RE: Giấc mơ cao tốc Việt nam
Tạp chí “Giao thông nông thôn” một trong những tờ báo có số lượng lớn nhất nhì Việt nam phục vụ các đối tượng độc giả từ bình dân đến cao cấp, từ trình độ mẫu giáo ABC đến các vị giáo sư, tiến sĩ.
Nhân chuyện ước mơ cao tốc của các Bác OS, tạp chí quyết định cử phóng viên đặc trách mảng kinh tế - xã hội giầu kinhnghiệp nhất của tờ báo. Bằng nghiệp vụ riêng của mình, phóng viên này bí mật ghi chép được buổi tọa đàm không chính thức từ các nhân vật quan trọng của các Bộ ngành có liên quan về vấn đề trên.
Do tính chất tuyệt mật và thông tin không chính tắc nên xin gửi đến các Bác OS xem với tính cách tham khảo và tranh thủ nhận được ủng hộ của dư luận.
Thời gian tọa đàm: tháng 11 năm 2010
Địa điểm : Phòng giải lao buổi trưa
Chủ đề : Định hướng qui hoạch xây dựng đương cao tốc quốc gia giai đoạn 2010-2020
Mở đầu:
Đại diện Bộ giao thông vận tải:
Kính thưa các đồng chí, trên cương vị là Bộ chịu trách nhiệm chính về giao thông, đi lại của ngưừoi dân. Chúng tôi nghĩ định hướng xây dựng cao tốc là tất yếu phải có nhưng chưa thật sự cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và phải….. có lộ trình ít nhất là vào năm 2020. Vì sao:
Với trình độ dân trí thấp , trung bình một tháng có khoảng hơn 1.000 người chết vì tai nạn giao thông. Xe tải thì lấn đường xe ô tô, Xe ô tô thì đi trên làn đường xe máy còn xe máy thì…đi trên vỉa hè và nghiễm nhiên khách bộ hành qua đường thì vô tư “đường của ta rộng thênh thang ta bước”. Do đó điều trước mắt là nên giáo dục định hướng cho công dân biết chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.
(chủ tọa và các đại biểu đều vỗ tay….)
Kính thưa các đồng chí, thử hỏi với trình độ dân trí như hiện nay nếu chúng ta phát triển xây dựng đường cao tốc chỉ làm tăng thêm tình hình tai nạn giao thông. Đường to quá lại êm quá dễ làm các cánh lái xe …buồn ngủ, tôi cho rằng cứ đường càng nhỏ và nhiều các sống trâu như hiện nay là tốt nhất.
Đai diện Tổng cục du lịch
Hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Bộ Giao thông. Tôi cho rằng làm đường cao tốc trước hết là ảnh hưởng đến ngành du lịch. Một ngành công nghiệp không khói và đang được chính phủ hết sức quan tâm.
Thưa các đồng chí, chắc các đồng chí từng nghe câu ca dao:
“Đường lên sứ lạng quanh co
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Thử hỏi, du lịch nước ngoài nó qua đây là vì cái gì? Xin thưa: họ muốn tìm lại các di sản văn hóa, các giá trị nhân văn và hướng về cội nguồn. Họ đi dép lê lọ mọ vào các bản làng heo hút để thưởng thức 1 bát cơm nương , 1 ngụm nước suối đựng trong ống tre mục.
Trở lại chủ đề của chúng ta, nếu ta xây dựng đường cao tốc nó cứ thẳng băng băng như nước Bạn Trung Quốc làm từ bằng tường đi Nam ninh với chiều dài đoạn đường hơn 300 km và đi hết khoảng 2 tiếng 10 phút đảm bảo chúng ta sẽ không có khách du lịch vì họ chẳng có gì để ngắm cảnh trên toàn bộ cung đường. Trong khi đó với đoạn đường HN-LS hơn 150km chúng ta đi hết khoảng 3 tiếng đồng hồ vừa có thời gian thư giãn lại được ngắm cảnh núi non đèo giốc quanh qua. Thỉnh thoảng khách du lịch còn được dừng chân chụp ảnh các đoàn bò của người dân tộc lững thững đi ngang đường. Thật là thú vị
Tóm lại chúng tôi nhất trí với quan điểm của Bộ Giao thông là sẽ xây dựng đường cao tốc nhưng phải có ….lộ trình.
