Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Kinh nghiệm mới của người nước ngoài "đi sang đường phải ngồi trên ô tô"

Đây là kinh nghiệm mới của bà Giáo sư Papert sau khi ông chồng bị tai nạn chấn thương sọ não ở Hànội
http://vietnamnet.vn/xahoi/doisong/2006/12/644792/

Dù đang bức xúc lắm thấy cũng phải buồn cười!

Nhưng những vị có trách nhiệm thì ko đuợc phép cười. Vì đây sẽ là hình ảnh quảng bá xấu nhất cho một VN đang muốn hội nhập: "Khách đến du lich/làm việc ở Việt nam thì nên mặc áo giáp, đội mũ sắt, băng qua đường nên sử dụng xe bọc thép, đi đâu xa phải đích thân có một trưởng hoặc phó phòng CSGT đi xe khoá đuôi làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn ... nếu không muốn về nước trên cáng cứu thương!!!"

Tiếc thay đây không phải là chuyện vui mà là sự thật ở VN năm 2006!
 
Hạng B2
15/12/06
472
6.715
93
HCM
RE: Kinh nghiệm mới của người nước ngoài "đi sang đường phải ngồi trên ô tô"

Chào các bác! M là thành viên mới. Như mọi người khác trên đát nước này hằng ngày m phải lái xe ngoài đường, m thấy như thế này:
1/ Tất cả những rối rắm trong GT hấu như CSGT không quan tâm cho lắm, "sống chết mặc bay". chừng nào thoát thì đi.
2/ Chổ nào rối rắm thì người ta lại càng cố chen.
3/ Xe thô sơ, tự chế, đẩy tay, xe rác thích đi như thế nào thì đi không ai xử lý được.
4/ Xe bảng số xanh, buýt muốn lấn tuyến, chen ngang không ai có quyền hỏi?
5/ Dến ngã tư cứ phải lấn vạch, cho dù là người đức cao trọng vọng, cho đến những anh quần áo lấm lem.
6/ Cuối cùng là không ai quản lý trật tự GT một cách đúng nghĩa.
ĐỪNG BẢO RẰNG DO NGƯỜI THAM GIA GT KHÔNG CÓ Ý THỨC MÀ PHẢI HỎI RẰNG CÓ AI ĐỨNG RA ĐỂ QUẢN LÝ TTGT HAY KHÔNG HAY CHỈ LÀM VIỆC MỘT CÁCH NỮA VỜI.
-----------------------------------------------------------------
KHÔNG CÓ NHỮNG GÌ MÌNH YÊU THÌ PHẢI YÊU NHỮNG GÌ MÌNH CÓ:D
 
Hạng B2
13/12/06
119
7
18
www.ikinhdoanh.net
RE: Kinh nghiệm mới của người nước ngoài "đi sang đường phải ngồi trên ô tô"

Đường chật, xấu nhưng người tham gia GT tôn trọng luật thì cũng không đến nỗi.
Thu nhập thấp nhưng không làm kinh tế bằng cái còi càng lại không đến nỗi.
Buồn thay, người thực thi luật và người giám sát đều vi phạm ở mức cao nhất, người có trách nhiệm rất giỏi đùn đẩy.
Xử lý những vấn đề này nên để các nhà khoa học làm mới phải. Bây giờ công nghệ hoàn toàn cho phép quản lý được Phương tiện nào đi láo, ai là chủ phương tiện, xử lý kịp thời. Buồn thay .... he he ...nói mãi cũng vẫn thế. Nhân tài mới đang thắp sáng thôi, còn các công trình khoa học của họ đa phần vẫn chờ những người không hiểu gì về khoa học ... duyệt. Khoa học ứng dụng phải mang ra mà ứng dụng, toàn khen xuông rồi cất vào hòm ... Đối với nhà khoa học, vinh danh lớn nhất là công trình nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn, chuyện TÔN VINH, BẰNG KHEN chẳng có nghĩa gì.
 
Hạng B1
14/8/06
93
23
8
RE: Giao thông ở Hà nội ngày càng "thê thảm" !

