Hạng B1
17/6/18
82
26
8
ibaohiem.vn
Phải chi mình biết được bạn sớm nhỉ :rolleyes:. Tóm gọn trường hợp ngày trước của mình là bên kia say xỉn, chạy ngược chiều tông vô xe mình... mình hỏi bạn giám định mẫu đơn đó thì bạn ấy bảo ko có, muốn làm thì ra ủy quyền công chứng. Mình thấy khó hiểu nên mới mò lên văn phòng tổng cty, gặp 1 bạn ở phòng xử lý hồ sơ tiếp mình và bạn ấy nói rằng bạn ấy không hiểu mình đang nói về cái gì, cũng không hiểu là mình đang muốn hỏi về mẫu văn bản gì (P/S: ngay cả mình cho bạn ấy nói chuyện trực tiếp với bạn giám định viên). Sau cùng là được hướng dẫn quay lại làm việc trực tiếp với bạn GĐV cũ ấy cho cái ước muốn mẫu văn bản kia :mad:. Mình liên hệ tổng đài thì sau khi lòng vòng 1 hồi thì mình cũng được hướng dẫn tìm về bạn GĐV kia :( với lý do là bạn ấy nắm được sự việc từ đầu nên sẽ hỗ trợ tốt hơn :confused:. Kết quả là mình dẹp luôn cái vụ thế quyền, tự xử lý cho xong và ... đổi cty BH sau vụ ấy :)
Thế vụ này bác có liên hệ trực tiếp với bạn bán hàng cho bác không? Trong vụ này bạn bán cho bác cũng phải có trách nhiệm đối với bác, bạn ấy sẽ biết đc chi tiết (hoặc nếu không biết chi tiết thì cũng hỏi quản lý bạn ấy để hỗ trợ bác). Trong vụ này bác mà làm găng lên yêu cầu trả lời bằng văn bản tại sao không có giấy tờ bác yêu cầu, lý do tại sao từ chối hoặc ko giải quyết cho bác. Khi yêu cầu họ trả lời bằng văn bản họ sẽ phải xem lại các khâu của vấn đề và không dám sai. Và thực ra mỗi vụ khiếu nại bồi thường bên hãng nào cũng có hồ sơ lưu, biên bản xử lý nhưng đa số là lưu hành nội bộ khi kh ko yêu cầu họ đưa ra chính vì vậy nhiều lúc GĐV làm ko đúng và gây khó khăn cho các bác. Bác cần hỗ trợ gì hoặc giải đáp các thắc mắc bác cứ cmt e sẽ hỗ trợ bác và có thêm kinh nghiệm để tránh họ làm khó.
 
  • Like
Reactions: ssgn
Hạng B1
17/6/18
82
26
8
ibaohiem.vn
Em giới thiệu tới các bác nguyên tắc bồi thường của bảo hiểm nhé (đây là nguyên tắc chung)
Nguyên tắc bồi thường (indemnity):
Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tái chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục lại một phần hoặc toàn bộ tình trạng tài chính như trước khi xảy ra tổn thất cho người được bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường đảm bảo người được bảo hiểm không thể nhận được số tiền chi trả nhiều hơn giá trị tổn thất mà họ gánh chịu. Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm cũng chỉ phát sinh khi có thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Nguyên tắc bồi thường chỉ áp dụng cho hai loại bảo hiểm là bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, không áp dụng cho bảo hiểm nhân thọ và các nghiệp vụ bảo hiểm con người.
Một số trường hợp cần lưu ý:
- Theo nguyên tắc này, trong trường hợp người được bảo hiểm được nhận tiền bồi thường từ nhiều hợp đồng bảo hiểm khác nhau, có thể từ các công ty bảo hiểm khác nhau hoặc của cùng một công ty bảo hiểm, tổng số tiền bồi thường của tất cả các hợp đồng bảo hiểm sẽ không vượt quá giá trị tổn thất.
- Trường hợp người được bảo hiểm cũng được một bên thứ ba có trách nhiệm chi trả thiệt hại. Ví dụ như nhận tiền bồi thường từ người điều khiển ô tô đã đâm phải mình. Khi đó, tổng số tiền bồi thường của bên thứ ba và công ty bảo hiểm cũng không vượt quá giá trị tổn thất mà người được bảo hiểm phải gánh chịu. Nếu người được bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường của công ty bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm bảo lưu và chuyển quyền đòi bồi thường người thứ ba cho công ty bảo hiểm.
1. Nguyên tắc thế quyền (subrobgation):
Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình. Trong bảo hiểm thiệt hại, nguyên tắc bồi thường đã xác định người được bảo hiểm không thể nhận được số tiền bồi thường nhiều hơn giá trị tổn thất mà mình gánh chịu.Ví dụ: Ô tô du lịch 4 chỗ được bảo hiểm đúng giá trị, bị xe tải đâm va gây thiệt hại phải sửa chữa, thay thế như trước lúc xảy ra tai nạn và được công ty bảo hiểm bồi thường với số tiền bảo hiểm 35.000.000 đồng. Lỗi cảnh sát giao thông xác định xe tải 70%, xe con 30%. Ở đây, công ty bảo hiểm đã hoàn thành cam kết của mình với người được bảo hiểm là bồi thường đúng giá trị tổn thất. Sau khi đã nhận đủ tiền bồi thường, người được bảo hiểm phải bảo lưu quyền đòi lại phần trách nhiệm của bên thứ ba (ở ví dụ trên là phía xe tải) cho công ty bảo hiểm.
Như vậy, thế quyền đòi bồi hoàn là nguyên tắc mà theo đó: Sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm mà một bên khác (bên thứ 3) phải chịu trách nhiệm về chi phí, tổn thất đó, Công ty bảo hiểm sẽ được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp của người được bảo hiểm để giảm bớt tổn thất. Nguyên tắc thế quyền không áp dụng cho bảo hiểm con người.
2. Nguyên tắc đóng góp tổn thất
Đây cũng là một nguyên tắc rất quan trọng đòi hỏi công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm phải hiểu đúng và thực hiện; tránh việc người tham gia bảo hiểm trục lợi trong bảo hiểm và công ty bảo hiểm bị thiệt khi phải bồi thường số tiền vượt quá trách nhiệm thực tế mà mình phải gánh chịu theo cam kết.
Nguyên tắc đóng góp quy định: khi một đối tượng được bảo hiểm bởi nhiều công ty bảo hiểm - gặp tổn thất thì các công ty bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ cùng đóng góp bồi thường theo tỷ lệ phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm con người.
 
