Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Chào các bác,

Theo Luật GTĐB và QCVN41 có quy định:
"Giao lộ" như ta thường nói:Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ;

Vừa qua có thớt về xxx tại BB hàng Xanh, trong đó bác Nguyen T và e có tranh luận về "giao lộ":
http://www.otosaigon.com/threads/th...va-bang-chi-dan-hang-xanh-hcm.8594443/page-14

để đỡ loãng thớt bên đó, em mở thớt này để bàn và tìm hiểu thêm phải hiểu thế nào là "giao lộ" theo quy định của pháp luật hiện nay.

Mời các bác tham gia nhé. Em sẽ post tiếp 1 số nội dung đang tranh luận sang đây.

P/S: ah, do thớt có tính nghiên cứu, trao đổi khoa học và phản biện mạnh mẽ ;) nên các bác nên suy nghĩ trước khi tham gia vì sẽ tốn thời gian đọc hiểu, suy ngẫm, phản biện và hiểu thêm một số vấn đề, kaka. Các bác có quyền k tham gia cũng như có quyền k cần comment quậy phá :)
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Ý kiến của bác Nguyen T:
Em ít vào diễn đàn, nhưng sau khi đọc hết 14 trang của topic này thì xin có một vài góp ý sau đây.

2- Trong trường hợp này, việc hiểu chỗ cho phép quay đầu là "giao lộ" là không đúng.
Theo Điều 3, Khoản 10,11 Luật GTĐB, thì chỗ hở trên dải phân cách giữa 2 chiều đường ĐBP không phải là nơi đường giao nhau (như ta quen gọi là giao lộ). Mà giao lộ phải là nơi đường ĐBP và XVNT giao cắt với nhau. Do đó các biển báo 411 cũng như mũi tên chỉ hướng trong topic phải có giá trị đến hết giao lộ đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
10. Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
11.Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.


3- Trong trường hợp này, GTCC chỉ sai duy nhất 1 điểm, đó là kẻ mũi tên đi thẳng và rẽ trái ở làn ngoài cùng bên trái. Làn này nếu đúng, chỉ được phép kẻ mũi tên rẽ trái. Vì hướng đi thẳng (nếu có) sẽ xung đột với hướng rẽ trái ở làn bên phải cạnh nó. xxxx hoàn toàn sai khi phạt người rẽ trái lưu thông trên làn này. Và người nào đi trên làn này để rẽ trái phải mất bánh mì cho xxx cũng sai vì không hiểu luật!
Thân!
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4.1 Đường cao tốc (ĐCT) là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định;
4.2 Quốc lộ (QL) là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
4.3 Đường tỉnh (ĐT) là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;
4.4 Đường huyện (ĐH) là đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện;
4.5 Đường xã (ĐX) đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của xã;
4.6 Đường đô thị (ĐĐT) là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
4.7 Đường chuyên dùng (ĐCD) là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân;
4.8 Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ;
4.9 Đường dành riêng cho các loại phương tiện cơ giới là tuyến đường hoặc phần đường dành cho phương tiện cơ giới lưu thông tách biệt với phần đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ và bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền;
4.10 Đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ là tuyến đường hoặc phần đường, được phân biệt với phần đường dành riêng cho phương tiện cơ giới bằng các dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền;
4.11 Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
4.11.1 Xác định đường ưu tiên (đường chính) theo thứ tự quy định như sau:
- Đường cao tốc;
- Quốc lộ;
- Đường đô thị;
- Đường tỉnh;
- Đường huyện;
- Đường xã;
- Đường chuyên dùng.
4.11.2 Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên theo quy định sau:
- Khi lưu lượng xe bằng nhau, đường nào có nhiều ôtô vận tải công cộng hoặc đường nào có tốc độ xe lớn hơn thì đường đó là đường ưu tiên. Khi lưu lượng xe khác nhau, đường nào có lưu lượng xe lớn hơn thì đường đó là đường ưu tiên;
- Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì đường đó là đường ưu tiên.
4.11.3 Không được quy định cả hai đường giao nhau cùng mức cùng đồng thời là đường ưu tiên;
4.12 Đường không ưu tiên là chỉ những đường giao cùng mức với đường ưu tiên;
4.13 Đường một chiều là để chỉ những đường chỉ cho đi một chiều;
4.14 Đường hai chiều là để chỉ những đường dùng chung cho cả hai chiều đi và về mà không có dải phân cách hoặc vạch dọc liền;
4.15 Đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền;


4.16 Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại;
4.17 Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn;
4.18 Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc phần đường nhiều loại xe khác nhau.
4.19 Nơi đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, bao gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó;
4.20 Tên các bộ phận chủ yếu của con đường được chỉ dẫn ở hình cắt ngang kèm theo (Hình 1 và 2):