"Thượng bất chính, hạ tất loạn", kể cả chuyên giao thông công cộng.
Bác nào ở Hà nội thử va quệt với mấy chiếc xe hàng hiệu xem, không đúng con ông này thi lại con bác nọ thì em bé lại bằng con kiến. Có mỗi vụ tai nạn Làng-Hòa lạc làm chết 2 em bé mà 5 năm nay chửa xử xong !
 
Hạng C
5/12/06
673
14
18
-) từ :-) từ :-) từ
RE: Bình luận của người nước ngoài về giao thông ở VN: "trâu bò, điên rồ và không thể kiểm soát được

Trích đoạn: Golf06

"Trâu bò, điên rồ và không thể kiểm soát được" - những từ này thực sự không dành để nói về con người!

Em xem bài này cũng như các bác, đau không tả được.
Chuyện giao thông ở VN nói hoài rồi, nhưng vẫn chưa giải quyết được gì, vì những lẽ sau:

- Đầu tiên là ý thức của dân chúng. Cái này nó lại phụ thuộc vào sự giáo dục của nước nhà -> mà giáo dục của nước ta hiện nay nó đang bị thủng nghiêm trọng: trong 3 chức năng chính của Giáo dục, thì mới chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức cơ bản. Còn mảng cung cấp kỹ năng chuyên môn thì yếu kém, không cập nhật; mảng cung cấp kỹ năng sống thì hầu như bỏ ngỏ. Chuyện giáo dục kỹ năng sống nó làm cho người ta hiểu được quyền của bản thân, tại sao lại phải tôn trọng quyền của người khác, ý thức cộng đồng, luật pháp, các nguyên tắc hành xử trong cộng đồng... Do bị hụt hẫng về giáo dục kỹ năng sống, người xứ ta dễ có tình trạng 'đạp lên nhau mà sống', 'đi ngang về tắt', tâm lý 'bon chen, thực dụng, ngắn hạn'. Nhiều người chen lấn để cán qua khỏi vạch vượt lên ngang nhiên đứng cản đường khi đèn đỏ, nhưng thực ra đến lúc đèn xanh lại không nhìn thấy mà chạy, làm cản trở người khác. Xe hơi thì ra sức bấm còi để vượt lên đầu xe khác trong khi đường xá đang kẹt có vượt xong cũng không chạy nhanh được mà lại gây nguy hiểm cho bao người khác. Ngay cả trong chuyện thực phẩm, người ta cũng sẵn sàng bán rẻ sức khỏe người khác bằng cách pha chế đủ loại hóa chất nguy hiểm để kiếm thêm vài ngàn bạc tiền lời nói gì đến giao thông.

Giả sử S'pore và Vnam đổi đất cho nhau: chắc chỉ sau vài tuần là S'pore cũng nhếch nhác và kẹt xe như VN. Nói gì thì nói, yếu tố con người là trên hết, mang tính quyết định.

-Thứ hai, là chuyện Vĩ mô. Biết bao bài báo, chiến dịch phát động, nghị định ban hành... tốn kém lãng phí nhưng không thể giải quyết triệt để được chuyện giao thông vì mấy lý do đơn giản ai cũng có thể thấy nhưng ai cũng lờ đi không hiểu: Quỹ đất dành cho giao thông là đại lượng có hạn. VD TP.HCMC được thiết kế cho 1 triệu dân, nhưng nay số cư dân thực tế đã thường xuyên dao động quanh mức 10 triệu - Nghị định chính sách nào cải thiện nổi nếu quỹ đất cho hạ tầng giao thông không tăng tương ứng 10 lần? Nếu không có những chính sách dãn dân, phát triển các khu dân cư mới - Tại sao người ta đổ xô về các trung tâm? - Vì sự chênh lệch quá lớn về điều kiện sống và cơ hội - Làm sao? Đó là chuyện vĩ mô. Nhà nước chỉ cần một chiến lược để điều hòa sự phân bố dân cư (cho người dân sở hữu đất - chứ không phải cho quyền sử dụng đất như hiện nay - xây dựng các đô thị hạt nhân đủ các điều kiện cơ bản về điện nước, bệnh viện trường học... như các quốc gia khác đang làm). Một khi làm được điều này, vấn đề quá tải của hệ thống giao thông sẽ được giải quyết rất lâu dài và cơ bản.

