Hạng D
22/6/15
3.761
20.276
113
Mình nghĩ các bác nên dừng chủ đề này lại đi. thay vào đó hãy cùng nhau thảo luận làm cách nào đầu tư vào bđs kiếm tiền tốt nhất.
Ok bác. Cá bác nhà ta đi lạc đề quá mất rồi.
He he he....
 
Hạng D
22/6/15
3.761
20.276
113
Đông, Nam cạnh tranh quyết liệt

CafeLand - Những gì đang diễn ra cho thấy, nhiều chủ đầu tư đang tập trung về khu Đông và khu Nam TPHCM, nơi đang có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh. Sự dịch chuyển này đã khiến nguồn cung nhà ở tại hai khu vực này vượt trội hơn hẳn so với các khu vực còn lại của thành phố, đồng thời tạo ra thế cạnh tranh giữa các dự án tại hai khu vực này.

Thế giằng co

Với kinh nghiệm sáu năm làm môi giới nhà đất, anh Thịnh (quận 9) cho biết trong khoảng một năm trở lại đây, lượng khách hàng quan tâm đến nhà đất tại khu vực phía Đông (Thủ Đức, quận 2, quận 9) ngày càng nhiều. Đặc biệt là khi có sự xuất hiện của nhiều dự án giá trung bình và những sản phẩm nhà đất có giá xoay quanh mức 1 tỷ đồng/căn luôn được người mua nhà để ở săn lùng. Trong khi đó, những căn hộ hay biệt thự dọc các tuyến đường gần cầu Sài Gòn được giới đầu tư mua để khai thác cho thuê.

Tại khu Nam, anh Trường, một nhà đầu tư bất động sản khu vực quận 7, cho biết với lợi thế hạ tầng sẵn có của khu đô thị Phú Mỹ Hưng, nơi có khá nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc, nhiều nhà đầu tư cũng tập trung về đây mua nhà để cho thuê. Gần đây, một số chủ đầu tư đã mở rộng địa bàn sang khu Nhà Bè với những căn hộ có giá bán trên dưới 2 tỷ đồng/căn đã thu hút nhiều người làm việc ở khu vựa này và các vùng lân cận mua để ở.

Thống kê sơ bộ cho thấy, tính đến hết tháng 11/2016, khu vực phía Đông có khoảng 8.000 căn hộ được chào bán ra thị trường. Bên cạnh các dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, nhiều dự án quy mô lớn đang được triển khai xây dựng. Chỉ riêng tập đoàn Novaland đã có ba dự án tại quận 2, gồm khu đô thị Lakeview City quy mô 30,1 ha, The Sun Avenue quy mô 1.400 căn hộ và Tropic Garden có khoảng 1.008 căn.

Ngoài ra, khu vực này còn có những tên tuổi lớn khác như Đại Quang Minh với khu đô thị Sala cũng ở quận 2 có quy mô 128,79 ha; Hưng Thịnh Corp với dự án Lavita Garden, Moonlight Residences quận Thủ Đức và 9View Apartment tại quận 9; Khang Điền với các dự án biệt thự và chuỗi sản phẩm nhà liên kế mang tên Mega tại quận 9.

Trong khi đó tại khu vực phía Nam (quận 7, quận 8, Nhà Bè), ước tính đã có khoảng 7.000 căn hộ được bán ra từ đầu năm đến nay. Một chủ đầu tư “kỳ cựu” tại khu Nam Sài Gòn là Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng năm 2016 liên tục tung ra các dự án như Nam Phúc - Le Jardin hay mới đây là Saigon South Residences tại Nhà Bè. Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) cũng đang đầu tư dự án Jamona Golden Silk tại quận 7 gồm các khu nhà thấp tầng và khu cao tầng.

Sau một loạt các dự án tại quận gần trung tâm và khu Đông, Hưng Thịnh Corp đánh dấu sự hiện diện của mình tại khu Nam với dự án Florita. Dự án này vừa được cất nóc vào cuối năm 2016. Cũng trong năm 2016, liên doanh Phát Đạt - An Gia - Creed Group đã tái khởi động dự án The EverRich với tên gọi mới River City. Chủ đầu tư đến từ Singapore Keppel Land cũng công bố giai đoạn 1B của dự án Riviera Point với tên The View tại quận 7.

