Hạng C
28/6/08
878
26
28
theo em thì mua 1 con pull pp , sang tên qua cho mình liền , qua campuchia chẻ về 1 em mới ken , sàng wua mà chạy , chắc kg hơn 50 chai ( có luôn tiền ăn chơi bên Cam luôn rồi nhen các bác)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
11/11/10
1.399
92
48
Theo tôi nghĩ, chiếc LA cũng như chiếc 67 có giá trị ngầm của nó, nằm ở chỗ tuy kết cấu đơn giản nhưng hiệu quả động cơ lại cao, rõ nhất ở điểm: chiếc LA còn zin nguyên xi thì chỉ cần dựng chống đứng gài số 2 lấy tay quay bánh sau --> bánh xe chỉ cần sượng lại 1 cái là động cơ đã nổ rồi ! Cũng giống như xe 67 nguyên thuỷ tuy máy chỉ là 49cc nhưng trên đoạn đường dài khoảng 4km là xe đã đạt được vận tốc 100km/h, tay ga vẫn còn có thể vặn tiếp lên, nếu lên ga tiếp tục vận tốc xe tiếp tục tăng lên và ... đứt dây đồng hồ công tơ mét. Cả 2 điều này là kiểm chứng thật của cá nhân tôi khi sở hữu chúng.
* xe 67 có được giá trị vì là lần đầu tiên Honda phát triển công nghệ tự động chỉnh góc đánh lửa sớm tuỳ thuộc tua máy nhờ vào hệ thống quả tạ/cam đánh lửa sớm nằm trong volang lửa và bộ chế hoà khí với chén xăng lớn treo với góc nghiêng --> tại thời điểm đó (196x) thì hoàn toàn không có hệ thống đánh lửa và bộ chế hoà khí nào của xe gắn máy động cơ 49cc giống như thế và đạt hiệu quả như thế cả. Vì thế nếu xe 67 mất đi 2 đặc điểm đó thì giá trị hoàng kim của nó cũng mất đi, nếu có còn chỉ là giá trị lịch sử (đồ cổ càng lâu năm càng có giá !)
* xe LA tiến bộ hơn và nằm trong phân khúc phân khối lớn nhiều máy nhưng rất khác với các môtô cùng phân khối cùng số máy của các hãng khác nằm ở chỗ hành trình máy. Tuy là 2 máy nhưng chỉ sử dụng 1 bộ chế hoà khí, không có bộ chia điện đánh lửa và chỉ dùng 1 bobin sườn với 2 dây phin ra 2 bugi cho 2 máy. Kết cấu hết sức đơn giản nhưng hiệu quả và là dòng xe  phân khối lớn đầu tiên sử dụng bình xăng con kiểu bướm ga. Hành trình sản phẩm thay đổi từ đời xe  1980 với tên gọi Master sử dụng bánh căm đến 1981 chuyển sang bánh mâm đúc ... cũng lạ hơn các mâm đúc của xe mô tô các hãng khác: vành đúc hoàn toàn nhưng moayer, nan lại rời nhau, kết hợp 3 thứ đó lại bằng những con tán chống tháo (và không được tháo rời) khiến cho việc sử dụng vỏ không ruột nhẹ hơn hiệu quả hơn những mâm đúc nguyên khối từ moayẻ đến nan và vành. 1982 chiếc Master 250 đã được đổi tên thành Custom LA có thay đổi chút ít về dàn áo bên ngoài nhưng không có cải tiến gì trong hệ thống máy. Đến 1983 Honda đã đưa thêm một bơm gia tốc (đúng nghĩa của nó) vào bộ chế hoà khí để đẩy dòng xe đường trường này thêm một ít sức mạnh của xe thể thao. Đồng hồ xe cũng được cách tân lại, thay thế cho lớp vỏ nhựa đen của 2 chiếc đồng hồ tua máy và đo tốc độ bằng lớp kim loại mạ kền sáng loáng. Vì xe có thêm bơm gia tốc nên Honda cũng cảnh báo chủ xe khi vận hành đến tốc độ 80km/h bằng đèn đỏ trên mặt đồng hồ sẽ sáng lên, nếu vượt qua tốc độ 90km/h thì đèn đỏ này sẽ băt đầu chớp liên tục để cho thấy viễn cảnh chủ xe có thể sở hữu 1 chỗ nằm duy nhất trong chiếc xe hơi 9 chỗ ngồi 1 chỗ nằm với đèn đỏ chớp ưu tiên và còi hụ mở đường !!!