-Thứ ba, là chuyện quản lý. Ở nước nào dân trí càng kém thì luật pháp lại càng phải khắt khe. Nhưng cũng do dân trí kém mà trình độ quản lý cũng rất củ chuối -> những người có trình độ tự giác lại bị 'vạ lây' phải chịu trận chung vì quyền tự do bị ức chế rất nhiều. Đơn cử chuyện lốp xe: đúng ra chủ xe hoàn toàn phải được quyền quyết định lắp vỏ lốp gì cho an toàn và phù hợp với nhu cầu sử dụng, nhưng nhiều người thiếu hiểu biết, làm bậy quá -> phải cấm tiệt cho đơn giản -> làm ảnh hưởng tới những người có nhu cầu chính đáng
Chuyện luật pháp cũng là một vấn đề nhức nhối: xe lớn đi đúng luật cũng phải đền xe nhỏ sai bét! Luật dù qui định khác, nhưng bác nào cũng biết thà làm theo lệ thì tốt hơn là chờ luật: được vạ má sưng. Nhìn các nước khác mà thèm ... chẹp chẹp.

- Thứ tư: Nguyên nhân Kinh tế-Xã hội: Phúc lợi xã hội kém. Môi trường sống kém. Ở nước ngoài mà đường xá tôi đóng thuế để đi mà bị ổ gà, không an tòan, tôi kiện nhà nước. Ở ta: kiện ai? ai quan tâm? Dân nghèo, khối thứ phải lo, chuyện ăn chưa xong, vội gì bàn chuyện đi lại? Giống như chuyện mấy cô call girl khi hỏi sợ Sida không? - Em sợ chứ, nhưng không ra đây vài ngày là tỏi rồi, còn bệnh thì cũng còn lâu mới chết.

Thôi thì việc lớn không có cửa lo, các bác lo chuyện mình trước. Chỉ cần anh em OS chúng ta có ý thức tốt, và góp phần nhắc nhở những người thân của mình về chuyện đi lại là cũng đã tốt biết bao nhiêu rồi. Riêng em, em có cảm giác hôm nào mình đi đứng đàng hòang, đúng luật, lịch sự, nhường nhịn, những người xung quanh nhìn vào cũng hiền hòa vui vẻ hẳn lên, bản thân mình cũng có tác động nhiều đến môi trường giao thông xung quanh các bác ạ. Kính chúc các bác khỏe, lái xe an toàn và thư giãn!
 
Last edited by a moderator:
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
95.408
113
RE: Bình luận của người nước ngoài về giao thông ở VN: "trâu bò, điên rồ và không thể kiểm soát được

Các phân tích của các bác hoàn toàn chính xác tuy nhiên nếu bàn tiếp nữa sẽ rất dễ lạc đề, vi phạm nội quy diễn đàn vì vậy tôi sẽ đóng chủ đề này lại.

Tuy nhiên, trước khi đóng, tôi xin được đóng góp một ý kiến cá nhân. Việc lộn xộn này có lỗi cả từ hai phía, phía người quản lý và người tham gia giao thông. Phía người quản lý thì có vì nhiều nguyên nhân nên có thể chưa giải quyết dứt điểm những yếu kém, lạc hậu ngay được. Nhưng người tham gia giao thông không phải không có lỗi, đều là người có suy nghĩ cả, tại sao không nhìn thấy cái sai của mình mà cứ nằng nặc đổ cho nhà trường, xã hội không giáo dục mình từ nhỏ???

Vì vậy, nếu muốn tình hình giao thông ở Việt Nam ngày càng khá lên, mỗi thành viên hãy tự giác chấp hành luật lệ và làm gương cho con cháu mình noi theo. Đừng vì sợ thiệt thòi mà làm sai theo số đông! Nếu thế hệ này không bắt đầu có ý thức chấp hành luật lệ thì đừng trông mong thế hệ tiếp theo tuân thủ hơn mình. Và cứ như vậy, tình hình sẽ không bao giờ được cải thiện!!!
 
Status
Không mở trả lời sau này.