Hạ tầng quyết định

Theo ông Phạm Điền Trung, Tổng giám đốc Sacomreal, Nam Sài Gòn nằm trong định hướng phát triển chung của thành phố, có lợi thế lớn về hạ tầng đồng bộ, giao thông thuận lợi, môi trường sống trong lành. Điểm nổi bật của Nam Sài Gòn so với các khu vực khác là sở hữu nhiều tiện ích khá hoàn chỉnh nên thu hút rất nhiều cư dân về đây sinh sống.

Ngoài ra, việc thành phố chủ trương phát triển ra bốn hướng, trong đó hướng Nam được đẩy mạnh để quy hoạch phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ nên được cho là rất “lý tưởng” cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ phát triển các dự bất động sản tại đây. “Sau khi phát triển thành công nhiều dự án ở khu vực này, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển một số dự án trên địa bàn quận 7 và lân cận”, ông Trung cho biết.

Giám đốc một doanh nghiệp địa ốc đang đầu tư dự án ở cả khu Đông và khu Nam cho biết, hơn 2 năm trở lại đây, thị trường bất động sản ở khu Đông rất sôi động, nhất là từ khi tuyến đường sắt đô thị số 1 được khởi công và tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây đi vào hoạt động. Doanh nghiệp của ông cũng dịch chuyển về hướng Đông theo làn sóng này để đón đầu cơ hội do lợi thế quỹ đất khu này còn nhiều.

Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc nghiên cứu và tư vấn của CBRE Việt Nam, mỗi khu vực đều có những lợi thế riêng nhưng tính đến hết 9 tháng đầu năm thì khu vực phía Đông thành phố vẫn chiếm ưu thế hơn và là nơi mà thị trường bất động sản phát triển nhộn nhịp nhất.

“Khu Đông nằm trong trọng tâm phát triển của thành phố nên cơ sở hạ tầng được phát triển khá đồng bộ. Bên cạnh đó, khu vực này là cửa ngõ đi về các thành phố biển như Vũng Tàu, Nha Trang và cả khu vực Tây Nguyên. Ngoài ra, khu Đông chỉ cách quận 1 con sông Sài Gòn, hiện nay đã có hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm và sắp tới sẽ có cầu Thủ Thiêm 2, 3 nên tiềm năng phát triển của khu phía Đông rất lớn”, bà Dung nhận định.

Bà Dung cho rằng khu vực phía Nam cũng có lợi thế là hệ thống hạ tầng có sẵn của khu đô thị Phú Mỹ Hưng và cũng là vùng đất tiềm năng với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển không đồng bộ về cơ sở hạ tầng cũng như khoảng cách di chuyển khá xa đến khu trung tâm và việc tắc đường thường xuyên vào giờ cao điểm khiến cho bất động sản khu Nam kém sôi động hơn khu Đông.

Theo định hướng quy hoạch của thành phố, TP.HCM đã chọn hai hướng Đông và Nam làm hướng chính và đã có những phát triển đáng kể. Theo đó, các dự án hạ tầng tại mỗi khu vực đang được triển khai rầm rộ. Với một mạng lưới giao thông được đầu tư rộng khắp, trong thời gian tới không chỉ khu Đông - Nam mà thị trường bất động sản của nhiều khu vực khác cũng sẽ sôi động và tạo nên thế cạnh tranh quyết liệt giữa các chủ đầu tư.

“Khu Đông nằm trong trọng tâm phát triển của thành phố nên cơ sở hạ tầng được phát triển khá đồng bộ. Bên cạnh đó, khu vực này là cửa ngõ đi về các thành phố biển như Vũng Tàu, Nha Trang và cả khu vực Tây Nguyên. Ngoài ra, khu Đông chỉ cách quận 1 một con sông Sài Gòn, hiện nay đã có hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm và sắp tới sẽ có cầu Thủ Thiêm 2, 3 nên tiềm năng phát triển của khu phía Đông rất lớn”

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc nghiên cứu và tư vấn của CBRE Việt Nam
https://cafeland.vn/tin-tuc/dong-nam-canh-tranh-quyet-liet-64529.html
 
  • Like
Reactions: panamera82
Hạng D
22/6/15
3.761
20.276
113
Cơn sốt đất nền khu Đông TP.HCM thực hay ảo?

