Đầu tiên, em xin phép so sánh giữa xe oto và xe máy để phản đối ý kiến nên cấm xe oto, bắt phải đi xe máy của 1 ông Tiến sĩ Giao thông, em nghĩ rằng những điều này ông ta cũng thấy được nhưng vì một số lý do nào đó mới phát biểu những ý kiến không đúng với trình độ Tiến sĩ:
Về diện tích đường đi: Xe oto chiếm nhiều diện tích hơn. Nhưng xe oto có làn đường riêng, luôn đi đúng làn đường của oto. Xe máy cũng có làn riêng, nhưng có bao giờ chịu đi đúng phần đường thuộc về mình đâu, dù đường có trống, không kẹt.
Về số lượng xe: xe hơi chỉ có khoảng 30 triệu xe, còn xe máy chiếm 70 triệu xe.
Về tai nạn: xe máy luôn chiếm tỷ lệ và là nguyên nhân gây tai nạn cao hơn xe hơi.
Về không tuân thủ luật giao thông: ai cũng nhận thấy rằng xe máy vì quá dễ lấy bằng hoặc quá dễ điều khiển nên ý thức tuân thủ luật giao thông của họ gần như bằng 0.
Về mức độ an toàn: xe máy là lấy da bọc xe nên độ an toàn thấp hơn xe hơi.
Về mức độ thể hiện là đất nước văn minh và phát triển: chẳng có đất nước nào cho rằng người dân đi xe máy nhiều là đất nước văn minh, là đất nước phát triển.
Về bảo vệ sức khỏe: giữa một phương tiện luôn chịu nắng mưa khi ngồi và một phương tiện nắng không đến mặt, mưa không tới đầu thì xe oto là lựa chọn tất yếu.
Tiếp theo, về ý kiến của ông Bộ trưởng giao thông. Em rất đồng tình với ý kiến rằng:
phương tiện cá nhân khi lưu thông trên đường thì phải đóng phí. Nhưng với đề xuất thu phí: 1 triệu đồng/năm đối với xe máy và 50 triệu đồng/năm đối với xe oto là chưa hợp lý. Lý do:
Với xe máy: em không quá bức xúc về việc thu phí 1 triệu/năm. Nhưng em thắc mắc là những chiếc xe như 3 gác máy, xe xích lô máy, những chiếc xe tự chế, gắn thêm động cơ vào thì có phải thu phí không? Em đề nghị là nên buộc xe máy phải mua bảo hiểm TNDS và
đăng kiểm. Ra ngoài đường, nhìn thấy những xe máy tàn tạ, cũ kĩ, không còn ra hình hài, không thể gọi là xe máy, mà gọi là xe rác. Ngoài ra, còn có các loại xe tự độ thêm: xoáy nòng, móc po,… nhưng vẫn được lưu hành trên đường phố, điều này gây nguy hiểm cho những người khác, nhưng không thấy bị xử phạt gì. Vậy mức độ an toàn cho bản thân chủ xe và người tham gia giao thông rất thấp. Nên xe máy cũng cần đăng kiểm để loại bỏ những chiếc xe như vậy ra khỏi xã hội. Sẽ giúp giảm tai nạn giao thông và môi trường tốt hơn.
Lưu ý 1 điều là xe máy là phương tiện thông dụng của người dân, là miếng cơm manh áo của người nghèo. Nhưng đã là công dân VN thì phải tuân thủ luật pháp VN. Đã tham gia giao thông thì phải tuân thủ luật giao thông. Xe không đảm bảo an toàn thì phải loại bỏ. Cần loại bỏ thêm ra khỏi thành phố những xe 3 gác máy, xe tự chế gắn thêm động cơ không đúng với thiết kế. Không thể nói tôi đi ăn cướp do tôi nghèo nên luật pháp tha cho tôi. Luật sẽ có chế độ khoan hồng nhưng không thể không trừng phạt.