Từ 1984 trở đi đến 1986 không có cải tiến gì khác ngoài màu sơn: thêm màu bạc vào bộ sưu tập màu xanh dương truyền thống, màu đỏ phổ thông.
Nói dài như thế chỉ có mục đích duy nhất: tuy xe có giá trị về mặt lịch sử công nghệ, nhưng với mức giá trên 60 triệu cho một chiếc LA đời 84 hoặc thậm chí cả đời 86 thì đúng là khá cao. Có thể nói tuỳ thuộc vào sở thích, nếu đã thích thì giá nào cũng không thành vấn đề miễn là đúng zin nhưng cái đó là gu chơi đồ cổ, mua để ngắm, để nhớ lại lịch sử hơn là để sử dụng. Lúc ấy giá trị của món đồ không còn là giá trị sử dụng nữa. Và tôi không nghĩ mua LA về để ngắm và để lúc chiều hôm khi cháu nội mình chạy chơi ngoài ngõ về đến ngồi cạnh thì mình bắt đầu chỉ vào chiếc xe LA và bắt đầu kể một câu chuyện cổ tích mà trong đó mình là nhân vật chính !
 
P/S: thấy ngoài Hà Nội có gu chơi môbilét cổ, có chiếc dám mua đến gần 30triệu ?!! Có lẽ suy nghĩ của tôi hơi thực dụng nên không hiểu được "thú chơi tao nhã" đó của các bác nghệ nhân xứ văn vật.
 
Hạng B2
19/10/10
129
16
18
Chuyện thường thôi bác ạ. Ngày trước mấy chiếc Lambretta bán sắt vụn vài trăm ngàn, bây giờ mà sờ vào bét nhất cũng mười mấy, mấy chục chai...Đã gọi là thoả mãn thú vui, ai có tiền thích thì chơi thôi.
Cách đây 6-7 năm thì hay thấy rao LA cũng chừng mười mấy chai, nhưng em nghĩ đó là những xe quá cũ, máy làm lại. Sau này thì kinh tế khá giả, rủng rỉnh tiền bạc nên có phong trào chơi xe cũ, xe cổ nên nhiều người tìm mua dẫn đến giá tăng. Thêm 1 lí do nữa là em "nghe đồn là " người ta mua xe LA cũ giá rẻ giấy tờ đầy đủ để tháp vào xe Miên chuyển về....ke ke ke .
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
19/5/08
546
208
43
Tuy Hòa
Thằng bạn e kêu nó có người quen có chiếc LA 250 biển xanh, giấy tờ cơ quan gì gì đó. Vẫn còn chạy được. Định giá khoảng 25 chai. Có nên đi coi xe thử dc thì hốt luôn hông ta??
 
Hạng F
13/9/07
6.537
2.783
113
otosaigon.com
trieupham007 nói:
Theo tôi nghĩ, chiếc LA cũng như chiếc 67 có giá trị ngầm của nó, nằm ở chỗ tuy kết cấu đơn giản nhưng hiệu quả động cơ lại cao, rõ nhất ở điểm: chiếc LA còn zin nguyên xi thì chỉ cần dựng chống đứng gài số 2 lấy tay quay bánh sau --> bánh xe chỉ cần sượng lại 1 cái là động cơ đã nổ rồi ! Cũng giống như xe 67 nguyên thuỷ tuy máy chỉ là 49cc nhưng trên đoạn đường dài khoảng 4km là xe đã đạt được vận tốc 100km/h, tay ga vẫn còn có thể vặn tiếp lên, nếu lên ga tiếp tục vận tốc xe tiếp tục tăng lên và ... đứt dây đồng hồ công tơ mét. Cả 2 điều này là kiểm chứng thật của cá nhân tôi khi sở hữu chúng.
* xe 67 có được giá trị vì là lần đầu tiên Honda phát triển công nghệ tự động chỉnh góc đánh lửa sớm tuỳ thuộc tua máy nhờ vào hệ thống quả tạ/cam đánh lửa sớm nằm trong volang lửa và bộ chế hoà khí với chén xăng lớn treo với góc nghiêng --> tại thời điểm đó (196x) thì hoàn toàn không có hệ thống đánh lửa và bộ chế hoà khí nào của xe gắn máy động cơ 49cc giống như thế và đạt hiệu quả như thế cả. Vì thế nếu xe 67 mất đi 2 đặc điểm đó thì giá trị hoàng kim của nó cũng mất đi, nếu có còn chỉ là giá trị lịch sử (đồ cổ càng lâu năm càng có giá !)