Hàng loạt công ty môi giới nhà đất mọc lên tại khu Đông TP.HCM. Giáp tết, thông tin rao bán đất nền được dán khắp nơi, giá đất tăng từ 10% đến 20% trong vòng một tháng khiến người dân như lâm vào ma trận…

Thực hư chuyện đất nền đang sốt

Giữa tháng 1/2017, anh Nguyễn Văn Tuấn, công nhân tại cảng Cát Lái (quận 2) tìm mua đất xây nhà khu vực xa trung tâm tâm như đường Nguyễn Xiển (quận 9), Nguyễn Duy Trinh (quận 9). Thế rồi, anh đã ngỡ ngàng, khi mảnh đất trên đường Nguyễn Xiểng, tháng trước có giá 600 triệu đồng nay đã lên 700 triệu đồng, có mảnh đất tháng trước giá 580 triệu đồng đã tăng gần 700 triệu đồng.

Trong vai người mua đất, phóng viên Báo Đầu tư ghé vào một công ty môi giới bất động sản trên đường Đồng Văn Cống (quận 2) hỏi mua một lô đất trong Khu đô thị Thạnh Mỹ Lợi. Anh Toàn, nhân viên môi giới cho biết, giá đất đang là 39 triệu đồng/m2. Được biết, thời điểm dự án hình thành giá đất tại đây là 16 triệu đồng/m2, sau đó đẩy lên gần 50 triệu đồng/m2 (năm 2008), đầu năm 2016 là 34 triệu đồng/m2 và giờ lên 39 triệu đồng/m2.

Tại quận Thủ Đức, điểm giáp danh huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương), gọi vào số điện thoại dưới tờ thông tin bán đất giá rẻ, phóng viên được người phụ nữ tên Giang đưa vào một dự án phân lô trên đường Trần Thị Vững. Theo bà Giang, lô đất 58 m2 có giá bán khoảng 1,1 tỷ đồng. Trong khi, lô đất cạnh đó mua vào tháng 10/2016 với giá 800 triệu đồng.

Hay chiêu thổi giá của giới đầu cơ

Đất nền khu Đông TP.HCM đang được chào bán và thông báo rầm rộ trên các trang mạng của nhiều công ty môi giới địa ốc với lời giới thiệu hấp dẫn về lợi thế. Điều này góp phần tạo ra cơn sốt đất tại khu Đông.

Nhưng tổng giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại quận 2 (xin được giấu tên) lại cho rằng, đây chỉ là chiêu thổi giá của giới đầu cơ nhằm hưởng lợi giá chênh lệch. Vị này cho biết, giá thực của bất động sản khu Đông chỉ bằng 1/3 giá giao dịch của thị trường.

“Lúc đầu họ giới thiệu là 10 triệu đồng/m2, nhưng sau một tuần họ bắt đầu cho nhảy giá lên 5 - 10% và thông báo đất đã bán gần hết. Thậm chí, dàn cảnh giao dịch trước mặt khách để thổi giá, tạo cho khách hàng tin, đất nền đang sốt, nếu không mua ngay sẽ không còn đất để mua, hoặc đang tăng giá mạnh. Thực ra, thị trường đang bị làm giá”, vị này nói.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cảnh báo: “Nếu không có biện pháp ngăn chặn hiện tượng này, thì sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Cái lợi thì chỉ có giới đầu tư hưởng, nhưng cái hại thì người dân, ngân hàng và cả thị trường gánh. Lấy ví dụ năm 2009, khi thị trường bị thổi lên cao rồi bong bóng vỡ, ngân hàng điêu đứng, nhà đầu cơ phá sản, khách hàng nhận ra mình mua đất với giá ngất ngưởng.