Bảng 1 – Các bộ phận chủ yếu của đường

[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td=155x@}
Số ký hiệu{/td}
{td=155x@}
Tên bộ phận{/td}
{td=155x@}
Số ký hiệu{/td}
{td=155x@}
Tên bộ phận{/td}
{/tr}
{tr}
{td=155x@}
1{/td}
{td=155x@}
Phần xe chạy{/td}
{td=155x@}
8{/td}
{td=155x@}
Dấu hiệu mép phần xe chạy{/td}
{/tr}
{tr}
{td=155x@}
2{/td}
{td=155x@}
Lề đường{/td}
{td=155x@}
9{/td}
{td=155x@}
Đỉnh mui luyện{/td}
{/tr}
{tr}
{td=155x@}
3{/td}
{td=155x@}
Mái taluy nền đường{/td}
{td=155x@}
10{/td}
{td=155x@}
Dải phân cách giữa{/td}
{/tr}
{tr}
{td=155x@}
4{/td}
{td=155x@}
Hành lang an toàn đường bộ{/td}
{td=155x@}
11{/td}
{td=155x@}
Dải đất dọc hai bên đường bộ, dành cho quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ{/td}
{/tr}
{tr}
{td=155x@}
5{/td}
{td=155x@}
Nền đường{/td}
{td=155x@}
12{/td}
{td=155x@}
Dấu hiệu phân làn{/td}
{/tr}
{tr}
{td=155x@}
6{/td}
{td=155x@}
Tim đường{/td}
{td=155x@}
13{/td}
{td=155x@}
Phần lề đường gia cố{/td}
{/tr}
{tr}
{td=155x@}
7{/td}
{td=155x@}
Vai đường{/td}
{td=155x@}
14{/td}
{td=155x@}
Rãnh dọc{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Xem Cái chỗ được phép quay đầu của topic này thuộc loại đường bộ nào theo luật, để có thể tạo ra cái gọi là "giao lộ".
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
- Luật GTĐB Điều 3 Khoản 1:
1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ,hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

Có rất nhiều loại đường tùy theo phân cấp quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật..... Như đường quốc lộ, đường tỉnh,..... đường cao tốc, đường phố, đường 1 chiều, đường 2 chiều, đường đôi...... mà luật GTĐB đã quy định.

- Nhưng theo QC41/2012/BGTVT, Điều 4, Khoản 20:
4.20 Tên các bộ phận chủ yếu của con đường được chỉ dẫn ở hình cắt ngang kèm theo (Hình 1 và 2):

đường, thì bao gồm những thành phần như sau:
View attachment 106799
View attachment 106800
Ở dây ta nói đến "Dải phân cách giữa". Theo luật, nó là "một bộ phận chủ yếu của đường".

Vó có thể là vạch liền đơn hoặc đôi:
View attachment 106801

Nó có thể bằng sắt:

View attachment 106802


Nó có thể bằng bê tông:
View attachment 106803

Và nó có thể là vườn hoa, vườn cỏ, hay vườn cây cảnh:
View attachment 106808
View attachment 106809
View attachment 106810
Lưu ý bác Đâm là 2 bên các dải phân cách, người ra đều kẻ vạch lền, và chỉ bỏ vạch liền khi họ mở ra làm lối đo bộ hay lối quay xe v.v.... (Dẫn chứng ở các hình ảnh trên), chứ đừng cho rằng em "NGỤY BIỆN" "CỐ TÌNH" vẽ ra chúng.
Ở phần này, rút ra kết luận:
"Dải phân cách" là một bộ phận của "Đường". Mà ở đây bác Đâm quen gọi là "Con lươn"
Và nếu trên "dải phân cách" (Đâm: "Con Lươn") đó, người ta xe hở nó ra ( có nhiều mục đích, như làm lối đi bộ, làm chỗ quay đầu, làm nới đậu xe), bác Đâm gọi là đoạn "con lươn hở". Vậy "con lươn hở" chính là con lươn được làm hở ra! Do đó, theo luật, nó vẫn là 1 trong những bộ phận cấu thành của "đường".