Đại diện Bộ Lao Động thương binh và xã hội
Kính thưa các đồng chí, trước hết chúng tôi thấy đường cao tốc sẽ làm nguy cơ tăng tình trạng thất nghiệp tại các địa phương có đường cao tốc đi qua. Dân số Việt nam sống chủ yếu phụ thuộc vào đường xá. “Nhà mặt tiền, điện nước đầy đủ” là ước mơ của tất cả người dân Việt, thế mà các đồng chí tính làm đường cao tốc rồi dùng giải phân cách cứng không cho ai buôn bán gì theo dọc trục có đường cao tốc thì dân chúng lấy gì mà sống.
Bên Trung quốc đường cao tốc của họ chỉ cần một cô mặc đồng phục trẻ đẹp vừa bán vé soát vé. Nếu ta xây dựng mô hình như họ thì giải quyết làm sao cho các lao động dôi dư đang có hợp đồng lao động vừa bán vé kiêm bán cuống vé tại các trạm thu phí như hiện nay.
Đại diện Bộ XXX
Tôi cực lực phản đối, làm đường cao tốc là thất thu cho ngân sách. Không nên và mãi mãi không nên.
Đường cao tốc bên trung quốc họ có hệ thống biển báo từ xa thí dụ: cách 1.000 mét là có ngã rẽ, sau đó cách 900m rồi 800m ..500….400 cho đến khi gặp ngã rẽ. Nếu làm như thế thì vừa tốn kém vừa dễ cho người điểu khiển phương tiện hoa mắt vì các loại biển báo. Thay vì như thế, các đồng chí cứ giũ như tình trạng hiện nay, chỉ cần 1 cái biển báo cấm rẽ nhỏ như cái lá đa và lắp đặt ngày trên nhánh cái cây chìa ra vệ đường, vừa đỡ tốn kém mà lại …tăng ngân sách cho địa phương.
Xin nhắc lại, tôi cực lực phản đối xây dựng đường cao tốc.
….
Đến đây là hết giờ giải lao, các vị đại biểu lại lục tục kéo nhau vào khán phòng chính đề họp bàn về các chính sách khác cấp thiết hơn bức bách hơn. Còn việc xây dựng đường cao tốc thì như các Bác biết đấy: sẽ làm nhưng phải có ….lộ trình!
Phóng viên Tạp chí Giao thông nông thôn
Ban công tác Kinh tế - Xã hội
Tạp chí “Giao thông nông thôn” một trong những tờ báo có số lượng lớn nhất nhì Việt nam phục vụ các đối tượng độc giả từ bình dân đến cao cấp, từ trình độ mẫu giáo ABC đến các vị giáo sư, tiến sĩ.
Nhân chuyện ước mơ cao tốc của các Bác OS, tạp chí quyết định cử phóng viên đặc trách mảng kinh tế - xã hội giầu kinhnghiệp nhất của tờ báo. Bằng nghiệp vụ riêng của mình, phóng viên này bí mật ghi chép được buổi tọa đàm không chính thức từ các nhân vật quan trọng của các Bộ ngành có liên quan về vấn đề trên.
Do tính chất tuyệt mật và thông tin không chính tắc nên xin gửi đến các Bác OS xem với tính cách tham khảo và tranh thủ nhận được ủng hộ của dư luận.
Thời gian tọa đàm: tháng 11 năm 2010
Địa điểm : Phòng giải lao buổi trưa
Chủ đề : Định hướng qui hoạch xây dựng đương cao tốc quốc gia giai đoạn 2010-2020
Mở đầu:
Đại diện Bộ giao thông vận tải:
Kính thưa các đồng chí, trên cương vị là Bộ chịu trách nhiệm chính về giao thông, đi lại của ngưừoi dân. Chúng tôi nghĩ định hướng xây dựng cao tốc là tất yếu phải có nhưng chưa thật sự cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và phải….. có lộ trình ít nhất là vào năm 2020. Vì sao:
Với trình độ dân trí thấp , trung bình một tháng có khoảng hơn 1.000 người chết vì tai nạn giao thông. Xe tải thì lấn đường xe ô tô, Xe ô tô thì đi trên làn đường xe máy còn xe máy thì…đi trên vỉa hè và nghiễm nhiên khách bộ hành qua đường thì vô tư “đường của ta rộng thênh thang ta bước”. Do đó điều trước mắt là nên giáo dục định hướng cho công dân biết chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.
(chủ tọa và các đại biểu đều vỗ tay….)