Gia Huy (Đầu tư)
https://cafeland.vn/tin-tuc/con-sot-dat-nen-khu-dong-tphcm-thuc-hay-ao-64543.html
 
Hạng D
22/6/15
3.761
20.276
113
" Nhưng tổng giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại quận 2 (xin được giấu tên) lại cho rằng, đây chỉ là chiêu thổi giá của giới đầu cơ nhằm hưởng lợi giá chênh lệch. Vị này cho biết, giá thực của bất động sản khu Đông chỉ bằng 1/3 giá giao dịch của thị trường "

Ai chờ giá khu đông trở dìa 1/3 " giá thực " của khu đông theo lời ổng tổng Dám Đốc sàn giao dịch bđs tại q2 đó phán thì ráng chờ nhen.

he he he......
 
Hạng D
22/6/15
3.761
20.276
113
2 kịch bản trái chiều cho thị trường địa ốc 2017

Bất động sản năm Đinh Dậu có thể gây bất ngờ lớn với cú hích giá đất tiếp tục leo thang và bùng nổ nguồn cung căn hộ bình dân, nhưng cũng có thể đứng trước chu kỳ giảm tốc đầy thận trọng có tính chu kỳ 5 năm.

Tổng giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư Nam Phát, Nguyễn Mạc Hoài Nam đánh giá, thị trường nhà đất Việt Nam đã trải qua 3 năm liền nối dài mạch tăng trưởng (giai đoạn 2013-2016). Do đó, diễn biến của năm 2017 trở nên khó đoán hơn khi cơ hội bứt phá vẫn còn nhưng sự e ngại, dè dặt đã bắt đầu lớn dần lên.

Chuyên gia này đưa ra hai dự báo trái chiều cho năm 2017, kịch bản thứ nhất đầy táo bạo và kịch bản thứ hai cực kỳ thận trọng để tiên lượng cho viễn cảnh thị trường trong 12 tháng tới. Ông Nam gọi 2017 là năm bước ngoặt quyết định sự chuyển hướng mạnh mẽ của thị trường.

Kịch bản táo bạo: Bất động sản tiếp tục tăng trưởng 40%

Ở kịch bản này, giá đất là tâm điểm dẫn dắt thị trường đi lên với sự xuất hiện của nhiều nhân tố mới. Giá đất các khu vực cũ như: quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân có thể tiếp đà tăng ở biên độ hẹp hơn năm 2016 nhưng tỷ lệ tăng giá vẫn đạt mốc lý tưởng: 10-15%.

Các huyện đang quy hoạch lên quận: Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn được xem là nhân tố mới sẽ đón cú hích tâm lý tích cực. Vì vậy, ba khu vực này đứng trước cơ hội tăng giá 20-40% tùy vị trí. Giá đất các vùng ven hoặc giáp ranh Sài Gòn cũng có thêm nhiều kỳ vọng bứt phá nhờ hạ tầng tốt dần lên, chỉnh trang đô thị ngày càng tích cực và tâm lý bám đất, giữ đất để đầu tư tích lũy tài sản khá nặng nề.

Yếu tố quan trọng thứ hai tạo nên đà tăng trưởng nối dài cho bất động sản là cuộc đua làm nhà giá rẻ của các doanh nghiệp có thương hiệu lớn. Sau 3 năm thị trường rơi vào tình trạng lệch pha rổ hàng hóa (nhiều chung cư cao - trung cấp nhưng ít chung cư bình dân), năm 2017 căn hộ giá rẻ lần đầu tiên đứng trước cơ hội vươn lên dẫn đầu thị trường với nguồn cung khủng và thanh khoản đột biến.

Giá đất bật cao cùng với rổ hàng hóa cân bằng nhờ sự bứt phá của căn hộ giá "mềm" có thể lái con thuyền bất động sản băng băng về đích trong năm Đinh Dậu với doanh số bán hàng từ bằng đến cao hơn năm 2016.

Điều kiện để kịch bản táo bạo này xảy ra là kinh tế vĩ mô tiếp tục tăng trưởng, môi trường xã hội ổn định, hạ tầng giao thông liên tục được cải thiện, các dự án cầu, đường, metro, cao tốc... đang trong quá trình xây dựng có tiến độ thi công nhanh, vượt kế hoạch. Thách thức lớn của kịch bản này chính là tình trạng quá tải, kẹt xe nghiêm trọng tại các đô thị lớn của Việt Nam, giá bất động sản tăng quá nhanh so với tốc độ cải thiện thu nhập của người thành thị có thể gây bất ổn xã hội.