* xe LA tiến bộ hơn và nằm trong phân khúc phân khối lớn nhiều máy nhưng rất khác với các môtô cùng phân khối cùng số máy của các hãng khác nằm ở chỗ hành trình máy. Tuy là 2 máy nhưng chỉ sử dụng 1 bộ chế hoà khí, không có bộ chia điện đánh lửa và chỉ dùng 1 bobin sườn với 2 dây phin ra 2 bugi cho 2 máy. Kết cấu hết sức đơn giản nhưng hiệu quả và là dòng xe phân khối lớn đầu tiên sử dụng bình xăng con kiểu bướm ga. Hành trình sản phẩm thay đổi từ đời xe 1980 với tên gọi Master sử dụng bánh căm đến 1981 chuyển sang bánh mâm đúc ... cũng lạ hơn các mâm đúc của xe mô tô các hãng khác: vành đúc hoàn toàn nhưng moayer, nan lại rời nhau, kết hợp 3 thứ đó lại bằng những con tán chống tháo (và không được tháo rời) khiến cho việc sử dụng vỏ không ruột nhẹ hơn hiệu quả hơn những mâm đúc nguyên khối từ moayẻ đến nan và vành. 1982 chiếc Master 250 đã được đổi tên thành Custom LA có thay đổi chút ít về dàn áo bên ngoài nhưng không có cải tiến gì trong hệ thống máy. Đến 1983 Honda đã đưa thêm một bơm gia tốc (đúng nghĩa của nó) vào bộ chế hoà khí để đẩy dòng xe đường trường này thêm một ít sức mạnh của xe thể thao. Đồng hồ xe cũng được cách tân lại, thay thế cho lớp vỏ nhựa đen của 2 chiếc đồng hồ tua máy và đo tốc độ bằng lớp kim loại mạ kền sáng loáng. Vì xe có thêm bơm gia tốc nên Honda cũng cảnh báo chủ xe khi vận hành đến tốc độ 80km/h bằng đèn đỏ trên mặt đồng hồ sẽ sáng lên, nếu vượt qua tốc độ 90km/h thì đèn đỏ này sẽ băt đầu chớp liên tục để cho thấy viễn cảnh chủ xe có thể sở hữu 1 chỗ nằm duy nhất trong chiếc xe hơi 9 chỗ ngồi 1 chỗ nằm với đèn đỏ chớp ưu tiên và còi hụ mở đường !!!
Từ 1984 trở đi đến 1986 không có cải tiến gì khác ngoài màu sơn: thêm màu bạc vào bộ sưu tập màu xanh dương truyền thống, màu đỏ phổ thông.
Nói dài như thế chỉ có mục đích duy nhất: tuy xe có giá trị về mặt lịch sử công nghệ, nhưng với mức giá trên 60 triệu cho một chiếc LA đời 84 hoặc thậm chí cả đời 86 thì đúng là khá cao. Có thể nói tuỳ thuộc vào sở thích, nếu đã thích thì giá nào cũng không thành vấn đề miễn là đúng zin nhưng cái đó là gu chơi đồ cổ, mua để ngắm, để nhớ lại lịch sử hơn là để sử dụng. Lúc ấy giá trị của món đồ không còn là giá trị sử dụng nữa. Và tôi không nghĩ mua LA về để ngắm và để lúc chiều hôm khi cháu nội mình chạy chơi ngoài ngõ về đến ngồi cạnh thì mình bắt đầu chỉ vào chiếc xe LA và bắt đầu kể một câu chuyện cổ tích mà trong đó mình là nhân vật chính !

P/S: thấy ngoài Hà Nội có gu chơi môbilét cổ, có chiếc dám mua đến gần 30triệu ?!! Có lẽ suy nghĩ của tôi hơi thực dụng nên không hiểu được "thú chơi tao nhã" đó của các bác nghệ nhân xứ văn vật.
Viết hay quớ đi!
033102flo_1_prv.gif