- Nơi đường giao nhau cùng mức là gì?
Theo Luật GTĐB, Điều 3, Khoản 11:
11- Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

Theo lý luận của bác Đâm, như vậy "dải phân cách" (đang là một bộ phận của "đường") sẽ tạo thành: "Nơi đường giao nhau cùng mức " (còn gọi là "Giao lộ") với chính con đường đang bao hàm nó!
Trong trường hợp cụ thể ở đường ĐBP. Các trường hợp khác, muốn tranh luận, xin mời bác Đâm mở ra 1 topic khác.
Phải khẳng định
1- Nó là đường đôi, vì có dải phân cách ở giữa 2 chiều của con đường.
2- Chỗ quay đầu xe là một bộ phận của đường ĐBP, do đó nó thuộc đường ĐBP chứ không thể là một con đường khác. Do đó, chỗ gọi là "con lươn hở" chỉ là "chỗ quay đầu".
3- Nếu bác vẫn gọi chỗ quay đầu đó là đường, xin mời bác quay lại QC41-2012/BGTVT. Điều 4, Khoản 20!
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Tản mận một chút về "giao lộ".
Thủa chưa văn minh, đi bộ và xe ngựa, đường xá chỉ thế này, giao lộ đồng mức đơn giản là thế này, không phân làn, không đèn tín hiệu, vì cả ngày có vài chiếc xe ngựa chạy qua:

View attachment 106887

Khi xã hội phát triển hơn, nhất là sau khi xuất hiện xe ô tô. Giao thông đươc quản lý chặt chẽ hơn, có luật lệ rõ ràng. Phân làn, phân tuyến, tại các giao lộ đồng mức, đèn xanh đèn đỏ nhấp nháy, cuộc sống trở nên náo nhiệt và văn minh:

View attachment 106901

Nhưng khi lượng phương tiện tăng nhanh chóng mặt, đường xá lại chưa kịp phát triển. Thì hới ôi, dù có tổ chức tốt kiểu gì, giao thông nó cũng thế này:

View attachment 106903

Nhìn thấy thảm họa đó. Người ta mới tìm cách khắc phục. Và "giao lộ không đồng mức" bắt đầu xuất hiện, đó chính là những cái cầu vượt ngày nay. Thế giới họ có từ hàng trăm năm trước, nhưng chúng ta tự hào, đã có cách đây vài năm!

View attachment 106904

Cầu vượt cũng không đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng cao. Người ta nghĩ ra hệ thống giao lộ không xung đột có đường nhánh để giảm ùn tắc giao thông tại nhứng nới có diện tích rộng:

View attachment 106907

Nhưng kiểu giao lộ không xung đột 1 tầng cũng ngày càng không đáp ứng được lưu lượng xe ngày càng lớn. Tình hình kẹt xe vẫn liên tục xuất hiện. Người ta nghĩ ra hệ thống giao lộ đa tầng. Ở nhứng loại giao lộ này, tất cả các hướng chuyển động không bị chi phối bởi bất kỳ một sự điều tiết nào. và không có bất kỳ một sự xung đột nào cũng như một sự tăng lưu lượng cục bộ nào. Tuy nhiên, có thể đây cha phải là loại giao lộ tối ưu. Vì loài người đang còn phát triển.
Một vài hình ảnh giao lộ đa tầng:
View attachment 106909 View attachment 106910
View attachment 106912 View attachment 106914 View attachment 106915 View attachment 106917

Và cuối cùng, lại trở về cái máng lợn:

View attachment 106918

Kết luận:
"Giao lộ" là một khái niệm không đơn giản như chúng ta đang giỡn!
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Một số phản biện của e:
Trong lúc e phản biện bác Nguyen T, các bác khác cứ cho thêm ý kiến về:

1. tính chất đoạn rẽ từ HVT sang PĐG tại CV HVT và đoạn quay đầu từ ĐBP về hướng SG có gì khác nhau k?

cv-hvt-png.105535
vx-hang-xanh-png.105536


Và:
2. chỗ vòng tròn đen này có coi là "giao lộ" k nhé:
giao-lo-png.105547
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Em dùng luôn lập luận của bác Nguyen T hén:


Nếu theo QC41-2012/BGTVT. Điều 4, Khoản 20 như bác Nguyen T trích dẫu thì:
đường, thì bao gồm những thành phần như sau:
untit11led-jpg.106799

unti22tled-jpg.106800

Vậy xin hỏi bác Nguyen T câu thứ 3 sau 2 câu ở post trên:
3. Nếu k có đầy đủ các thành phần như trên (14 mục), thì có được coi là "đường"? hay cứ phải đủ 100% thành phần thì mới được coi là "đường"?
4. Có 1 định nghĩa nào trong luật về "đường" hay k? (hay chỉ có "đường bộ, và các loại đường khác như bác Nguyen T đã liệt kê)
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Vậy bác thử trả lời xem chỗ HX có phải là "giao lộ" theo luật?
vx-hang-xanh-png.105536


chỗ cv HVT có là "giao lộ"?
cv-hvt-png.105535


và chỗ vòng tròn này?
giao-lo-png.105547