Hạng B2
10/9/08
382
1.472
93
www.google.com.vn
Cho hỏi: Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự với bên thứ ba (Bảo hiểm bắt buộc). Khi xảy ra tai nạn, thường thì lái xe sẽ chi trả trước cho bên thứ ba để có thể giải quyết các thủ tục với CSGT để có thể lấy xe ra nhanh chóng. Làm thế nào để lấy lại tiền từ Bảo Việt?
 
Hạng B1
17/6/18
82
26
8
ibaohiem.vn
Cho hỏi: Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự với bên thứ ba (Bảo hiểm bắt buộc). Khi xảy ra tai nạn, thường thì lái xe sẽ chi trả trước cho bên thứ ba để có thể giải quyết các thủ tục với CSGT để có thể lấy xe ra nhanh chóng. Làm thế nào để lấy lại tiền từ Bảo Việt?
Căn cứ quy định của pháp luật hồ sơ bồi thường bao gồm :
*** Hồ sơ bồi thường
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bao gồm các tài liệu sau:
1. Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):
a) Giấy đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe;
c) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của lái xe;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng thương;
b) Giấy ra viện;
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật;
d) Hồ sơ bệnh án;
đ) Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).
3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản:
a) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm ;
b) Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn;
b) Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có);
c) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn;
d) Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông;
đ) Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
Như vậy trong trường hợp này của bạn hồ sơ bệnh án và hóa đơn viện phí đều là những giấy tờ cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ bồi thường. Bạn có thể xem xét xin những giấy tờ này tại cơ sở y tế nơi khám chữa bệnh của các nạn nhân.
Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.
VÀ TÙY TỪNG TRƯỜNG HỢP SẼ CÓ THÊM HOẶC BỚT CÁC GIẤY TỜ BÁC NHÉ. GĐV sẽ đưa và hướng dẫn bác làm các thủ tục này nhé, nếu có vấn đề hoặc GĐV không hỗ trợ bác cứ báo e nhé, e sẽ cho bác các đầu mối chi tiết nhé.
 
  • Like
Reactions: ldq183
11/8/18
14
9
3
45
hi bác. Khi bị mất cắp bộ phận xe thì bác thông báo ngay cho số bồi thường của Bảo Việt và thông báo cho bên cơ quan công an địa phương gần nhất. Sau khi có kết luận của công an xác nhận là bác bị mất cắp bộ phận rồi thì bên Bảo Việt sẽ chi trả phần thay thế bộ phận đó ạ. Lưu ý: điều khoản này nếu không có thỏa thuận riêng khác thì bác sẽ bị khấu trừ (tự bỏ tiền vào) là 20% nhưng ko thấp hơn 2 triệu đồng/ vụ nhé. Ví dụ: giá trị bộ phận bị mất đó là: 20tr thì bác tự bỏ vào là 4 triệu, còn lại BV chi trả 16r. Lưu ý: làm theo đúng quy trình để được BV hỗ trợ tốt nhất cho bác ạ. 1 năm ko mất cắp quá 2 lần đối với mỗi bộ phận. Và ko bảo hiểm cho các trang thiết bị, phụ tùng đi kèm theo xe bác nhé.
Giá như các bạn bán BH đều tư vấn tận tình như bạn. Like mạnh
 
  • Like
Reactions: ibaohiem
Hạng B1
17/6/18
82
26
8
ibaohiem.vn
Giá như các bạn bán BH đều tư vấn tận tình như bạn. Like mạnh
Thanks bác, em nghĩ chỉ cần các phòng bảo hiểm siết chặt vấn đề lựa chọn đầu vào đội ngũ nhân viên và giảng dạy cụ thể trước khi tư vấn cho KH là ok ngay ý bác. Em thấy nhiều chỗ bán bảo hiểm, cứ tuyển đầu vào tùm lum. Mà loại hình bảo hiểm phi nhân thọ thực tế không hề dễ dàng để đọc, hiểu quy tắc và phân tích, giải thích cho khách hàng hiểu nên nhiều người người tư vấn mang tính chất cưỡi ngựa xem hoa với khách hàng làm cho nhiều bác bị bức xúc thôi ạ. Em không rõ các quy tắc bên hãng bảo hiểm khác thế nào, bên Bảo Việt khá là cụ thể nhưng mình phải chỉ ra cho khách hàng thấy, và các khách hàng của Bảo Việt bên em bán xong đến khi làm bồi thường đều tâm lí thoải mái vì cũng hiểu tại sao mình được bồi thường số tiền đó rồi ạ.
 
Tập Lái
11/5/19
41
30
3
46
Chào bạn. Năm ngoái lúc mua xe có mua bảo hiểm bên Bảo Việt. Năm nay tính tái tục. Xe ko va quệt gì, chỉ bị hơi trầy xước gầm. Ko biết có nên sửa trước khi tái tục hay ko? Thấy tư vấn có tâm nên bạn inbox dùm số fone để liên lạc mua bảo hiểm mới luôn nhé. Cám ơn bạn.