dùng lại những đồ nội thất cũ là không phù hợp. Và vì vậy mà họ dồn tiền vay mượn để sắm nội thất mới trong nhà. Bạn chắc chắn không muốn "ngập" trong các khoản nợ nần? Hãy sống tại căn nhà đó một thời gian, xác định những thứ cần mua mới, và lên kế hoạch tiết kiệm để làm việc đó.

Tuấn Minh
Theo Trí thức trẻ
http://cafef.vn/bat-dong-san/mua-nha-lan-dau-va-7-sai-lam-dac-biet-can-tranh-20160304094406328.chn
 
Status
Không mở trả lời sau này.