Kịch bản thận trọng: Địa ốc đứng trước nguy cơ giảm tốc mạnh

Ở kịch bản này, thị trường bất động sản được nhìn nhận dưới góc độ đầy thận trọng xét trong tương quan chu kỳ tăng trưởng bình quân 5 năm. Theo chuyên gia này, trong một chu kỳ tăng trưởng phổ biến của bất động sản Việt Nam, cứ 3 năm tăng trưởng (2013-2016) thì có 2 năm giảm tốc (có thể rơi vào giai đoạn 2017-2018). Đà giảm tốc này được xem là giải pháp chống dooping (hạ nhiệt những toa thuốc kích thích liều cao) nhằm đưa thị trường về trạng thái cân bằng.

Nếu diễn ra kịch bản thận trọng, giá đất năm 2017 sẽ không tăng quá biên độ 20%, mức tăng bình quân chỉ đạt 7-10%, bằng một nửa so với năm 2016. Giá bất động sản liền thổ đã có bước đệm đi lên từ năm 2014, bứt phá mạnh mẽ trong năm 2015 và đạt đỉnh trong năm 2016. Do đó, năm 2017 sẽ rất khó lập kỷ lục tăng liên tục 4 năm liền.

Căn hộ chung cư giá rẻ có chiến thuật bơm hàng hóa vào thị trường với liều lượng vừa phải để kích thích khả năng hấp thụ. Bung hàng theo cách này sẽ tránh tăng cung đột biến, tránh thừa mứa hàng hóa cục bộ trong một thời điểm, góp phần đẩy sức mua đi lên. Điều kiện là giá nhà phải thật sự vừa túi tiền, đánh trúng vào nhóm người có khả năng chi trả trong các đô thị lớn. Căn hộ cao - trung cấp giảm cung đáng kể và đứng trước bài toán hấp thụ nguồn hàng cực lớn đã dội bom liên tục trong 3 năm qua.

Ở phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng (căn hộ, biệt thự biển trong các khu resort), năm 2017 sẽ là thời điểm thách đố đầy cam go đối với các dự án có cam kết mức lợi nhuận khủng. Thị phần này buộc phải giải bài toán làm cách nào có thể vận hành chuỗi hàng hóa khổng lồ này đạt mức lợi nhuận xấp xỉ 10% một năm trở lên.

Điều kiện hỗ trợ kịch bản thận trọng là cách điều hành chính sách "rắn" với ngành địa ốc từ các chính sách tín dụng, đầu tư đến việc ban hành, thực thi, áp dụng các sắc thuế giảm đầu cơ... Khi giảm tốc, thị trường bất động sản bước vào giai đoạn tự điều chỉnh, tự cân bằng hơn để chuẩn bị tiến xa hơn trong chu kỳ mới.

Tổng giám đốc Công ty Tư vấn đầu tư Nam Phát cho rằng, có 50% cơ hội cho kịch bản táo bạo và 50% còn lại cho kịch bản thận trọng. Tuy nhiên, viễn cảnh nào sẽ diễn ra trong 12 tháng tới còn phụ thuộc vào rất nhiều biến số. Đó là: dòng tiền đang dịch chuyển trong thị trường đầu tư tại Việt Nam là bao nhiêu, các kênh đầu tư liên quan (bình thông hơi với bất động sản) gồm: vàng, ngoại tệ, chứng khoán diễn biến ra sao. Ngoài ra, những yếu tố bên ngoài như kinh tế khu vực và toàn cầu cũng tác động không nhỏ đến dòng vốn FDI đổ vào bất động sản.