Kính thưa các đồng chí, thử hỏi với trình độ dân trí như hiện nay nếu chúng ta phát triển xây dựng đường cao tốc chỉ làm tăng thêm tình hình tai nạn giao thông. Đường to quá lại êm quá dễ làm các cánh lái xe …buồn ngủ, tôi cho rằng cứ đường càng nhỏ và nhiều các sống trâu như hiện nay là tốt nhất.
Đai diện Tổng cục du lịch
Hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Bộ Giao thông. Tôi cho rằng làm đường cao tốc trước hết là ảnh hưởng đến ngành du lịch. Một ngành công nghiệp không khói và đang được chính phủ hết sức quan tâm.
Thưa các đồng chí, chắc các đồng chí từng nghe câu ca dao:
“Đường lên sứ lạng quanh co
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Thử hỏi, du lịch nước ngoài nó qua đây là vì cái gì? Xin thưa: họ muốn tìm lại các di sản văn hóa, các giá trị nhân văn và hướng về cội nguồn. Họ đi dép lê lọ mọ vào các bản làng heo hút để thưởng thức 1 bát cơm nương , 1 ngụm nước suối đựng trong ống tre mục.
Trở lại chủ đề của chúng ta, nếu ta xây dựng đường cao tốc nó cứ thẳng băng băng như nước Bạn Trung Quốc làm từ bằng tường đi Nam ninh với chiều dài đoạn đường hơn 300 km và đi hết khoảng 2 tiếng 10 phút đảm bảo chúng ta sẽ không có khách du lịch vì họ chẳng có gì để ngắm cảnh trên toàn bộ cung đường. Trong khi đó với đoạn đường HN-LS hơn 150km chúng ta đi hết khoảng 3 tiếng đồng hồ vừa có thời gian thư giãn lại được ngắm cảnh núi non đèo giốc quanh qua. Thỉnh thoảng khách du lịch còn được dừng chân chụp ảnh các đoàn bò của người dân tộc lững thững đi ngang đường. Thật là thú vị
Tóm lại chúng tôi nhất trí với quan điểm của Bộ Giao thông là sẽ xây dựng đường cao tốc nhưng phải có ….lộ trình.
Đại diện Bộ Lao Động thương binh và xã hội
Kính thưa các đồng chí, trước hết chúng tôi thấy đường cao tốc sẽ làm nguy cơ tăng tình trạng thất nghiệp tại các địa phương có đường cao tốc đi qua. Dân số Việt nam sống chủ yếu phụ thuộc vào đường xá. “Nhà mặt tiền, điện nước đầy đủ” là ước mơ của tất cả người dân Việt, thế mà các đồng chí tính làm đường cao tốc rồi dùng giải phân cách cứng không cho ai buôn bán gì theo dọc trục có đường cao tốc thì dân chúng lấy gì mà sống.
Bên Trung quốc đường cao tốc của họ chỉ cần một cô mặc đồng phục trẻ đẹp vừa bán vé soát vé. Nếu ta xây dựng mô hình như họ thì giải quyết làm sao cho các lao động dôi dư đang có hợp đồng lao động vừa bán vé kiêm bán cuống vé tại các trạm thu phí như hiện nay.
Đại diện Bộ XXX
Tôi cực lực phản đối, làm đường cao tốc là thất thu cho ngân sách. Không nên và mãi mãi không nên.
Đường cao tốc bên trung quốc họ có hệ thống biển báo từ xa thí dụ: cách 1.000 mét là có ngã rẽ, sau đó cách 900m rồi 800m ..500….400 cho đến khi gặp ngã rẽ. Nếu làm như thế thì vừa tốn kém vừa dễ cho người điểu khiển phương tiện hoa mắt vì các loại biển báo. Thay vì như thế, các đồng chí cứ giũ như tình trạng hiện nay, chỉ cần 1 cái biển báo cấm rẽ nhỏ như cái lá đa và lắp đặt ngày trên nhánh cái cây chìa ra vệ đường, vừa đỡ tốn kém mà lại …tăng ngân sách cho địa phương.
Xin nhắc lại, tôi cực lực phản đối xây dựng đường cao tốc.
….
Đến đây là hết giờ giải lao, các vị đại biểu lại lục tục kéo nhau vào khán phòng chính đề họp bàn về các chính sách khác cấp thiết hơn bức bách hơn. Còn việc xây dựng đường cao tốc thì như các Bác biết đấy: sẽ làm nhưng phải có ….lộ trình!
Phóng viên Tạp chí Giao thông nông thôn
Ban công tác Kinh tế - Xã hội