Bên cạnh đó, nếu như mức thu 1 triệu/năm không hợp lý thì có thể áp dụng cách đối với xe hơi mà em đề xuất sau đây.
Với xe hơi: em rất bức xúc. Không biết ông Bộ trưởng có suy nghĩ kĩ chưa mà đưa ra mức phí quá bất hợp lý như vậy. Đánh đồng tất cả các xe đều 50 triệu/năm. Lấy ví dụ như xe em: mua năm 7/2010 đến bây giờ là tháng 1/2012, em mới đi được 3.500km. Như vậy 1 năm em đi được khoảng 2.000km. Em nghĩ là sẽ có người đi ít hơn em nữa. Em chỉ là 1 nhân viên bình thường nhưng vì công việc đi xa nên bắt buộc phải mua xe để đi cho an toàn bản thân, còn lại lâu lâu ngày nghĩ thì chở vợ con đi chơi. Thu nhập 1 năm của em chỉ trên dưới 100 triệu/năm. Giờ đóng phí hết ½ thì lấy gì nuôi gia đình, lấy gì để dành cho con cái. Bán xe thì ảnh hưỡng đến việc làm ăn. Nếu em không nhầm thì em đã phải chịu phí cầu đường, phí xăng dầu, phí đăng kiểm, phí giữ xe…chắc do Nhà nước nghĩ đi xe hơi là giàu. Đó là quan niệm thời bao cấp, giờ tầng lớp trung lưu cũng đã có thểm mua xe hơi.
Nhưng thui, nói ra không phải để kể khổ mà để tìm cách giải quyết, làm sao cho hài hòa giữa Nhà nước và nhân dân. Nhà nước vẫn thu được phí lưu thông, người dân chịu mức phí hợp lý. Theo ý của em thì ta nên áp dụng cách:
càng đi nhiều thì càng chịu phí cao.
Hằng năm, xe hơi sẽ đi đăng kiểm thay vì như hiện giờ, lệ phí đăng kiểm sẽ giảm xuống do đi 1 năm/lần, việc này còn nhằm giúp xe hơi kiểm tra được độ an toàn của mình. Trung tâm sẽ dựa vào số km trên đồng hồ xe để tính coi 1 năm qua xe hơi đã đi được bao nhiêu. Hoặc trung tâm đăng kiểm xe gắn thêm 1 cái đồng hồ tính số km như taxi lên xe. Tất nhiên phải có niêm phong giống như của taxi, hoặc của đồng hồ điện, đồng hồ nước. Nếu trung tâm phát hiện có tác động từ bên ngoài vào đồng hồ thì chủ xe sẽ bị phạt, việc này là về mặt kỹ thuật thui. Từ đó trung tâm sẽ tính mức phí mà chủ xe phải đóng. Mức phí này sẽ do Nhà nước qui định, em thì chỉ lấy ví dụ: 1 km là 1.000 đồng. 1 năm đi 1.000km thì đóng 1.000.000 đồng. Sẽ có ý kiến cho rằng nếu Nhà nước qui định 1.000.000 đồng/km thì sao. Em cũng nghĩ tới khả năng này, do với đầu óc siêu việt của ông Bộ Trưởng GT thì rất có thể xảy ra. Nhưng dù sao với cách này, chúng ta vẫn chủ động được số tiền mà phải nộp. Và có thể giống như đồng hồ điện, xài vượt quá định mức thì mức giá khác. Nếu đi quá 5.000km/ năm thì sẽ áp dụng giá khác. Phí thu được tất nhiên sẽ dùng cho mục đích nâng cáp cơ sở hạ tầng.
Em có 1 vài ý kiến như vậy, không biết các bác nghĩ sao. Em thì nếu Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ GT thu 50 triệu/năm đối với xe hơi thì em sẽ biểu tình. Em không thể chấp nhận mức phí vô lý như vậy. Em đang sống trên đất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Em có quyền tự do và muốn có cuộc sống hạnh phúc, chứ không muốn bị áp bức, bóc lột như thời chiến tranh.