Vũ Lê ghi
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-...chieu-cho-thi-truong-dia-oc-2017-3534596.html
 
Tập Lái
28/2/15
47
649
83
Warszawa
" Nhưng tổng giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại quận 2 (xin được giấu tên) lại cho rằng, đây chỉ là chiêu thổi giá của giới đầu cơ nhằm hưởng lợi giá chênh lệch. Vị này cho biết, giá thực của bất động sản khu Đông chỉ bằng 1/3 giá giao dịch của thị trường "

Ai chờ giá khu đông trở dìa 1/3 " giá thực " của khu đông theo lời ổng tổng Dám Đốc sàn giao dịch bđs tại q2 đó phán thì ráng chờ nhen.

he he he......
H đọc báo chủ yếu e xem tin tức hạ tầng chứ còn 3 cái tin thị trường thì mỗi bào chém 1 kiểu, khi thì bảo sốt ảo khi thì bảo tăng giá theo hạ tầng. Mỗi thằng mỗi kiểu mỗi lí do nên ko tin dc bọn nó :D.
 
Hạng B1
2/3/16
65
1.875
118
" Nhưng tổng giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại quận 2 (xin được giấu tên) lại cho rằng, đây chỉ là chiêu thổi giá của giới đầu cơ nhằm hưởng lợi giá chênh lệch. Vị này cho biết, giá thực của bất động sản khu Đông chỉ bằng 1/3 giá giao dịch của thị trường "

Ai chờ giá khu đông trở dìa 1/3 " giá thực " của khu đông theo lời ổng tổng Dám Đốc sàn giao dịch bđs tại q2 đó phán thì ráng chờ nhen.

he he he......

Những lô 600 tr lên 700 tr mà báo nói, hôm qua em đi 1 vòng, allo mấy cái số đt trên bảng quảng cáo thì nó lại lên 850-900 rồi bác. Giá đang phi mã.
Khu vực ngã ba Nguyễn Xiển - Lò Lu giá 17-18-19 triệu lô 50m2 luôn bác Phèo ơi. Giá này bác thấy sao?
 
  • Like
Reactions: pheo@
Tập Lái
16/10/16
0
5
2
50
TP HCM đang phát triển đô thị theo kiểu vết dầu loang, tương lai sẽ tạo ra khu đô thị nham nhở. Thủ đô Seoul Hàn Quốc diện tích chỉ bằng 1/3 TPHCM dân số 12 triêu và lưu trú thường xuyên 20tr nếu SG học tập Hàn quốc có lẽ không cần phải mở rộng chỉ cần 6 quận nội thành là đủ chúng ta vẫn tạo được đô thị khang trang hiện đại. Cứ mở Google map thì thấy ngay thủ phạm tắc đường là đất nền, đất nền nhiều quá không còn đất để phát triển hạ tầng. Vết dầu loang sẽ cạn kiệt tài nguyên đất đai, phá hỏng hệ sinh thái bền vững. Hơn nữa SG không thể đủ tiềm lực phát triển hạ tầng trên diện rộng. Đến nhiều quốc gia giàu có họ còn không dám
 
12/10/07
2.342
10.168
113
" Nhưng tổng giám đốc một sàn giao dịch bất động sản tại quận 2 (xin được giấu tên) lại cho rằng, đây chỉ là chiêu thổi giá của giới đầu cơ nhằm hưởng lợi giá chênh lệch. Vị này cho biết, giá thực của bất động sản khu Đông chỉ bằng 1/3 giá giao dịch của thị trường "

Ai chờ giá khu đông trở dìa 1/3 " giá thực " của khu đông theo lời ổng tổng Dám Đốc sàn giao dịch bđs tại q2 đó phán thì ráng chờ nhen.

he he he......

Bác Phèo có thể cho mình biết anh dám đốc sàn đó là ai để mình đến khấu đầu nhận sư phọ được không ạ? Và mình cũng rất muốn anh ấy cho mình tí thông tin rằng khi nào nó về đúng 1/3 giá bây giờ để mình còn chuẩn bị oánh cú chót.
 
DTZ confirmed
Hạng B2
15/3/10
159
1.938
93
Vô coi giá có tăng không, thì toàn thấy vùng miền chém nhau, xu hướng của Việt Nam là nam tiến, TQ chiếm Lưỡng Quảng của người Việt cổ, Việt lại xuống miền Nam chiếm lại Champa. 198x cũng tính chiếm luôn Campuchia mà không được. Cho nên người Bắc di cư vào Nam là bình thường, cũng như người Việt qua Campuchia làm ăn cũng rất nhiều